menu
Cây dược liệu cây Gối hạc bằng, Gối hạc đen, Gối hạc nhăn, Gối hạc nhọn, Gối hạc trắng
Cây dược liệu cây Gối hạc bằng, Gối hạc đen, Gối hạc nhăn, Gối hạc nhọn, Gối hạc trắng
Dịch vụ tư vấn lập dự án như Dự án trồng dược liệu quý đến các nông nghiệp, xây dựng, du lịch... Với kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi đảm bảo lập ra các dự án hiệu quả, bền vững, hỗ trợ từ khâu nghiên cứu, phân tích đến thực thi. Liên hệ ngay để biến ý tưởng thành hiện thực!
Thông tin mô tả công dụng, tác dụng, cách dùng, bài thuốc chữa bệnh của các cây Gối hạc bằng, Gối hạc đen, Gối hạc nhăn, Gối hạc nhọn, Gối hạc trắng

2. Cây Gối hạc bằng, Củ rối bằng - Leea aequata L., thuộc họ Gối hạc Leeaceae.

Mô tả: Bụi cao 2m, cành non đầy lông. Lá 2 lần kép; lá chét mọc đối, tròn dài nhám, có lông và tuyến vàng tròn, hình khiên, đầu nhọn, gốc tròn, gân phụ 10-13 cặp; lá kèm cao 3cm. Cụm hoa ở ngọn, thấp, cao 5cm như ngù; hoa có lông mịn rộng 3-4mm, màu trắng; đài có lông mặt ngoài, nhị 5, bầu không lông. Quả có 4 cạnh tròn, đen, rộng 8mm, chứa 4 hạt.

Hoa quả tháng 5.

Bộ phận dùng: Rễ - Radix Leeae Aequatae.

Nơi sống và thu hái: Cây mọc ở rừng Khánh Hoà, Kontum, Lâm Ðồng.

Thành phần hoá học: Cây chứa tinh dầu, tỷ lệ 0,15%.

Tính vị, tác dụng: Rễ củ và thân cây có tính làm se và có nhầy. Cây có những tính chất trừ lao do tinh dầu ngăn cản sự phát triển của Mycobacterium tuberculosis, Micrococcus pyogenes var. aureus và Pasteurella pestis với nồng độ theo thứ tự là 10 microgam/cc, 100microgam/cc và 50 microgam/cc.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Rễ dùng làm thuốc trị bệnh đường hô hấp.

3. Cây Gối hạc đen, Củ rối ấn, Cây Gây bụt - Leea indica (Burm. f.) Merr., thuộc họ Gối hạc - Leeaceae.

Mô tả: Cây mọc thành bụi dày, thân có rãnh. Lá hai lần kép lông chim; lá chét tròn dài, không lông, mép có ít răng đen ở mặt dưới lúc khô; lá kèm cao 3cm, dính vào cuống. Ngù hoa rộng, hoa vàng vàng, tràng có thuỳ. Quả mọng đen, tròn bẹp, rộng 1cm, chứa 4-6 hạt.

Hoa tháng 5-8, quả tháng 7-12.

Bộ phận dùng: Rễ, lá và toàn cây - Radix, Folium et Herba Leeae Indicae.

Nơi sống và thu hái: Cây mọc dọc đường đi trong rừng khu vực núi đá Hoà Bình, Hà Tây, Ninh Bình, Lạng Sơn, Quảng Ninh qua các tỉnh miền Trung đến tận Kiên Giang (Ðảo Phú Quốc). Còn phân bố ở nhiều nước khác: Ấn Độ, Trung Quốc, Malaixia. Rễ thu hái quanh năm, rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô. Lá thường dùng tươi.

Thành phần hoá học: Lá chứa một acid vô định hình gây sùi bọt.

Tính vị, tác dụng: Rễ có vị đắng, tính ấm, không độc, cũng có những tác dụng như rễ Gối hạc: bổ tỳ vị, giúp tiêu hoá, trừ thấp giảm đau, cầm lỵ, giải độc, làm ra mồ hôi. Cây có vị nhạt, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt giải độc.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thường được dùng như Gối hạc trị thấp khớp tê bại, bán thân bất toại. Cũng dùng trị ỉa chảy, kiết lỵ, trẻ em cam tích, đậu sởi và phụ nữ rong kinh. Ở Ấn Độ, người ta còn dùng nước sắc rễ trị đau bụng, giải nhiệt và giải khát. Lá được giã ra dùng đắp và điều trị chóng mặt. Ở Trung Quốc, toàn cây được dùng trị cảm mạo phát sốt nóng.

