menu
Cây Ké Đầu Ngựa, Tên khoa học, Thành phần hóa học, tác dụng chữa bệnh của cây
Cây Ké Đầu Ngựa, Tên khoa học, Thành phần hóa học, tác dụng chữa bệnh của cây
Dịch vụ tư vấn lập dự án như Dự án trồng dược liệu quý đến các nông nghiệp, xây dựng, du lịch... Với kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi đảm bảo lập ra các dự án hiệu quả, bền vững, hỗ trợ từ khâu nghiên cứu, phân tích đến thực thi. Liên hệ ngay để biến ý tưởng thành hiện thực!
Theo Đông y, ké đầu ngựa (thương nhĩ tử) Ké đầu ngựa có vị ngọt hơi đắng, tính ôn, vào kinh phế; có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, phát tán, trừ phong. Điều trị các bệnh: cảm phong hàn (cảm lạnh), viêm xoang chảy nước mũi có mùi hôi, viêm mũi, viêm mũi dị ứng, quáng gà, mụn nhọt, sang lở, dị ứng nổi mày đay, phong thấp, chân tay tê mỏi.

Tên khoa học: Xanthium strumarium L., Xanthium indicum Klatt, X. sibiricum Patrin ex Widder, X. japonicum Widder., X. orientale Bl.

Tên khác: Ké; Thương nhĩ, Thượng nhĩ, Miêu trảo thảo

Mô tả cây: Cây ké đầu ngựa là cây bụi nhỏ cao khoảng 1-2 mét sống hàng năm, thân cây có khía rãnh, lá mọc so le, phiến lá hơi ba cạnh, mép lá có răng cưa, có lông cứng ngắn, cụm hoa hình đầu gồm hai loại: cụm hoa đực nhỏ ở ngọn cành, to 5-6mm; cụm hoa cái cao khoảng 10mm, mang 2 hoa cái trong 2 ô, tròn, không có lông mào. Quả thuộc loại quả bế kép hình trứng, có vỏ (thực chất là lá bắc) rất cứng và dai, có hai ngăn, mỗi ngăn là một quả thật hình thoi dài 1,5cm. Trái có móc có thể móc vào lông động vật hay tóc người rất khó gỡ ra.

Bộ phận dùng: Quả (Fructus Xanthii strumarii), có khi dùng toàn cây.

Nơi sống và thu hái: Phân bố ở Ấn Độ, Việt Nam,Thái Lan, Indonesia. Ở nước ta, cây mọc hoang từ Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa đến Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, An Giang ở các đồi bãi, ven đường, các bãi cỏ, nơi trống có nhiều ánh sáng. Ra hoa hầu như quanh năm, chủ yếu vào tháng 6-7. Cách chế làm thuốc: Thu hái về rửa sạch, phơi khô, sao cháy hết gai bên ngoài, xát bỏ vỏ giã dập.

Thành phần hóa học: Trong quả ké đầu ngựa có chứa 30% chất béo, 1,27% chất glucozit, 3,3% chất nhựa, và vitamin C. Quả ké đầu ngựa còn chứa Carboxy atratylozit dạng muối có tác dụng làm hạ đường huyết mạnh và có độc tính , ngoài ra chất Xanthetin, Xanthamin có tác dụng kháng khuẩn. Toàn thân cây ké đầu ngựa chứa nhiều iốt, 1 gam lá hay thân cây ké chưa trung bình 200 mg iốt, 1 gam quả ké đầu ngựa chứa 220-230 mg iốt, nếu nấu sắc cô đặc thành cao thì 15 phút nấu cao chứa 300mg iốt. Chính vì thế người ta dùng cây ké đầu ngựa trong điều trị bệnh bướu cổ.

Tính vị, tác dụng: Cây ké có vị ngọt, tính ôn nhưng hơi độc, có tác dụng vào phế kinh làm ra mồ hôi giúp tán phong (phong nhiệt), giảm đau nhức phong thấp.

