menu
Bệnh nhân ung thư có nên chọn vaccine để tiêm?
Bệnh nhân ung thư có nên chọn vaccine để tiêm?
Dịch vụ tư vấn lập dự án như Dự án trồng dược liệu quý đến các nông nghiệp, xây dựng, du lịch... Với kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi đảm bảo lập ra các dự án hiệu quả, bền vững, hỗ trợ từ khâu nghiên cứu, phân tích đến thực thi. Liên hệ ngay để biến ý tưởng thành hiện thực!
Tôi 45 tuổi, đang điều trị ung thư dạ dày. Để không bị mệt, sốt hoặc tác dụng phụ, tôi có nên chọn vaccine để tiêm cho an toàn không? Tôi đang điều trị hóa trị thì tiêm vaccine có an toàn? Hiện, khu vực gia đình tôi có nhiều ca nhiễm, tôi lo lắng nếu mắc thì sẽ dễ trở nặng. (Hoàng, Thanh Xuân, Hà Nội).

Trả lời: Theo PGS. TS Phạm Cẩm Phương (Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân & Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai)

Trả lời: Theo PGS. TS Phạm Cẩm Phương (Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân & Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai)

Tất cả vaccine ngừa Covid-19 hiện được cấp phép tại Việt Nam đều có thể tiêm chủng. Mỗi loại đều có hiệu lực bảo vệ và phản ứng phụ có thể xảy ra. Ngoài ra, không có nghiên cứu nào cho thấy ở bệnh nhân ung thư thì phải chọn vaccine cũng như không thấy tỷ lệ phản ứng phụ cao hơn ở đối tượng này.

Do đó bạn hoàn toàn yên tâm khi được mời đi tiêm chủng, có loại vaccine nào bạn dùng loại đó cho mũi một cũng như mũi hai, theo khuyến cáo của Bộ Y tế.

Bệnh nhân đang xạ trị nếu không có tác dụng phụ trầm trọng thì không cần phải nghỉ xạ và vẫn tiến hành tiêm vaccine bình thường. Trường hợp bệnh nhân đang xạ trị và có nhiều tác dụng phụ thì cần kiểm soát các tác dụng phụ ổn định rồi tiêm chủng.

Nếu bạn đang được điều trị hóa trị tấn công, đặc biệt với các phác đồ hóa chất mạnh có nguy cơ giảm các dòng tế bào máu gây hạ bạch cầu có nguy cơ nhiễm khuẩn (sốt...) hoặc đang xạ trị nhưng có nhiều biến chứng gây viêm loét vùng xạ hoặc nhiễm trùng, suy tủy... thì thời điểm tiêm chủng là giữa các chu kỳ hóa trị hoặc khi các biến chứng của xạ trị được kiểm soát. Ngoài ra, cần được đánh giá xét nghiệm máu để không có nguy cơ hạ bạch cầu.

Để yên tâm hơn, bạn có thể trao đổi với bác sĩ điều trị để có thời điểm tiêm chủng phù hợp nhất.

Sau tiêm, bạn có thể gặp phản ứng đau tại nơi tiêm, sốt, mẩn đỏ tại vùng tiêm, sưng tấy tại vùng tiêm, mệt mỏi, đau đầu, đau cơ, ớn lạnh, buồn nôn, tiêu chảy, ngứa trên da, phát ban... Điều này cũng có thể làm chậm chu kỳ hóa trị tiếp theo khoảng vài ngày nhưng không làm ảnh hưởng lớn đến hiệu quả điều trị bệnh

Bên cạnh đó, bệnh nhân ung thư sau tiêm cần tuân thủ đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch để đảm bảo an toàn cho chính bạn và người thân.

Phản ứng sau tiêm vắc xin Covid-19 giữa nam và nữ khác nhau thế nào?

Theo Vnexpress

What's your reaction?

Facebook Conversations