views
Bài 1: Cây rau hẹ chữa bệnh gì?
Cây rau hẹ là cây thảo có thân hành, nhóm thành túm, hình nón gần như dạng trụ. Thân mọc đứng hình trụ hoặc có góc ở ngọn, mang lá ở gốc, cao 15-30cm. Lá hẹp, dài, dày, phiến lá dài 10-25cm, rộng 1,5-8mm, đầu nhọn.
Cụm hoa dạng tán, mọc trên một gọng dài từ gốc lên. Hoa màu trắng, bầu gần hình cầu, vòi nhị ngắn. Quả nang hình trái xoan ngược, chia ra 3 mảnh. Hạt nhỏ màu đen. Cây trồng lấy lá làm rau ăn gia vị. Hoa cũng ăn được. Lá, thân và hạt đều dùng làm thuốc.
- Thành phần hóa học và dinh dưỡng: Rau hẹ có chứa protid, glucid và kcalo...
- Tính vị:Cây hẹ có vị cay, hơi chua, tính ấm. Hạt có vị ngọt, tính ấm.
- Quy kinh:Cây hẹ quy kinh tâm, yên ngũ tạng. Hạt hẹ (cửu thái tử) quy kinh can, thận.
- Tác dụng: Cây hẹ có tác dụng thông khí ở phổi, hạ khí đầy ở bụng, điều hòa tạng phủ, khỏi đau bụng do lạnh. Nấu ăn thì bổ ích thận khí, mạnh dương, khỏi tiết tinh và ấm khỏe lưng gối. Luộc xào với giấm, muối, ăn vào sáng sớm, lúc đói khỏi chứng ợ hơi.
Hạt hẹ (cửu thái tử): Có tác dụng chữa di mộng tinh, són đái, bạch đới, tinh yếu do hư lao.
Toàn cây rau hẹ có thể được sử dụng làm rau ăn và thuốc hỗ trợ trị bệnh.
2. Món ăn, bài thuốc có chứa hẹ
- Chữa viêm họng: Lá hẹ 1 nắm, rửa sạch, cắt nhỏ. Đường phèn lượng vừa đủ, giã nhỏ, trộn với lá hẹ và đem hấp cách thủy cho đến khi lá hẹ chín nhừ rồi ăn cả cái lẫn nước. Thực hiện 2 lần/ngày, trong khoảng 3-4 ngày giúp cải thiện triệu chứng nóng rát, giảm ho.
- Trị cơn suyễn nguy cấp: Lá hẹ 1 nắm, khoảng 100g, rửa sạch, thêm một chút nước, đun chín trong 5 phút rồi chắt lấy khoảng 100ml nước hẹ. Uống ngay nước hẹ này có thể hạ cơn hen.
- Chữa bệnh phụ nữ (Phụ nữ đến kỳ kinh mà không hành kinh, khí nghịch, đưa máu ngược lên sinh thổ huyết, hoặc bị thương ứ máu, đái ra máu, chảy máu cam): Toàn cây hẹ 100g, đồng tiện (nước tiểu của trẻ em, thường là của bé trai dưới 12 tuổi, khỏe mạnh) vừa đủ. Giã nhuyễn toàn cây hẹ, vắt lấy nước cốt, hòa đồng tiện uống.
Giã hẹ lấy nước trộn với đồng tiện hỗ trợ chữa bệnh phụ nữ.
- Sau đẻ lên cơn co giật, nôn ra nước xanh: Lá hẹ 1 nắm, nước cốt gừng. Giã nhuyễn lá hẹ, vắt lấy nước cốt, hòa nước cốt gừng uống.
- Chữa bụng dưới đau nhói hoặc ngộ độc thức ăn: Lá hẹ lượng tùy dùng, giã nhuyễn, vắt lấy nước cốt uống (nên uống nhiều).
- Trị tinh yếu do hư lao: Cửu thái tử (hạt hẹ) 16g, phúc bồn tử 24g, xà sàng tử 6g, thỏ ty tử 24g, phá cố tử 6g, kim anh tử 16g, thạch liên tử 16g, câu kỷ tử 24g, ngũ vị tử 6g, dâm dương hoắc 24g, hoài sơn 48g, thục địa 48g. Sắc uống 01 thang/ngày, chia 03 lần. Liệu trình 15 ngày, nghỉ 03 ngày, uống tiếp 02 liệu trình nữa.