Công dụng, chỉ định và phối hợp:

Ké đầu ngựa chữa lở loét, mụn nhọt, đau răng đau cổ họng, bướu cổ, nấm tóc, hắc lào,…

Người Trung Quốc chế thành cao thương nhĩ với cách làm sau: từ tháng 5-9 hái toàn thân cây ké đầu ngựa về phơi khô, cắt nhỏ nấu với nước, lọc và cô thành cao mềm. Cao này dễ lên men làm bật nút chai, khi uống nên hòa với nước ấm, dùng 6g-8g cao mỗi ngày, uống từ nửa tháng đến 2 tháng chuyên chữa bệnh lở loét mụn nhọt.

LƯU Ý:

Cũng cần lưu ý rằng trong ké đầu ngựa có độc ở gai nên phải sao cháy loại bỏ hết gai. Thuốc đã bào chế chỉ dùng trong 30 ngày. Ngoài ra, những người mắc chứng huyết hư hay đau đầu không được dùng ké đầu ngựa.

Lưu ý: Khi dùng vị thuốc có Ké Đầu Ngựa, không ăn thịt lợn, thịt ngựa vì với người mẫn cảm có thể bị nổi quầng trên da. Phụ nữ mang thai, con bú không được dùng bài thuốc có ké đầu ngựa.

Cách dùng theo dân gian:

Chữa phong thấp đau khớp

Ké đầu ngựa 12g, Kinh giới, Bạch chỉ mỗi vị 8g; Xuyên khung, Thiên niện kiện mỗi vị 6g, sắc lên để uống.

Chữa đau răng

Sắc nước quả ké đầu ngựa với lượng nước vừa, xong lấy nước ngậm lâu 10 phát lại nhỗ bỏ, ngậm làm nhiều lần.

Chốc lở ở trẻ nhỏ

Ké đầu ngựa 10g, kim ngân hoa 20g, chế thành trà thuốc đóng gói 30g. Ngày uống 1 gói, hãm với nước sôi 500ml. Uống nhiều lần, trẻ dưới 1 tuổi uống nửa gói.

Tổ đỉa

Quả ké 50g, thổ phục linh 50g, hạ khô thảo 50g, vỏ núc nác 30g, sinh địa 20g, hạt dành dành 15g. Tán bột làm viên. Ngày uống 20-25g.

Nổi mày đay

Loại mày đay từng đám lặn chỗ này, mọc chỗ khác: Thương nhĩ tử 10g, kinh giới 15g, bạc hà 15g. Tất cả rửa sạch nấu lấy nước (bỏ bã) nấu cháo.

Loại mày đay đỏ, nóng, ngứa nhiều: Hạt thương nhĩ tử 15g, sinh địa 30g, bạc hà 12g. Nấu lấy nước uống.

Bệnh phong

Ké đầu ngựa giã vắt lấy nước cốt cô thành cao, làm thỏi 300g, lấy 1 con cá quả đen, mổ bụng, để ruột không bỏ, cho vào một thỏi ké. Nấu chín với rượu để ăn. Ăn 3-5 con. Kiêng muối 100 ngày.

Các loại ké đắng, cay, thầu dầu tía, củ khúc khắc mỗi thứ 12g, lá khổ sâm, lá hồng hoa, lá thanh cao, lá kinh giới, sà sàng, bạch chỉ mỗi vị 8g, nam sâm 4g. Sắc uống.

Đơn thuốc có dùng cây:

- Bài thuốc chữa dị ứng: Ké đầu ngựa 15 g, khổ sâm 8 g, hoàng cầm 8 g, chi tử 8 g, phòng phong 8 g, cam thảo 4 g, sinh địa 12 g...

- Bài thuốc chữa mụn nhọt: Ké đầu ngựa 12 g, sài đất 16 g, bồ công anh 12 g, kim ngân hoa 12 g...

- Bài thuốc chữa viêm xoang: Ké đầu ngựa 12 g, bạc hà 6 g, thương truật 8 g, kim ngân hoa 12 g, bồ công anh 12 g,  cam thảo 4 g... Nếu dùng cho trẻ em thì giảm số lượng tùy theo tuổi và sức khỏe của trẻ.

