views
Hình ảnh Hy thiêm, Cỏ đĩ, Chó đẻ hoa vàng - Siegesbeckia orientalis L., thuộc họ Cúc - Asteraceae.
Mô tả: Cây thảo sống hàng năm, cao chừng 30-40cm hay hơn, có nhiều cành nằm ngang. Thân cành đều có lông. Lá mọc đối, có cuống ngắn; phiến hình tam giác hình quả trám, dài 4-10cm, rộng 3-6cm, mép có răng cưa không đều và đôi khi 2 thuỳ ở phía cuống; 3 gân chính mảnh toả ra từ gốc. Hoa đầu có cuống dài 1-2cm. Bao chung có hai loại lá bắc; 5 lá ngoài to, hình thìa dài 9-10mm, mọc toả ra thành hình sao, có lông dính; các lá bắc khác ngắn hơn họp thành một bao chung quanh các hoa, 5 hoa phía ngoài hình lưỡi, các hoa khác hình ống, đều có tràng hoa màu vàng. Quả bế hình trứng 4-5 cạnh, màu đen.
Mùa hoa quả tháng 4-7.
Thông tin mô tả Dược Liệu
Bộ phận dùng: Toàn cây trừ gốc rễ - Herba Siegesbeckiae, thường gọi là Hy thiêm thảo.
Nơi sống và thu hái: Loài cây của châu Á và châu Đại dương. Ở nước ta, Hy thiêm mọc hoang ở nhiều tỉnh phía Bắc từ Cao Bằng tới Nghệ An và các tỉnh Tây Nguyên. Thu hái cây vào tháng 4-6 và lúc cây sắp ra hoa hoặc mới có ít hoa. Cắt cây có nhiều lá, loại bỏ lá sâu, lấy phần ngọn dài khoảng 30-50cm, đem phơi hay sấy khô đến độ ẩm dưới 12%. Dược liệu còn nguyên lá khô không mọt, không vụn nát là tốt.
Thành phần hóa học: Toàn cây chứa chất đắng daturosid, orientin (diterpen lacton), 3.7 dimethylquercetin.
Tính vị, tác dụng: Vị cay, đắng, tính mát, có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, trừ thấp, giảm đau, lợi gân xương.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thường dùng trị phong thấp, tê bại nửa người, đau nhức xương khớp, đau lưng mỏi gối, kinh nguyệt không đều, mụn nhọt lở ngứa, rắn cắn, ong đốt. Ngày dùng 8-16g dạng thuốc sắc hoặc cao (1-3ml) hoặc hoàn tán. Dùng ngoài giã đắp không kể liều lượng.
Đơn thuốc:
1. Chữa phong thấp hay chân tê bại, buốt xương, lưng gối đau mỏi: dùng Hy thiêm rửa sạch phơi khô, rưới rượu và mật vào, đồ lên rồi phơi, lại tẩm, đồ và phơi 9 lần, sấy khô tán nhỏ, viên với mật, uống mỗi ngày 10-15g. Hoặc dùng Hy thiêm 50g, Ngưa tất 20g, Thổ phục linh 20g, Lá lốt 10g làm bột uống ngày 3 lần, mỗi lần 10-15g.
2. Chữa sốt rét cơn lâu ngày, đờm đọng hoặc tức đầy không muốn ăn: Dùng Hy thiêm tươi giã nhỏ, chế nước sôi vào, vắt lấy nước cốt uống một chén (30ml), uống nhiều thì nôn ra đờm.
3. Chứa bại liệt nửa người: Cao Hy thiêm uống với máu mào gà (Theo danh y Lê Kinh Hạp, đời Tự Đức).
4. Chữa tăng huyết áp: Hy thiêm 8g, Ngưu tất 6g, Thảo quyết minh 6g, Hoàng cầm 6g, Trạch tả 6g, Chi tử 4g, Long đởm thảo 4g, sắc uống ngày một thang, hoặc dùng dạng chè thuốc. (Tài nguyên cây thuốc Việt Nam).
Kiêng kỵ: Người âm huyết không đủ không nên dùng độc vị hy thiêm.
Chú ý:
Trong Bản thảo cương mục có ghi dùng cây này phải nấu và phơi chín lần mới tốt, dùng tươi có thể gây nôn mửa.
Đừng nhầm cây này với cây cứt lợn (Ageratum conyzoides L.,) nhân dân ta vẫn dùng nấu với bồ kết để gội đầu và vò uống lá tươi chữa bệnh đẻ xong máu chảy không ngừng hay bệnh rong kinh.
Cây này đầu tiên thấy dùng ở nước Sở (một nước cổ ở miền Nam Trung Quốc) dân nước này gọi lợn là hy, gọi cỏ đắng cay có độc là thiêm, vì khí vị cây này như mùi lợn, do đó có tên. Chữ cứt lợn là dịch nghĩa Việt của tên cây, nhưng chỉ cần chú ý tên cứt lợn còn dùng chỉ một cây khác thuộc họ Cúc để tránh nhầm lẫn khi sử dụng.
Tên cỏ đĩ vì hoa cây này có chất dính, khi người ta đi qua, nó dính theo người ta.
Hy thiêm thảo (Herba Siegesbeckiae) là toàn cây hy thiêm phơi hay sấy khô.