- Chữa bệnh cường trung, ngọc hành cứng trơ, mà tinh tự chảy ra: Hạt hẹ 6g, phá cố chỉ 6g. Sắc uống.
- Tẩy giun kim: Rễ hẹ tùy dùng, sắc uống.
- Chữa bạch đới ở phụ nữ và viêm tiền liệt tuyến ở nam giới: Hạt hẹ (cửu thái tử) lượng tùy dùng, sắc uống.
Vị thuốc cửu thái tử từ hạt hẹ.
3. Lưu ý khi dùng cây rau hẹ
Các cách sử dụng cây rau hẹ làm thuốc chỉ có tính chất hỗ trợ, không có hiệu quả ngay lập tức nên người bệnh cần duy trì chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Cây rau hẹ kỵ với mật ong và thịt trâu nên không nên sử dụng kết hợp hai nguyên liệu này.
Một số trường hợp như người bị nóng trong, mụn nhọt trong người, người mắc bệnh đường tiêu hóa… không nên dùng cây rau hẹ do có thể làm trầm trọng hơn triệu chứng bệnh.
Lương y Bùi Đắc Sáng [[ Viện Hàn lâm KH&CN Việt nam, Hội Đông y Hà Nội]]Bài 2: Hạt hẹ tốt cho nam giới
Hạt hẹ còn có tên khác là cửu tử. Theo Đông y, cửu tử vị cay tính ôn; vào can thận, có công năng can thận tráng dương ích tinh. Dùng cho các trường hợp liệt dương, di tinh, di niệu, đau lưng do lạnh, đau mỏi lạnh chân (yêu tất lãnh thống), huyết trắng đái hạ. Hằng ngày có thể dùng 5 - 12g dưới dạng bột hoặc rượu.
Hạt hẹ được dùng làm thuốc chữa các bệnh:
Nam giới thận hư, di mộng tinh, phụ nữ bạch đới: hạt hẹ ngâm giấm, rang khô, tán bột; dùng mật ong làm hoàn, viên bằng hạt đậu. Ngày uống 3 - 5g, uống vào lúc đói với rượu nóng.
- Rượu bổ dùng cho nam giới: hạt hẹ 200g, tằm đực khô 1.000g, dâm dương hoắc 600g, câu kỷ tử 200g, kim anh tử 500g, ngưu tất 300g, ba kích 500g, thục địa 400g, sơn thù 300g, mật ong 4 lít, rượu 40 độ 20 lít. Ngâm 20 - 30 ngày. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 20ml. Công dụng: Tăng cường hoạt động sinh dục.
- Chữa bế kinh: hạt hẹ 10g, hạt dành dành 10g. Hãm sắc lấy nước uống 2 lần trong ngày.
- Chữa liệt dương, di mộng tinh, xuất tinh sớm: hạt hẹ 20g, kỷ tử 30g, ba kích 15g, hồng sâm 20g, lộc nhung 10g, đường phèn 200g, rượu trắng 1.000ml. Ngâm 15 - 30 ngày. Uống ngày 2 lần, mỗi lần 15 - 30ml.
Món ăn thuốc có hạt hẹ:
- Cháo hạt hẹ: hạt hẹ 100g, gạo lứt 300g. Tất cả nấu cháo, lọc gạn lấy nước, chia 3 lần uống trong ngày. Dùng cho bệnh nhân mệt mỏi suy nhược, di tinh, di niệu.
- Nước hồ hạt hẹ: hạt hẹ 200g tán mịn, hòa với nước gạo rang, thêm đường cho uống. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 8 - 10g. Dùng cho các bệnh nhân có hội chứng lỵ.
- Canh cá: cá giếc 1 con, bột hạt hẹ 20g (hoặc rau hẹ 40 - 50g). Cá giếc làm sạch, nấu canh với bột hạt hẹ. Ngày 1 con; dùng trong 7 - 10 ngày. Trị lỵ.
Kiêng kỵ: Người âm hư hỏa vượng không nên dùng.
