menu
Cây dược liệu cây Tai đất, Dã cô, Lệ dương - Aeginetia indica (L.) Roxb
Cây dược liệu cây Tai đất, Dã cô, Lệ dương - Aeginetia indica (L.) Roxb
Dịch vụ tư vấn lập dự án như Dự án trồng dược liệu quý đến các nông nghiệp, xây dựng, du lịch... Với kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi đảm bảo lập ra các dự án hiệu quả, bền vững, hỗ trợ từ khâu nghiên cứu, phân tích đến thực thi. Liên hệ ngay để biến ý tưởng thành hiện thực!
Theo Đông Y, Lệ dương Vị đắng, tính mát, có ít độc; Người ta thường dùng cả cây nhai hoặc giã ra và hơ nóng dùng làm thuốc đắp chữa mụn nhọt, vết thương. Dùng ngoài trị mụn nhọt và rắn độc cắn. Giã cây tươi và đắp.

1. Cây Tai đất, Dã cô, Lệ dương - Aeginetia indica (L.) Roxb., thuộc họ Hoa mõm sói - Scrophulariaceae.

Cây Tai đất, Dã cô, Lệ dương - Aeginetia indica (L.) Roxb., thuộc họ Hoa mõm sói - Scrophulariaceae. Cây Lệ dương

Lệ dương (Tên khoa học: Aeginetia indica) còn gọi là dã cô hay tai đất ấn, là một loài thực vật thuộc họ Lệ dương (Orobanchaceae).

2. Thông tin mô tả chi tiết Dược liệu Tai đất

Mô tả: Cây thảo nhẵn cao 3-6cm, không phân nhánh, vẩy hẹp, nhọn, nằm ở gốc thân, thường mọc đối. Cán hoa mảnh, cao 15-35cm, chỉ mang một hoa ở ngọn; đài hoa dạng mo có màu tím nhạt hoặc có vằn đỏ; tràng hoa có ống màu tím với 5 răng, nhị 4, có 2 cái dài dính ở phía trên chỗ thắt của ống tràng; bầu trên, 1 ô. Quả nang 2 mảnh nằm trong đài tồn tại, hạt nhiều, màu trắng vàng.

Hoa tháng 8-9, quả tháng 10-11. 

Bộ phận dùng: Hoa hoặc toàn cây - Flos seu Herba Aeginetiae Indicae.

Nơi sống và thu hái: Loài của Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam. Cây mọc trên các trảng cỏ, thường ký sinh trên cây họ Lúa, họ Gừng ở độ cao 700-1100m khắp nước ta. Thu hái hoa và cây vào mùa thu và lúc cây đang có hoa, phơi khô hoặc dùng tươi.

Tính vị, tác dụng: Vị đắng, tính mát, có ít độc; có tác dụng giải độc tiêu thũng, thanh nhiệt lương huyết, thư cân hoạt lạc, cường thân, giải nhiệt chỉ khái.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Người ta thường dùng cả cây nhai hoặc giã ra và hơ nóng dùng làm thuốc đắp chữa mụn nhọt, vết thương.

Ở Trung Quốc, dùng trị cảm mạo, sưng amygdal, viêm hầu họng, thần kinh suy nhược, viêm nhiễm đường tiết niệu, viêm xương tủy. Liều dùng 9-15g, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài trị mụn nhọt và rắn độc cắn. Giã cây tươi và đắp.

Đơn thuốc:

1. Rắn độc cắn: Dùng hoa Tai đất khô 30g, Xạ hương 0,3g, Ngô công 7g, tán bột trộn dầu Vừng và đắp quanh vết thương.

2. Mụn nhọt: Dùng hoa Tai đất tươi giã ra với dầu Vừng và đắp.

3. Thông tin tham khảo thêm

Thông tin tham khảo thêm Phân bố: Trong nước: Lào Cai (Sapa: Sa Pả, Bản Khoang; Bát Xát: Dền Sáng), Hà Giang (Yên Minh: Lao Và Chải), Gia Lai (Kon Ch’Rò) và Kontum (Chư Mom Ray). Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà, Phước Bình

LỆ DƯƠNG

Aeginetia indica L. 1753.

Orobanche indica Buch.-Ham. ex Roxb. 1832.

Họ: Lệ dương Orobanchaceae

Bộ: Hoa môi Lamiales

Đặc điểm nhận dạng:

Cây thân thảo; thân thường rất ngắn, dạng thân rễ, cao 3-4 cm. Lá tiêu giảm thành dạng vảy, lẫn với màu đất. Hoa hình ống, gồm 1-3 hoa, cuống dài 8-20 cm. Đài hoa dạng mo, màu nâu vàng, có các sọc đỏ tía. Tràng hoa màu hồng tím, phần ống dài 1,5-2,5 cm; miệng ống hơi xoè ra với 5 thuỳ tròn, nông, trong đó có 2 thuỳ liền nhau trên cùng 1 mảnh. Nhị 4, đính ở chỗ hẹp trong ống hoa. Bầu hình thoi có vòi nhuỵ cao hơn nhị. Quả nang, 2 mảnh, nằm trong đài tồn tại. Hạt rất nhỏ, nhiều, màu vàng ngà.

Sinh học và sinh thái:

Mùa hoa tháng 9-10, quả tháng 10-12. Nhân giống tự nhiên bằng hạt. Cây ưa ẩm, ưa sáng; thường ký sinh trên rễ một số loài cây thuộc họ Hoà thảo (Poaceae) hoặc họ Gừng (Zingiberaceae), ở nương rẫy, trên đồi hay trong các trảng cỏ, trong vùng rừng núi đá vôi, ở độ cao từ 1000-1600 m.

Phân bố:

Trong nước: Lào Cai (Sapa: Sa Pả, Bản Khoang; Bát Xát: Dền Sáng), Hà Giang (Yên Minh: Lao Và Chải), Gia Lai (Kon Ch’Rò) và Kontum (Chư Mom Ray). Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà, Phước Bình

Thế giới: Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Malaixia.

Giá trị:

Loài hiếm và có dạng sống đặc biệt. Cả cây và hoa dùng làm thuốc tiêu độc, chữa mụn nhọt, cảm sốt, viêm họng và chữa rắn cắn.

Tình trạng:

Thường vô tình bị tàn phá trong quá trình canh tác nương rẫy và mở mang giao thông. Hiện tại, điểm phân bố ở gần trạm máy kéo cũ của Sapa đã bị mất do làm nhà ở. Tổng diện tích nơi sống ở các điểm còn lại không quá 2000 km2.

Phân hạng: VU B1+2b,c.

Biện pháp bảo vệ:

Cần có kế hoạch khảo sát lại điểm phân bố thuộc xã Bản Khoang (Sapa), xác định chỗ có cây mọc tập trung nhất để theo dõi nghiên cứu thêm về sinh học và về khả năng gây trồng, bảo tồn ngoại vi (Ex situ). Tuy nhiên loài cũng có thể được bảo vệ tại Vườn quốc gia Chư Mom Ray.

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam năm 2007 – Phần thực vật – Trang 303.

What's your reaction?

Facebook Conversations