Đặc điểm sinh lý của phụ nữ theo y học cổ truyền: theo Đông y Thọ Xuân Đường

Sản phụ khoa bao gồm kinh, đới, thai sản, tạp bệnh. Việc tìm hiểu về đặc điểm sinh lý, bệnh lý sản phụ khoa có giúp ích nhiều trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh cho phụ nữ, đặc biệt là điều trị vô sinh cho các cặp vợ chồng hiếm muộn.

ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ CỦA PHỤ NỮ THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN

Theo nội kinh, đặc điểm sinh lý của phụ nữ từ khi phát dục đến khi suy tàn như sau:

- 7 tuổi (7x1): Thận khí thịnh, răng thay tóc dài.

- 14 tuổi (7x2): Thiên quý đến, mạch Nhâm thông, mạch Xung thịnh, bắt đầu có kinh nguyệt và có khả năng sinh đẻ.

- 21 tuổi (7x3): Mạch Nhâm thông, mạch Xung thịnh, bắt đầu có kinh nguyệt và có khả năng sinh đẻ.

- 28 tuổi (7x4): Cơ thể cường tráng, gân cốt mạnh.

- 35 tuổi (7x5): Dương minh mạch suy, da nhăn tóc rụng.

- 42 tuổi (6x7): Tam dương mạch suy, da nhăn tóc bạc.

- 49 tuổi (7x7): Nhâm, Xung mạch hư suy, thiên quý kiệt, địa đạo không thông nên khó có khả năng có con.

có mỗi liên hệ chặt chẽ với Thận khí, thiên quý, mạch Xung, Nhâm, Đốc, Đới và ngũ Tạng.

1. Thận khí

Thận khí là gốc tiên thiên và nguồn nguyên khí, bẩm thụ từ tinh cha huyết mẹ, có tác dụng thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát dục của mỗi người.

Thận khí được nuôi dưỡng bởi tinh huyết của hậu thiên. Nếu tinh huyết đầy đủ thì thận khí vượng, nếu tinh huyết không đầy đủ thì thận khí suy yếu.

2. Thiên quý

Theo Đông y trong cơ thể người, ngoài tân dịch, khí, huyết ra có một chất nguyên âm, không thể thấy bằng mắt gọi là Thiên quý. Thiên quý có tác dụng làm cơ thể sinh trưởng, điều hòa kinh nguyệt và sự sinh sản của con người. Ở người phụ nữ khi 14 tuổi thì Thận khí thịnh, Thiên quý đến, mạch Nhâm thông, mạch Xung thịnh, bắt đầu có kinh nguyệt và có khả năng sinh đẻ. Đến 49 tuổi mạch Nhâm, mạch Xung hư suy, thiên quý kiệt, địa đạo không thông nên khó có khả năng có con.

3. Vai trò của các mạch Nhâm, Xung, Đốc, Đới

- Mạch Nhâm: Chủ các kinh âm trong cơ thể, là bể của các kinh âm, chủ bào cung. Mạch Nhâm bắt đầu từ Hội âm, gắn với tử cung có liên quan đến kinh nguyệt, thai sản.

- Mạch Xung: Nơi hội tụ khí huyết của 12 kinh, là bể của lục phủ ngũ tạng.

- Mạch Đốc: Chủ các kinh dương, là bể của các kinh dương. Cũng như mạch Nhâm, mạch Đốc bắt nguồn từ Hội âm, thông qua Xung, Nhâm có quan hệ với kinh nguyệt, thai sản.

- Mạch Đới: Giống như thắt lưng (đới), liên kết hoạt động của các kinh mạch với nhau. Đặc biệt là Nếu chức năng của các mạch Nhâm, Xung, Đốc, Đới bị rối loạn sẽ gây ra các bệnh sản phụ khoa như: rối loạn kinh nguyệt, đới hạ, vô sinh…

4. Vai trò của ngũ tạng

Theo Đông y , kinh nguyệt, thai sản do 2 mạch Xung Nhâm là chủ yếu nhưng cũng có quan hệ chặt chẽ với ngũ tạng. Kinh nguyệt là do huyết biến hóa mà trong cơ thể Tâm chủ huyết, Can tàng huyết, Tỳ thống nhiếp huyết, vận hóa thủy cốc tạo nguồn hóa sinh cho huyết, Thận tàng sinh sinh huyết, phế triều bách mạch. Như vậy, ngũ tạng đều có liên hệ chặt chẽ với sự hóa sinh, vận hành của huyết. Chức năng của ngũ tạng được điều hòa thì huyết mạch lưu thông, kinh nguyệt đến đúng kỳ.