Bác sĩ Tiểu Lan
Bài 3: Vị thuốc từ cây hẹ
Cây hẹ có tên gọi là cửu thái, khởi dương thảo... Hẹ là loại rau không chỉ được dùng nhiều trong các món ăn mà còn là cây thuốc chữa bệnh. Bộ phận dùng và chế biến làm thuốc cả cây. Theo nghiên cứu hiện đại, trong 1kg hẹ có 5-10g đạm, 5-30g đường, 2g vitamin A, 89g vitamin C, 2,6g canxi, 2,2g phốt pho. Đặc biệt, trong lá hẹ có rất nhiều chất xơ, có tác dụng giảm đường huyết, giảm mỡ máu, ngừa xơ mỡ động mạch, bảo vệ tuyến tụy. Còn theo Đông y, lá hẹ để tươi có tính nhiệt, nhưng khi nấu chín ăn lại có tính ôn (ấm), vị cay, đi vào các kinh can, tỳ và vị; tác dụng ôn trung, hành khí, tán độc, chữa ho cho trẻ, tiêu hóa kém, trĩ sưng đau, ra mồ hôi trộm, đi tiểu nhiều lần... Còn hạt và rễ hẹ cũng có tính ấm, vị cay ngọt, đi vào kinh can, thận, chữa đái dầm, táo bón, trị giun kim...Củ hẹ tác dụng ôn trung, kiện vị, hành khí...
Đơn thuốc có sử dụng cây hẹ:
Chữa ho trẻ em: Lấy lá hẹ tươi đem cắt nhỏ, cho đường phèn vào cùng một bát, sau cho vào nồi cơm hấp chín. Cho trẻ uống dần trong ngày 2 - 3 lần.
Chữa hen suyễn (khó thở): Lá hẹ một nắm giã nát, lấy nước uống hay sắc lên để uống.
Chữa chứng táo bón: Hạt hẹ rang vàng, giã nhỏ. Mỗi lần uống 5g. Hòa nước sôi uống ngày 3 lần.
Cảm mạo, ho do lạnh: Lá hẹ 250g, gừng tươi 25g, cho thêm ít đường hấp chín, ăn cái, uống nước
Trị chứng đái dầm ở trẻ em: Nấu cháo rễ hẹ. Rễ hẹ tươi 25g, gạo 50g, rễ hẹ vắt lấy nước cho vào cháo đang sôi, thêm ít đường, ăn nóng, dùng liên tục trong 10 ngày.
Chữa đau răng: Lấy một nắm hẹ (cả rễ) giã nhuyễn, đặt vào chỗ đau, đặt liên tục cho đến khi khỏi.
Trị giun kim: Rễ hẹ một nắm giã lấy nước cho uống.
Trĩ sưng đau: Một nắm to lá hẹ cho vào nồi đất cùng với nước, dùng lá chuối bịt kín nồi, đun đến khi sôi thì nhấc xuống, chọc một lỗ thủng trên lá chuối cho hơi bay lên để xông trĩ. Khi thấy hết hơi bay lên thì đổ hẹ ra chậu ngâm rửa hậu môn.
Chữa ra mồ hôi trộm: Lá hẹ tươi 200g, thịt rắn 100g. Hai thứ đem cùng hấp chín, nêm gia vị vừa đủ để ăn. Cần dùng hàng ngày.
Đi tiểu nhiều lần: Lá hẹ, cây tơ hồng xanh, ngũ vị tử, phúc bồn tử, câu kỷ tử, nữ trinh tử. Mỗi vị 40g, đem phơi khô tán bột, mỗi lần uống 6g. Ngày uống 2 lần với nước ấm.
Chữa phụ nữ âm đạo tiết ra chất dịch: 100g củ hẹ giã nát, vắt lấy nước cốt, trộn đều với 1 quả trứng gà, cho chút đường vào và để bát vào nồi cơm hấp chín. Ngày ăn 1 lần, cần ăn liên tục trong 5 ngày.
Bị chín mé càng cua (nhiễm trùng sưng tấy đầu móng tay): Hẹ dùng cả củ và rễ, giã nát, xào rượu chườm, bó, băng lại chỗ bị lên càng cua. Ngày thay băng 3 - 4 lần.