4. Cây Gối hạc nhăn, Củ rối nhăn - Leea crispa L,, thuộc họ Gối hạc - Leeaceae.

Mô tả: Bụi cao 1-2m, nhiều cành. Lá một lần kép, lá ở phía trên dạng đơn, có thuỳ; lá chét tròn dài, mép có răng, có lông ở mặt dưới, cuống phụ dài; cuống dính vào bẹ. Cụm hoa nhỏ, ở ngọn nhánh, có lông mịn; hoa trắng, tràng có phiến cao, chẻ thành 2 thuỳ. Quả tròn bẹp, màu lục rồi màu lam, rộng cỡ 1cm, có 6 cạnh, chứa 6 hạt.

Hoa tháng 7-9.

Bộ phận dùng: Lá - Folium Leeae.

Nơi sống và thu hái: Ở nước ta, loài này chỉ gặp ở Ðồng Nai (Biên Hoà). Còn phân bố ở Ấn Độ.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Ở Ấn Độ, lá được dùng giã đắp lên các vết thương.

5. Cây Gối hạc nhọn, Củ rối có mũi, Trúc vòng - Leea manillensis Walp (L. acuminata Wall., L. aurantiaca Zoll.,) thuộc họ Gối hạc - Leeaceae.

Mô tả: Cây bụi cao tới 1m hay hơn. Thân có rãnh. Lá 2 lần kép, không lông; lá chét bậc 3 hình bầu dục, cứng, gốc tù, có mũi nhọn ở đầu, mặt dưới nhạt hơn mặt trên, không đen lúc khô. Cụm hoa ngù dày, có lông mịn; hoa hồng hay đỏ, 5 lá đài, 5 nhị đính trên cánh, bầu hình đĩa. Quả mọng đỏ rồi đen, bẹp, to cỡ 1cm.

Ra hoa vào mùa thu, tháng 7-9.

Bộ phận dùng: Rễ - Radix Leeae Manillensis.

Nơi sống và thu hái: Gặp mọc trong các savan cỏ, và cả ở chỗ ẩm trong rừng, bìa rừng ở nhiều nơi, từ Hoà Bình, Lạng Sơn, Quảng Ninh cho tới Khánh Hoà, và Lâm é?ng (Ðà Lạt) còn phân bố ở Lào, Campuchia, Thái Lan.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Cũng được dùng như Gối hạc chữa phong thấp đau sưng đầu gối, dùng rễ ngâm rượu uống và xoa bóp chỗ đau.

6. Cây Gối hạc trắng, Củ rối mạnh - Leea robusta Roxb., thuộc họ Gối hạc - Leeaceae.

Mô tả: Bụi cao đến 5m. Lá hai lần kép; lá chét lớn dài đến 20cm, rộng 12-13cm, đầu có mũi, gốc tù, tròn hay hình tim, đo đỏ lúc khô, mép có răng gân phụ 15-20 cặp, gân bậc ba khít nhau. Ngù hoa có lông màu sét, cao 20cm; đài có lông, tràng có 3-4 răng, bầu có lông mịn. Quả mọng bẹp, rộng 1cm, có 6 cạnh tròn; hạt dài 5mm.

Hoa tháng 6.

Bộ phận dùng: Rễ - Radix Leeae Robustae.

Nơi sống và thu hái: Cây mọc ở một số tỉnh miền Trung: Khánh Hoà, Gia Lai, Lâm Ðồng. Cũng phân bố ở Ấn Độ.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Ta cũng thường dùng rễ cây này như rễ Gối hạc chữa tê thấp, rong kinh, đậu sởi.

Ở Ấn Độ, người ta dùng ngoài làm thuốc giảm đau, và dùng trong cho gia súc bị ỉa chảy.

What's your reaction?

Facebook Conversations