5. Kinh nguyệt

Có kinh là do Thận khí thịnh, Thiên quý đến, mạch Nhâm thông, mạch Xung thịnh, bào cung thay đổi dẫn đến có kinh và nó có quan hệ trực tiếp với ngũ tạng.

- Mỗi tháng có kinh 1 lần gọi là kinh nguyệt.

- 3 tháng có kinh 1 lần gọi là cự kinh.

- 1 năm có kinh 1 lần gọi là tỵ niên.

- Không có kinh mà vẫn có con gọi là ám kinh.

- Có thai mà vẫn ra huyết theo chu kỳ, thai phát triển bình thường gọi là khích kinh.

- Tiền mãn kinh: Phụ nữ có một giai đoạn rối loạn kinh nguyệt kèm theo các triệu chứng khác như đau đầu, bốc hỏa, tính tình thay đổi hay cáu gắt, ăn ngủ kém, thống kinh…

6. Thai sản

Nam nữ đến độ tuổi sinh sản có quan hệ t.ình d.ục thì có thể có thai (lưỡng thần tương bác, hợp nhi thành hình). Thai nằm trong bào cung, do âm huyết của 2 mạch Xung, Nhâm nuôi dưỡng, nên khi có thai, phụ nữ không có kinh nguyệt. Dịch âm đạo tăng, vú to dần, âm huyết qua phế chuẩn bị sữa cho thai nhi ra đời. Thai lớn dần trong bào cung qua nhiều giai đoạn và đến 9 tháng 10 ngày thì sinh nở.

Trong thời kỳ đầu mang thai, do thai khí nghịch, ảnh hưởng đến công năng tỳ vị nên có hiện tượng ăn kém, buồn nôn hoặc thèm ăn bất thường.

Trong những tháng cuối mang thai, sản phụ có thể có các dấu hiệu táo bón, tiểu nhiều, phù chân. Cần phải theo dõi những triệu chứng bất thường để xử trí kịp thời các trường hợp tăng huyết áp, sản giật…

Khi thai đủ 9 tháng 10 ngày (hoặc từ 38 đến 42 tuần) thì người phụ nữ sinh nở, đây là hiện tượng sinh lý bình thường. Cổ nhân răn dạy khi sinh nở cần lưu ý:

- Cần đẻ tự nhiên, không thúc dục cưỡng bách.

- Để thần chí yên ổn, không được quá lo sợ.

- Không rặn sớm vô ích, mất sức hại cả mẹ lẫn con.

Người xưa cho rằng, nguyên nhân đẻ khó là do nhàn rỗi quá, bồi dưỡng quá nhiều, phòng lao quá độ, hoài nghi lo sợ, đuối sức nhút nhát.

7. Sản hậu

Sau khi đẻ, vú bắt đầu tiết sữa: Kinh và sữa đều có nguồn gốc từ thủy cốc. Tinh hoa của thủy cốc sau khi dồn về tâm (có màu đỏ của tâm hỏa) xuống Xung, Nhâm mạch thành kinh. Sau khi đẻ, âm huyết ấy qua phế (chuyển thành sắc trắng của phế kim) tạo thành sữa nên không có kinh.

Những ngày đầu sau khi sinh thường phát sốt, sợ lạnh, tự hãn, mạch trì hoặc hoãn (nhất tức tam chí hoặc tứ chí) là do lúc sinh hao tổn khí huyết. Nếu các triệu chứng đó nhanh chóng giảm và không tiến triển nghiêm trọng thì không coi là bệnh lý.

Sau khi sinh âm đạo chảy ra sản dịch, giảm dần khoảng 13 ngày thì hết có kèm theo đau bụng từng cơn (co hồi tử cung).

Phụ nữ sau khi sinh đẻ nên nằm nghỉ và vận động nhẹ ngàng 100 ngày (ở cữ) cho con bú và không thấy hành kinh, cơ thể dần dần bình phục và khó thụ thai.

Bác sĩ: Nguyễn Thùy Ngân (Thọ Xuân Đường)