views
Với mục tiêu chuyển đổi cơ cấu cây trồng dựa trên tiềm năng, thế mạnh của địa phương, hướng tới sản xuất hàng hóa, nhiều xã trên địa bàn huyện Chiêm Hóa vừa đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển hướng sản xuất, vừa chủ động liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp trong việc cung cấp, bao tiêu sản phẩm....từ đó mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế cho bà con nông dân trên địa bàn.
Chuỗi liên kết với Công ty Cổ phần tư vấn phát triển nông thôn Xuân Mai và Trung tâm Đào tạo nghề nông nghiệp và tư vấn PTNT, trường Cao đẳng nông nghiệp và PTNT Bắc Bộ trong việc cung ứng cây giống, công nghệ trồng, chăm sóc, thu hoạch và bao tiêu sản phẩm cây khôi nhung theo chuỗi khép kín từ đầu vào đến đầu ra của sản phẩm.
Tháng 8/2018, UBND xã Hùng Mỹ xây dựng thực hiện Dự án liên kết trồng cây Khôi nhung dưới tán rừng sản xuất với diện tích 2ha tại ba hộ thôn Thắm. Loại cây này chủ yếu mọc tự nhiên, có thể chiết suất làm dược liệu cho ngành Đông y; giá lá khô cây Khôi nhung từ 250.000 - 350.000đ/kg, điều kiện tự nhiên của xã Hùng Mỹ phù hợp với các loại cây thảo dược quý phát triển và có nhiều đơn vị, doanh nghiệp có nhu cầu ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm đầu ra cho loại cây trồng này.
Vừa qua, khoa Sinh học, trường Đại học Khoa học Tự nhiên Đại học học Quốc gia Hà Nội phối hợp với trường Đại học Liege của Bỉ tiến hành khảo sát thực tế, tìm hiểu về việc triển khai trồng, sử dụng các loại cây thuốc, cây dược liệu tại địa bàn xã Hùng Mỹ.
Anh Phạm Thế Hải, khoa Sinh học cho biết, đoàn sẽ nghiên cứu tiềm năng về dược chất của các cây dược liệu miền núi phía Bắc có sự tham gia của các đối tác nước ngoài, được áp dụng những kỹ thuật tiên tiến...qua đó sẽ nắm được tình hình thực tế phát triển của cây thuốc, trong đó có cây dược liệu Khôi nhung trên địa bàn xã Hùng Mỹ,
Trên cơ sở đó, đoàn sẽ lựa chọn những cây thuốc chủ lực, quan trọng với bà con ở địa phương từ đó có đề xuất, xây dựng chương trình hỗ trợ sản xuất theo chuỗi liên kết cho vùng sản xuất.
Thực tế hiện nay, trên địa bàn huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang), nhiều địa phương có các loại cây thảo dược bản địa quý, có giá trị kinh tế cao như Khôi nhung, sâm cau, ba kích, giảo cổ lam...song việc trồng, khai thác với quy mô nhỏ lẻ, chưa mang lại giá trị kinh tế cao và bền vững cho người nông dân.
Dự án trồng cây Khôi nhung tại xã Hùng Mỹ bước đầu sẽ mở ra một hướng sản xuất mới trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn, vừa tạo ra việc làm có thu nhập cao cho người dân, vừa thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn.
Dự án trồng cây Khôi nhung còn góp phần đạt mục tiêu từng bước chuyển dịch kinh tế nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa, chất lượng, hiệu quả, bền vững, tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo, làm giàu cho nông dân và thực hiện có hiệu quả Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp tỉnh Tuyên Quang theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, giai đoạn 2015-2020.
Tài Tùng-Quang Huy (Cổng TTĐT huyện Chiêm Hóa).
⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! |
Facebook Conversations