menu
Cây Trấp, Trúc, Chanh xác - Citrus hystrix DC
Cây Trấp, Trúc, Chanh xác - Citrus hystrix DC
Dịch vụ tư vấn lập dự án như Dự án trồng dược liệu quý đến các nông nghiệp, xây dựng, du lịch... Với kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi đảm bảo lập ra các dự án hiệu quả, bền vững, hỗ trợ từ khâu nghiên cứu, phân tích đến thực thi. Liên hệ ngay để biến ý tưởng thành hiện thực!
Dược liệu Trấp Dịch quả có tác dụng chống scorbut, làm long đờm, vỏ quả có tác dụng lợi trung tiện. Ở Việt Nam, ta ít ăn quả Trấp vì rất chua, thường dùng để gội đầu. Người ta có dùng quả của một thứ - var. annamensis Tanaka, ra quả tháng 3, làm thuốc chữa đầy bụng, nôn mửa.
Hình ảnh quả cây Trấp, Trúc, Chanh xác - Citrus hystrix

Trấp, Trúc, Chanh xác - Citrus hystrix DC., thuộc họ Cam - Rutaceae.

Mô tả: Cây gỗ cao 2-10m có chồi xanh, gai ngang. Lá xoan xoan thuôn hay ngọn giáo, mép khía răng hay nguyên, chóp tròn hay lõm, có khi nhọn; cuống lá có cánh rất rộng, có khi cũng to bằng phiến lá. Hoa nhỏ, trắng hay vàng vàng xếp thành bó hay chùm ngắn ở nách lá; cánh hoa cao 7-10mm; nhị 24-30, rời. Quả tròn, vỏ sần sùi, màu lục, khi chín màu vàng, nạc vàng xanh, rất chua và đắng, mầm không xanh.

Bộ phận dùng: Quả - Fructus Citri. Thường dùng quả Cam chua hay Toan chanh - Citrus aurantium L., làm vị Chỉ thực.

Nơi sống và thu hái: Loài của vùng Malaixia, Tân đảo (Nonvelle Calesdonic). Ở nước ta, cây mọc hoang và cũng được trồng nhiều nơi. Người ta thu hái quả tươi hoặc quả chín làm thuốc.

Thành phần hoá học: Cây mọc tại Philippin, trong vỏ quả chứa tới 4% tinh dầu mà thành phần chủ yếu là citral 40% trong lá có 0,08% tinh dầu. Còn cây mọc ở Ấn Độ, tỷ lệ tinh dầu trong vỏ quả là 6,7% mà thành phần chủ yếu là d-citronellal.

Tính vị, tác dụng: Dịch quả có tác dụng chống scorbut, làm long đờm, vỏ quả có tác dụng lợi trung tiện.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Ở Malaixia, quả tươi dùng gội đầu và rửa các phần khác của cơ thể, tập quán này được truyền sang phía Bắc tới Mianma. Người ta cắt quả thành 2 miếng có cả vỏ và xát vào đầu. Có khi nấu cả quả với một số vỏ cây khác thay thế xà phòng. Dịch quả rất chua dùng để pha vào nước chấm cho thơm nhưng nên dùng với số lượng ít bởi vì nó khó tiêu. Vỏ cây có khi cũng dùng làm hương liệu, nó có vị đặc trưng là dịu đồng thời lại đắng và cay.

Ở Philippin tinh dầu Trấp dùng làm nước hoa. Quả dùng gội đầu và tắm.

Ở Campuchia, người ta lấy quả để ăn tươi hay làm mứt; cũng dùng để gội đầu; và được cắt ra từng khoanh, dùng ngâm để chế nước phép. Dân gian dùng vỏ quả và lá sắc uống chữa cảm cúm.

Ở Ấn Độ, quả không dùng ăn nhưng được dùng như chất diệt trùng để diệt đỉa.

Ở Thái Lan, dịch quả dùng ngoài gội đầu để trị gàu; còn vỏ quả dùng để trị đau dạ dày.

Ở Việt Nam, ta ít ăn quả Trấp vì rất chua, thường dùng để gội đầu. Người ta có dùng quả của một thứ - var. annamensis Tanaka, ra quả tháng 3, làm thuốc chữa đầy bụng, nôn mửa.

Hình ảnh và thông tin tham khảo kỹ hơn về cây dược liệu Trấp, Trúc, Chanh xác - Citrus hystrix DC

Hình ảnh và thông tin tham khảo kỹ hơn về cây dược liệu Trấp, Trúc, Chanh xác - Citrus hystrix DC

Chanh Thái (chanh Thái Lan), Trấp (Chấp, Giấp), Trúc (Chúc) (danh pháp hai phần: Citrus hystrix) thuộc chi Cam chanh, là một loài bản địa của Lào, Indonesia, Malaysia và Thái Lan, hiện được trồng rộng rãi trên thế giới để làm gia vị, hương liệu và mỹ phẩm. Lá của loại cây này, lá chanh kaffir là một gia vị đặc trưng trong ẩm thực Thái Lan, làm nên một trong những tinh hoa của nền ẩm thực này là món tom yum nổi tiếng toàn cầu, khiến cây hay được gọi nôm na thông dụng với tên cây "chanh Thái". Tại Việt Nam, cây mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi nhưng phổ biến như một loài cây đặc hữu vùng Bảy Núi, An Giang

Nguồn gốc Tên gọi

Cây chanh Thái được định danh với nhiều tên gọi khác nhau trên thế giới. Trong khi tên gọi của loài phổ biến toàn cầu trong tiếng Anh là kaffir lime thì tại Thái Lan cây chủ yếu được biết đến với tên makrùut (มะกรูด, makrut). Tại miền Bắc Việt Nam cây được gọi bằng tên trấp (chấp, giấp) còn ở vùng An Giang miền Tây Nam Bộ, cây mang tên trúc (chúc) hay trúc thơm. Các quốc gia Đông Nam Á và Nam Á khác cũng tồn tại nhiều tên gọi cho loài: Myanma gọi bằng tên shauk-nu (shauk-waing), ở Campuchia là krauch soeuch (ក្រូចសើច), ở Malaysia cây có tên limau purut, tại Lào là makgeehoot, vùng Madagascar cây được gọi là combava (combawa, cumbava, cumbaba), tại Sri Lanka là tên kahpiri dehi (odu dehi, kudala dehi), Indonesia là jerul purut (jeruk limo, jeruk sambal), người Philippines gọi là swangi. Tại Trung Quốc cây mang tên Tiễn diệp chanh (箭葉橙 jiànyèchéng, tức chanh lá hình mũi tên), mã phong cam (馬蜂柑 mǎfēnggān, cây cam Mã Phong), Thái quốc thanh nịnh (泰國青檸, tiếng Quảng Đông, Taai3gwok3 ching1ning4 tức chanh Thái Lan), hay Thái quốc cam (泰國柑 Thai-kok-kam, cam Thái).

What's your reaction?

Facebook Conversations