Đường phèn là loại đường được làm từ đường mía, Đường phèn còn gọi là băng đường, tên khoa học là Saccharose (sucrose). Thành phần hóa học: chủ yếu là saccharose, có thể phân giải thành glucose và fructose.
Cách làm đường phèn
Đường phèn được bào chế bằng cách lấy đường trắng, pha loãng với lượng nước nhất định, sau đó cho vôi, trứng gà vào lọc để làm dịu vị ngọt và lọc tạp chất, thêm hương vị.
Tiếp theo, đặt hỗn hợp này lên đun, để lửa nhỏ, nước gần cạn thì đổ thêm nước vào đun. Khi đường chín thì đổ vào thùng và bên trong có thêm vỉ tre.
Sau khoảng 10 – 12 ngày, đường phèn kết tinh thành từng khối như bạn vẫn hay mua ngoài thị trường.
Đường phèn có tác dụng gì?
Dùng làm nguyên liệu nấu ăn, pha chế thức uống
Từ xưa, ông bà thường dùng đường phèn như một loại gia vị phổ biến trong nấu ăn như: làm bánh, kẹo, nấu chè, làm nước ngọt… để tạo thêm vị ngọt và thanh mát. Trog nấu ăn, với công dụng vừa giúp tạo thêm vị ngon của món ăn thì đường phèn còn giúp giải nhiệt rất tốt cho sức khỏe. đường phèn không cần qua quá trình tinh chế nên tốt cho sức khỏe người sử dụng hơn so với đường kính.
Đường phèn có được ưa chuộng khi pha chế các loại thức uống, nấu chè hay chưng yến… khiến cơ thể luôn trong trạng thái thư giãn, nhẹ nhàng. Bên cạnh đó, đường phèn còn giúp cung cấp thêm năng lượng dưới dạng glucose, giảm căng thẳng, mệt mỏi, stress và nâng cao khả năng của các giác quan. (Tham khảo cách pha nước đường phèn).
Trị ho và ngăn ngừa các cơn ho cho bé
Đường phèn khi chưng với quất hoặc chanh có thể trị ho và trị viêm họng cực kỳ hiệu quả (Tham khảo cách làm tắc chưng đường phèn). Nguyên nhân là do đường phèn có nhiều chất có khả năng làm sạch miệng, làm dịu cơn đau họng. cắt cơn ho. Nhưng nếu bạn không đủ thời gian chưng đường phèn, hãy cho bé ngậm 1 viên đường phèn nhỏ.
Ngoài ra, còn có các bài thuốc trị ho từ đường phèn:
– Chưng với hoa cúc giúp hạ huyết áp
– Chưng cách thủy với hoa điệp, phơi sương, uống vào sáng sớm để trị ho dai dẳng, trị viêm họng bổ cho người lao phổi.
– Chưng với cánh hoa hồng tươi để uống trị ho do thời tiết
– Đem nấu với vỏ quýt, trị chứng ho khan do thời tiết
– Nấu đặc với bầu, gạn bỏ bã lấy nước dùng, kích thích tiêu hóa, giúp ăn uống ngon miệng hơn.
– Pha cùng với gừng tươi với nước sôi để trị cảm dạo do thay đổi thời tiết
– Nấu chưng với táo tàu, gừng tươi để trị cảm, ho, viêm đường hô hấp do thời tiết
– Nấu cháo với nhân sâm, gạo nếp, hạt sen để bồi bổ khí huyết.
Đường phèn giúp bổ thận sinh tinh
Chỉ cần chưng đường phèn với rễ cây đậu bắp sẽ giúp cải thiện và nâng cao đời sống tình dục một cách hiệu quả. Đây là tác dụng tuyệt vời mà hẳn cánh dàn ông rất ưa thích đấy.
Nên sử dụng đường cát trắng hay đường phèn?
Công dụng của hai loại đường này có phần khác nhau nên tùy vào mục đích sử dụng bạn đều có thể chọn loại đường phù hợp.
– Đường cát trắng có thể dùng để làm gia vị nấu ăn hằng ngày, nước đường cát trắng có thể chữa được hạ đường huyết. Ngoài ra, nếu cho ít đường vào lọ hoa sẽ giữ tươi lâu hơn.
– Đường phèn được tinh chế từ đường trắng, được loại bỏ hết tạp chất nên nó ít ngọt, có vị thanh mát và giải nhiệt tốt hơn. Và đặc biệt là đường phèn đa phần đươc nấu thủ công nên rất sạch sẽ, tinh khiết nên cục đường trong và đẹp. Do đó, nấu các món chè, nước giải khát, nước sâm vào mùa hè bạn nên cho đường phèn vào sẽ tốt cho sức khỏe hơn.
Nói tóm lại là dùng đường phèn hay đường cát trắng đều có lợi cho sức khỏe, tùy vào mục đích sử dụng bạn sẽ chọn được loại đường thích hợp nhất.
Với những công dụng và cách làm đơn giản vừa rồi, tin rằng mỗi gia đình không nên bỏ qua thứ thực phẩm tuyệt vời này trong nhà bếp. Tìm đọc các bài viết khác tại Cet.edu.vn để biết thêm nhiều món ngon, mẹo vặt nấu ăn hữu ích nữa bạn nhé.