Cây dứa dại còn có tên gọi là dứa gỗ, dứa gai.
Dứa gai (Tên khoa học: Pandanus tectorius) là một loài thực vật có hoa trong họ Dứa dại. Loài này được Parkinson ex Du Roi miêu tả khoa học đầu tiên năm 1774.
Hình ảnh quả dưới dại còn xanh
Sau đây, xin giới thiệu một số bài thuốc trị bệnh gan từ dứa dại:
Bài thuốc chữa viêm gan siêu vi: quả dứa dại khô 12g, diệp hạ châu (chó đẻ răng cưa) 8g, nhân trần 12g, trần bì 8g, hổ trượng căn (cốt khí củ) 12g, ngũ vị tử 6g, cam thảo 4g. Tất cả cho vào sắc với 1 lít nước, đun cạn còn 450ml, chia uống 3 lần trong ngày, uống lúc đói. Quả dứa dại vị ngọt, tính bình, có tác dụng ích huyết, cường tâm, bổ tỳ vị, tiêu đàm phá trệ, giải độc; Cốt khí có tác dụng lợi tiểu thông kinh, giảm đau, giảm độc, dùng cho những người bụng trướng, tiểu tiện khó khăn; Nhân trần vị thuốc thường dùng trong nhân dân chữa bệnh vàng da. Nhân trần có tác dụng tăng tiết mật và tăng thải độc của gan và có tác dụng chống viêm, thông tiểu tiện nên được dùng trong chữa bệnh vàng da, bệnh gan.
Bài thuốc chữa phù thũng, xơ gan cổ trướng: rễ dứa dại khô 30-40g, rễ cỏ xước 20-30g, cỏ lưỡi mèo (chỉ thiên) 20-30g. Tất cả cho vào sắc nước uống trong ngày. Rễ dứa dại vị ngọt, tính mát có tác dụng ra mồ hôi, hạ sốt, lợi thủy, hóa thấp, dùng cho người bệnh viêm gan viêm thận. Chỉ thiên có vị đắng, tác dụng giảm sốt, thải độc; Cỏ xước vị chua, đắng, tính bình, không độc, vào 2 kinh can và thận. Có tác dụng phá huyết, hành ứ (sống), bổ can thận (chế biến chín).
Ngoài ra, đọt non cũng được dùng làm thuốc thông tiểu dùng trong những trường hợp đái dắt, đái ra sỏi, sạn... dùng đắp chữa lòi dom. Ngày dùng với liều 20-40g, dùng ngoài không kể liều lượng.
Nguồn: Bao sk&đs