Bác sĩ Minh HằngBài 4: Cây hẹ là vị thuốc Kháng sinh từ thiên nhiên
Cây hẹ còn gọi cửu thái, tên khoa học là Alllium tuberosum, họ Hành - Allaceae. Cây được trồng làm gia vị, có chứa hợp chất sunfua, saponin, chất đắng, hoạt chất odorin, giàu vitamin C và có tác dụng kháng khuẩn tốt, đặc biệt đối với đường hô hấp và đường ruột.
Trị cảm sốt, ho ở cả người lớn, trẻ em: lấy một nắm lá hẹ tươi rửa sạch, thái nhỏ trộn với ít đường phèn hấp trong nồi cơm hoặc chưng cách thủy, để nguội, người lớn ăn cả nước và cái, trẻ em uống nước (dùng lá hẹ tươi sống, không nên đun sôi sẽ làm mất tác dụng của kháng sinh).
Hen suyễn cấp: củ hẹ 10g hay lá hẹ 20g giã nát, ép nước cốt uống.
Đau, sưng họng: nhai lá hẹ tươi với vài hạt muối. Hoặc hẹ tươi 10 - 12g, giã vắt lấy nước uống.
Chảy máu cam, đi lỵ ra máu: củ hay lá tươi giã nát lấy nước uống.
Đại tiện lỏng mạn tính: xào hẹ hay ăn canh hẹ thường xuyên. Ăn liên tục trong tháng rưỡi vào mùa đông, xuân.
Trĩ: giã hẹ xào nóng, bọc vải màn, chườm nóng, ngày chườm giờ.
Chai chân: lá hẹ 40g, lá gai 10g, hạt gấc 2 hạt. Tất cả giã nát rồi đắp vào chỗ chai.
Táo bón: hạt hẹ rang vàng, giã nhỏ. Mỗi lần uống 5g, hòa nước sôi uống ngày 2 lần.
Côn trùng chui vào tai: giã lá hẹ, ép nước nhỏ vào tai.
Chứng đái dầm ở trẻ em: gạo 50g, rễ hẹ 25g. Gạo vo sạch nấu cháo, rễ hẹ vắt lấy nước cho vào cháo đang sôi, thêm ít đường, ăn nóng. Dùng liên tục 10 ngày.
Tiểu đêm nhiều lần: lá hẹ, dây tơ hồng xanh, ngũ vị tử, phúc bồn tử, kỷ tử, nữ trinh tử mỗi vị 40g. Tất cả phơi khô tán bột, mỗi lần uống 6g, ngày 2 lần với nước ấm.
Mộng tinh, tiểu són: hạt hẹ 5g nấu cháo đặc, ăn 5 ngày liền.
Khí hư: ăn cháo hẹ 1 tuần hoặc dùng 300g hạt hẹ sao giòn luyện mật ong bằng hạt đậu, ngày uống vài chục viên.
Phụ nữ sau đẻ bị chóng mặt: củ hẹ 10g, hành tăm 10g. Hai thứ giã nhỏ, trộn dấm. Nướng viên gạch cho đỏ, đổ hẹ và hành lên, xông hơi.
Đau răng: lấy một nắm lá hẹ (cả rễ) giã nhuyễn, đặt vào chỗ đau, liên tục cho đến khi khỏi.
Ra mồ hôi trộm: lá hẹ tươi 200g, thịt rắn 100g. Hai thứ cùng hấp chín, nêm gia vị, ăn hằng ngày.
Lương y ĐÌNH THUẤN
Bài 5: Cây hẹ - hành khí, kiện vị, giải độc
Theo Đông y, hẹ vị cay, tính ôn; vào can, vị, thận. Có tác dụng ôn trung hành khí, kiện vị, tán ứ giải độc, bổ thận tráng dương. Dùng cho các trường hợp đau tức vùng ngực, nấc cụt, nôn thổ huyết, niệu huyết, trĩ xuất huyết, bệnh tiểu đường, dị ứng nổi ban, liệt dương di tinh. Theo kinh nghiệm dân gian, lá và thân hẹ chữa ho trẻ em, hen suyễn, giun kim, lỵ amíp, tiêu hóa kém. Hằng ngày có thể dùng 30 - 100g dưới dạng vắt ép lấy nước, xào nấu.
Chữa ho trẻ em: lá hẹ 15g, hoa đu đủ đực 15g, hạt chanh 20 hạt. Dùng tươi, giã nát, thêm 10 - 20ml nước và 1 thìa canh mật ong; hấp chín, ép lấy nước, chia uống 3 lần trong ngày. Dùng 3 - 4 ngày.