Hy thiêm - Sigesbeckia orientalis
Hy thiêm (tên khoa học: Siegesbeckia orientalis), hay còn có tên dân gian khác là cỏ đĩ, cứt lợn, hy kiểm thảo, hy tiên, niêm hồ thái, chư cao, hổ cao, chó đẻ, nụ áo rìa..., là một loài thực vật thuộc họ Cúc (Asteraceae).
7 bài thuốc chữa phong tê thấp có hy thiêm
1. Đặc điểm của cây hy thiêm
ThS.BS. Nguyễn Quang Dương – Khoa Nội tổng hợp Bệnh viện Tuệ Tĩnh cho biết, hy thiêm còn có tên gọi khác là cỏ đĩ, cứt lợn... Tên khoa học Siegesbeckia orientalis L. Thuộc họ Cúc Asteraceae.
Hy thiêm là một loại cỏ sống hằng năm, cao chừng 30-40cm đến 1m, có nhiều cành, có lông tuyến. Mùa hoa: Tháng 4-5 đến tháng 8-9. Mùa quả: Từ háng 6-10.
Hy thiêm mọc hoang ở khắp các tỉnh trong nước ta. Ngoài ra, hy thiêm cũng có nhiều ở Trung Quốc, Nhật Bản, châu Úc, Philipin và nhiều nước khác.
Hy thiêm thảo là toàn cây hy thiêm phơi hay sấy khô.
2. Công dụng và liều dùng của hy thiêm
Theo tài liệu cổ, hy thiêm vị đắng, tính hàn, hơi có độc, vào hai kinh can và thận; có tác dụng khử phong thấp, lợi gân cốt; chữa chân tay tê dại, lưng mỏi, gối đau, phong thấp. Những người tê đau mà do âm huyết không đủ không dùng được. Hy thiêm là vị thuốc đặc biệt trừ phong thấp nhưng tính hàn.
Ngày dùng 12 - 30g dưới hình thức thuốc sắc, thuốc viên hay thuốc cao mềm.
Dùng ngoài, giã đắp tại chỗ chữa nhọt độc, ong đốt, rắn cắn.
3. Bài thuốc chữa bệnh phong tê thấp từ hy thiêm
ThS.BS. Nguyễn Quang Dương giới thiệu các bài thuốc chữa bệnh phong tê thấp từ hy thiêm như sau:
Trừ phong thấp, lợi khớp, giải độc, chữa chân tay tê bại
Bài 1: Hy thiêm đem rửa sạch, phơi khô, tẩm rượu và mật, đồ lên rồi phơi; đồ tất cả 9 lần (phương pháp cửu trưng cửu sái), sau đó sấy khô, tán nhỏ, viên với mật thành viên nặng 9g; mỗi lần uống 1 viên, ngày uống 2-3 lần.
Bài 2: Hy thiêm 50g, thổ phục linh 20g, rễ cỏ xước 20g, hà thủ ô 20g; các dược liệu phơi khô, tán nhỏ, rây bột mịn, làm viên. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 10 - 15g. Có thể ngâm rượu uống.
Bài 3: Hy thiêm 150g, hà thủ ô đỏ 50g, cỏ xước 50g, ké đầu ngựa 50g, thổ phục linh 50g, tỳ giải 50g, bạch đầu ông 50g. Tất cả thái nhỏ, nấu thành cao mềm, rồi pha với 250ml rượu 35°. Ngày uống 2 - 3 lần, mỗi lần 1 thìa canh trước bữa ăn và trước khi đi ngủ.
Bài 4: Hy thiêm 60g, vòi voi 40g, lá lốt 20g, ké đầu ngựa 20g, thiên niên kiện 20g, thạch xương 10g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày. Dùng 3 đợt, mỗi đợt 15 ngày, cách nhau một tuần.
Hỗ trợ điều trị phong thấp hay lưng gối đau mỏi: Hy thiêm 50g, ngưu tất 20g, thổ phục linh 20g, cốt toái bổ 20g, sao vàng, tán bột ngày 3 lần, mỗi lần 15g. 15 ngày một liệu trình.
- Trị đau khớp, chân tay tê bại, gân xương đau nhức: Hy thiêm 12g, dạ giao đằng 20g, kim ngân đằng 20g, ngưu tất 20g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần. Uống khi thuốc còn ấm.
- Trị phong thấp: Hy thiêm 80g, ngũ gia bì 100g, bưởi bung 80g, rễ rung rúc 80g, rễ cây bươm bướm 60g, xích đồng nam 40g, cây bạch đồng nữ 40g, cỏ roi ngựa 24g, quy bầu 40g, ô dược 40g, cỏ xước 40g, cây bạc thau 24g, cỏ nụ áo 24g, ngò đất 24g.
Các vị thái nhỏ, sao vàng, cho vào túi vải, bỏ vào hũ rượu, trát đất kín miệng, cho lên bếp đun nhỏ lửa hết một nén hương, chôn xuống đất 3 ngày đêm; lấy uống dần vào lúc đói (Hải Thượng Lãn Ông).
Kiêng kỵ: Người âm huyết không dùng hy thiêm.
⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! |
Facebook Conversations