- Bài thuốc chữa thấp khớp: Ké đầu ngựa 16 g, độc hoạt 8 g, rễ cỏ xước 40 g, hy thiêm thảo 30 g, thổ phục linh 16 g, cỏ nhọ nồi 16 g, quế chi 12 g... và nhiều bài thuốc khác...

Hoặc Đơn thuốc:

1. Chữa phong thấp, tê thấp, tay chân co rút: Quả Ké đầu ngựa 12g giã nát sắc uống.

2. Chữa phong thấp đau khớp, tê dại đau buốt nửa người, hoặc chân tay lở ngứa ra mồ hôi, viêm xoang, chảy nước mũi, đau trước trán, hay đau ê ẩm trên đỉnh đầu: Ké đầu ngựa 12g, Kinh giới, Bạch chỉ mỗi vị 8g; Xuyên khung, Thiên niện kiện mỗi vị 6g sắc uống.

3. Chữa phong hủi: Lá Ké đầu ngựa, lá Đắng cây, lá Thầu dầu tía, củ Khúc khắc đều 12g, lá Khổ sâm, lá Hồng hoa, lá Thanh cao, Kinh giới, Xà sàng, Bạch chỉ, đều 8g, Nam sâm 8g sắc uống. Thuốc dùng ngoài: Lá Ké đầu ngựa, Lá Cà độc dược, lá Trắc bá, lá Cau, lá Khổ sâm, lá Ngải cứu, lá Thông, lá Quýt nấu nước trước xông, sau tắm.

4. Chữa chứng phong khí mẩn ngứa: Lá Ké đầu ngựa tán bột 8g, uống với rượu ngâm đậu đen. Phối hợp với thuốc dùng ngoài: Lá Ké đầu ngựa, lá Bồ hòn, lá Nghể răm, lá Thuốc bỏng, nấu nước để xông và tắm.

5. Chữa đau răng: Sắc nước quả Ké (liều vừa phải) ngậm 10 phút rồi nhổ ra. Ngậm nhiều lần trong ngày.

6. Apxe sâu: Ké đầu ngựa 50g, Thài lài 30g giã đắp.

7. Apxe vú, bị thương chảy máu: Giã cây tươi đắp ngoài

8. Chữa các bệnh phong, dị ứng gan, mẩn ngứa, mày đay: Ké đầu ngựa 15g, Kinh giới bông 10g, Muồng trâu 15g, Cỏ Mần trầu 15g, Cam thảo đất 10g, Bạc hà 10g, Cỏ hôi 10g, Bèo tai tượng 15g, Chổi đực 10g, Nghể bà 10g. Các vị hiệp chung một thang, đổ một bát nước, sắc còn 8 phần, uống ngày 1 thang (Kinh nghiệm ở An giang).

Mua ở đâu:

Ké Đầu Ngựa: là vị thuốc nam quý, được sử dụng rộng rãi trong Y Học Cổ Truyền. Hiện tại hầu hết các cửa hàng thuốc đông dược, phòng khám đông y, phòng chẩn trị Y Học Cổ Truyền... đều có bán vị thuốc này. Tuy nhiên người mua nên chọn những địa chỉ có uy tín, đảm bảo chất lượng, có giấy phép hoạt động để mua được vị thuốc đạt chất lượng. hoặc các cơ sở thuốc Nam Y, Thuốc Ta.

Thông tin khác:

Theo nghiên cứu, ké đầu ngựa còn có tác dụng kháng vi sinh vật, hạ đường huyết, ảnh hưởng tốt đối với tim mạch, hệ thống huyết dịch, chống viêm và trấn thống (giảm đau). Vị thuốc này còn có tác dụng tốt đối với hệ hô hấp, chống ôxy hóa.

Ké đầu ngựa có nhiều loại như ké đầu ngựa, ké hoa vàng, ké hoa đào, ké đồng tiền… nhưng dùng làm thuốc để chữa viêm mũi là loại ké đầu ngựa giàu dược tính, với tên thuốc “thương nhĩ tử” trong Đông y chính là quả già phơi hay sấy khô của cây ké đầu ngựa (Fructus Xanthii strumarii).

Theo dongtayy.com

What's your reaction?

Facebook Conversations