3 biểu hiện khác thường ở bàn chân là dấu hiệu của bệnh Tiểu Đường

Một số triệu chứng phổ biến cảnh báo bệnh bệnh tiểu đường có thể kể đến như khô miệng, thường xuyên khát nước, tiểu nhiều, thường xuyên có cảm giác đói. Tuy nhiên, khi lượng đường trong máu tăng cao, ngoài các triệu chứng kể trên, một số người còn có thể xuất hiện các dấu hiệu lạ ở chân.

1. Vết thương ở chân chậm lành

Vết thương ở chân chậm lành có thể là nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường. Thông thường, các vết thương nhỏ ở chân có thể lành trong vòng 3-4 ngày do khả năng miễn dịch tự nhiên của cơ thể có thể chữa lành vết thương.

Tuy nhiên, đối với những người mắc bệnh tiểu đường, bệnh có thể gây tổn thương thần kinh và ảnh hưởng đến tuần hoàn, đặc biệt là ở cẳng chân và bàn chân, có thể làm chậm quá trình lành vết thương vì không có đủ máu cung cấp đến khu vực này. Ngay cả những vết thương nhỏ cũng dễ bị nhiễm trùng, có thể trở nên rất nghiêm trọng và thậm chí phải cắt cụt bàn chân.

2. Tê chân

Người mắc bệnh tiểu đường thường có lượng đường trong máu tương đối cao. Lượng đường trong máu cao sẽ gây hại cho hệ thần kinh và mạch máu, từ đó gây ra các hiện tượng đa xơ cứng mạch máu và làm thoái hoá hệ thần kinh, đồng thời gây ra bệnh viêm dây thần kinh, dẫn đến tê bì tứ chi, ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Nếu tình trạng tê chân do tiểu đường ngày càng gia tăng và không được điều trị kịp thời, người bệnh còn có thể bị mất cảm giác về nhiệt độ và cảm giác đau đớn, ví dụ như khi ngâm chân bằng nước nóng hoặc bị vật nhọn đâm vào chân, người bệnh có khả năng không cảm nhận được.

3.Ngứa ở chân (Tê ngứa chân có thể là dấu hiệu cảnh báo đường huyết tăng cao)

Ngứa chân là một trong những dấu hiệu điển hình khi lượng đường trong máu tăng cao. Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này là khi đường huyết tăng, cơ thể sẽ bị mất nước và giảm tưới máu nuôi dưỡng da. Hơn nữa, đường huyết tăng cao có thể khiến các dây thần kinh bị tổn thương dẫn tới quá trình bài tiết mồ hôi ở da rối loạn, gây khô da, ngứa ngáy rất nhiều, đặc biệt là ở vùng da chân.

Bệnh tiểu đường gây ảnh hưởng tới sức khỏe, chất lượng cuộc sống của người bệnh và gây ra những biến chứng nghiêm trọng chẳng hạn như gây mù lòa, cắt cụt chi, đột quỵ, nhiễm toan ceton và các biến chứng ở thận, tim mạch,... nếu bệnh không được kiểm soát kịp thời.

Vì vậy, khi cơ thể xuất hiện các dấu hiệu bất thường kéo dài, mọi người nên đến bệnh viện để kiểm tra, phát hiện và điều trị bệnh kịp thời (nếu có).

Theo soha