Hen suyễn nguy cấp: lá hẹ 50g, sắc với 200ml nước còn 50ml. Uống trong ngày.
Chữa giun kim, ra mồ hôi trộm ở trẻ em: lá hẹ 30g, ép lấy nước, thêm 10 - 20ml vào bã lá và ép gạn; hợp 2 nước ép, thêm mật ong đủ ngọt để uống. Có thể làm rau ăn trong ngày.
Nước ép hẹ gừng tươi sữa bò: nước ép hẹ 60g, sữa bò 200ml, nước ép gừng tươi 10 - 20ml. Trộn đều, hâm nóng cho uống. Dùng cho bệnh nhân nôn do trào ngược thực quản.
Nước sắc hẹ cam thảo: hẹ tươi 30g, cam thảo 15g. Hẹ rửa sạch để ráo, cắt đoạn; cam thảo thái lát mỏng. Hãm nước cho uống. Dùng cho bệnh nhân nổi ban, mề đay.
Bún (mỳ) xào hẹ: bún (mỳ) 150 - 200g, hẹ tươi 60 -100g, có thể thêm thịt nạc hoặc tôm nõn 50g, gừng tươi. Xào với dầu thực vật, ăn nóng. Dùng cho các trường hợp ho suyễn lâu có tính chất dị ứng.
Canh hẹ: rau hẹ 200 - 300g. Luộc hay nấu canh với ít muối. Ngày 1 lần; ăn liên tục 3 - 5 tháng. Trị tiêu khát.
Cháo hẹ: hẹ tươi 60g, gạo tẻ 100g. Nấu cháo gạo, khi cháo được cho hẹ vào, thêm muối vừa ăn. Dùng cho bệnh nhân đau bụng tiêu chảy, liệt dương di tinh.
Rau hẹ, hồ đào xào dầu vừng: rau hẹ 240g, hồ đào nhân 60g. Xào với dầu vừng, ngày ăn 1 lần, dùng trong 1 tháng. Dùng cho bệnh nhân đau lưng liệt dương.
Kiêng kỵ: Người bị sốt nóng, viêm nhiễm lở ngứa, đau mắt đỏ không dùng.
BS. Tiểu Lan
Bài 6: Bôi nước lá hẹ khi trẻ mọc răng
Cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào chứng minh việc bôi nước lá hẹ lên nướu sẽ giúp trẻ giảm đau khi mọc răng. Trong khi đó, trẻ ngay sau sinh hệ tiêu hoá chưa ổn định, nếu lấy nước hẹ sống bôi lên nướu, ít thì trẻ có thể không nuốt phải, nhưng nếu nhiều trẻ nuốt xuống ruột có thể gây viêm ruột (nhất là trẻ sinh non, nhẹ cân).
Trong giai đoạn mọc răng, trẻ có thể ngứa nướu, đau nướu và sốt. Nếu chỉ ngứa nướu (trẻ hay nghiến răng, nghiến lợi, chảy nước dãi) có thể cho trẻ nhai núm vú giả sạch nếu trẻ khó chịu. Nếu trẻ đau hoặc sốt, cha mẹ có thể cho trẻ uống paracetamol (thuốc hạ sốt thông dụng cho trẻ nhỏ), liều lượng theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn.
Bác sĩ Huy An
Bài 7: 7 cách dùng lá hẹ tươi giảm ho, viêm họng
Lá hẹ tươi tính ấm, vị cay ngọt và có công dụng ôn trung, kháng khuẩn, tiêu đờm, trợ khí có tác dụng hỗ trợ giảm triệu chứng viêm họng.
Hơn nữa, các bài thuốc từ lá hẹ tươi có thể được sử dụng cho cả trẻ em và người lớn.
1. Uống nước lá hẹ tươi
Thành phần: Lá hẹ tươi 1 nắm vừa đủ.
Cách dùng: Lá hẹ tươi rửa sạch, cắt nhỏ rồi cho vào máy xay sinh tố, thêm nước ấm, lọc lấy nước cốt. Chia nước lá hẹ thành 2-3 phần, uống trong ngày, bảo quản trong tủ lạnh.
