1. Các dạng dùng chứa cam thảo
1.1 Gel
Gel cam thảo có tác dụng làm giảm mẩn đỏ, sưng tấy và ngứa do bệnh chàm.
Bôi gel với chiết xuất rễ cam thảo 2% có thể an toàn trong tối đa 2 tuần. Có thể an toàn để sử dụng nước súc miệng chứa cam thảo trong tối đa một tuần.
1.2 Miếng dán
Đắp miếng dán có chứa cam thảo và súc miệng bằng dung dịch cam thảo giúp giảm đau và tăng tốc độ chữa lành vết loét. Nước súc miệng chỉ dùng trong nhiều nhất 1 tuần.
1.3 Viên ngậm
Ngậm viên ngậm cam thảo hoặc súc miệng ngay trước khi đặt ống thở dường như giúp ngăn ngừa ho và đau họng xảy ra khi rút ống.
1.4 Dùng đường uống
Cam thảo có thể an toàn cho hầu hết mọi người khi ăn với lượng thức ăn thông thường. Khi đã được loại bỏ glycyrrhizin hóa học có thể an toàn khi dùng với liều lượng lên đến 4,5 gam mỗi ngày trong tối đa 4 tháng.
2. Các trường hợp cẩn trọng khi dùng cam thảo
1. Phụ nữ mang thai
Không an toàn cho việc dùng dược liệu này khi mang thai. Sử dụng khoảng 250 gam cam thảo mỗi tuần có nguy cơ sinh non.
2. Với người mắc bệnh tim
Cam thảo có thể khiến cơ thể tích nước. Điều này có thể làm cho bệnh suy tim nặng hơn. Cam thảo cũng có thể làm tăng nguy cơ nhịp tim không đều. Do vây, ngừng dùng cam thảo nếu bạn bị bệnh tim.
3. Cao huyết áp
Cam thảo có thể làm tăng huyết áp. Do đó người bị tăng huyết áp cẩn thận trọng.
4. Tình trạng liên quan đến kali
Cam thảo có thể làm giảm nồng độ kali trong máu nên những người bị thiếu kali và người mắc chứng tăng trương lực cơ không nên dùng để tránh tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.
5. Các vấn đề tìn.h dụ.c
Tiêu thụ một lượng lớn cam thảo có thể làm giảm hứng thú trong quan hệ tìn.h d.ục và làm trầm trọng thêm tình trạng rối loạn cương dương (ED) do thảo dược gây giảm mức testosterone.
Bên cạnh đó, những trường hợp bị ung thư vú, ung thư tử cung, ung thư buồng trứng, lạc nội mạc tử cung hoặc u xơ tử cung không nên dùng. Các trường hợp chuẩn bị phẫu thuật cần ngừng dùng cam thảo ít nhất 2 tuần trước khi phẫu phuật do dược liệu này có thể cản trở việc kiểm soát huyết áp trong và sau khi phẫu thuật.
Dược liệu cam thảo khô và bột cam thảo
3. Cảnh giác khi đang dùng thuốc trị bệnh
Cam thảo có thể làm tăng hoặc giảm tác dụng của một số loại thuốc trị bệnh như thuốc lợi tiểu, thuốc cao huyết áp, thuốc chống viêm, thuốc chống đông máu...
Do đó, những người đang phải dùng các thuốc này tốt nhất không nên dùng sản phẩm chứa cam thảo. Nếu cần dùng ở dạng chiết xuất hay với liều lượng nhiều thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh tác dụng phụ có thể xảy ra.
Tìm hiểu thêm cây cam thảo
>> Cây dược liệu cây Cam thảo đất, Cam thảo nam
>> Cây dược liệu cây Cam thảo dây, Cườm thảo, Dây chi chi, Dây ...
>> Cây dược liệu cây Cam thảo, Cam thảo bắc
>> Cam thảo đất (Seoparia dulcis)
Theo suckhoedoisong