2. Lá hẹ tươi chưng đường phèn
Thành phần: Lá hẹ tươi 100g, đường phèn vừa đủ.
Cách dùng: Lá hẹ tươi rửa sạch, cắt nhỏ. Đường phèn giã nhỏ. Cho hai nguyên liệu vào chén hoặc bát sạch, hấp cách thủy trong 30 phút. Chia lá hẹ chưng đường phèn thành 2 phần, ăn trong ngày.
Lá hẹ tươi được sử dụng theo nhiều cách khác nhau giảm triệu chứng ho, viêm họng.
3. Cháo lá hẹ tươi
Thành phần: Lá hẹ tươi 100g, gạo tẻ 50g.
Cách dùng: Lá hẹ rửa sạch, cắt khúc vừa ăn. Gạo nấu thành cháo, nêm gia vị vừa ăn, cho lá hẹ vào, nấu thêm khoảng 2 phút.
Cháo lá hẹ có tác dụng xoa dịu cổ họng, giảm đau rát họng.
4. Lá hẹ tươi hấp gừng
Thành phần: Lá hẹ tươi 250g, gừng tươi 25g.
Cách dùng: Lá hẹ rửa sạch, cắt nhỏ. Gừng tươi rửa sạch, thái lát mỏng. Cho nguyên liệu vào chén hoặc bát, bạn có thể thêm chút đường cho dễ dùng, rồi hấp cách thủy 30 phút. Liệu trình 5 ngày.
5. Lá hẹ tươi kết hợp hoa đu đủ đực và hạt chanh
Thành phần: Lá hẹ tươi 15g, hoa đu đủ đực 15g, hạt chanh 10g.
Cách dùng: Các nguyên liệu trên đem xay nhuyễn, hấp chín. Để dễ uống, bạn có thể cho thêm đường khi hấp. Uống hỗn hợp mỗi ngày 3 lần.
6. Lá hẹ tươi kết hợp nghệ và chanh
Thành phần: Lá hẹ tươi 100g, củ nghệ 20g, chanh 1 quả, đường phèn vừa đủ.
Cách dùng: Lá hẹ rửa sạch, cắt khúc ngắn. Nghệ nướng chín, bỏ vỏ, giã nát. Chanh cắt thành từng lát mỏng. Cho 3 nguyên liệu hấp cách thủy, sau đó chắt lấy nước uống 2 lần/ngày trước khi ăn.
7. Chườm lá hẹ tươi vùng họng
Thành phần: Lá hẹ tươi 1 nắm
Cách dùng: Lá hẹ tươi rửa sạch, hơ nóng và áp trực tiếp lên vùng cổ. Cần chú ý lá hẹ không quá nóng để tránh bị bỏng. Khi lá hẹ nguội có thể thay bằng lá hẹ khác và làm liên tục trong vòng 15 phút giúp giảm đau họng, tan đờm.
Để tình trạng viêm họng nhanh chóng được cải thiện, bên cạnh việc dùng lá hẹ tươi, người bệnh cần kết hợp một số biện pháp:
- Có chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý.
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày.
- Không uống nước đá, ăn thức ăn lạnh khi bị viêm họng.
- Khi thời tiết lạnh cần giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng ngực, cổ họng.
Lưu ý khi sử dụng lá hẹ tươi trị viêm họng
Lá hẹ có tác dụng hỗ trợ làm giảm triệu chứng viêm họng, không có hiệu quả ngay nên người bệnh cần duy trì tuân thủ chỉ định của bác sĩ, nhất là các trường hợp ho liên tục, ho nhiều, khó thở, mất ngủ, sốt cao…
Để đạt hiệu quả, nên sử dụng lá hẹ tươi ngay từ khi cơn ho xuất hiện.
Lá hẹ có tính nhiệt, vị cay, người có thể âm suy hoặc bốc hỏa không nên dùng.
Người có cơ địa dị ứng với hành lá, hành tây cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng lá hẹ tươi hỗ trợ trị viêm họng.
Không nên sử dụng lá hẹ tươi liều lượng lớn một lúc do hẹ chứa nhiều chất xơ, có thể gây cảm giác bụng ậm ạch.
Lương y Bùi Đắc Sáng
Viện hàn lâm KH&CN Việt nam, Hội đông y Hà nội
⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! |
Facebook Conversations