views
1. Thông tin nhận biết cây gừng
Gừng là gia vị rất quen thuộc và được sử dụng như một thảo dược chữa bệnh. Tuy nhiên, bạn có từng thắc mắc sử dụng gừng tươi hay gừng khô sẽ tốt hơn cho sức khỏe?
Theo Những cây thuốc, vị thuốc Việt Nam của GS. Đỗ Tất Lợi, gừng còn gọi là khương, tên khoa học là Zingiber offcinale Rose, thuộc họ Gừng Zingiberaceae. Khương là thân rễ của cây gừng tươi hoặc khô.
Tùy theo tươi hay khô, vị thuốc mang tên khác nhau: Sinh khương là củ (thân rễ) tươi, can khương là thân rễ phơi khô.
Sinh khương: Theo tài liệu cổ, sinh khương vị cay, tính hơi ôn, vào ba kinh phế, tỳ, vị; có tác dụng phát biểu tán hàn, ôn trung, làm hết nôn, tiêu đờm, hành thủy giải độc. Dùng chữa ngoại cảm, biểu chứng, bụng đầy trướng, nôn mửa, giải đọc bán hạ, nam tinh, cua cá, đờm ẩm sinh ho.
Can khương vị cay, tính ôn; bào khương (can khương bào chế) vị cay đắng, tính đại nhiệt, vào sáu kinh tâm, phế, tỳ, vị, thận và đại tràng; có tác dụng ôn trung, tán hàn, hồi dương thông mạch, dùng chữa thổ tả, bụng đau, chân tay lạnh, mạch nhỏ, hàn ẩm xuyên ho, phong hàn thấp tỳ.
Theo y học hiện đại, TS. Archana Batra, chuyên gia dinh dưỡng, vật lý trị liệu tại Ấn Độ cho biết
2. Tác dụng của gừng khô
Gừng khô là gừng tươi phơi khô, được loại bỏ hầu hết lượng nước, hương vị và dược tính được tập trung cao.
Gừng khô có tác dụng:
- Cải thiện tiêu hóa: Giảm chứng khó tiêu, giảm đầy hơi và giảm bớt khó chịu ở đường tiêu hóa.
- Chống viêm: Gừng khô chứa các hợp chất có đặc tính chống viêm, có khả năng hỗ trợ kiểm soát tình trạng viêm và giảm đau cơ, khớp.
- Hỗ trợ hô hấp: Gừng khô có thể giúp giảm bớt các vấn đề về hô hấp, thường được sử dụng để giảm ho, cảm lạnh và đau họng.
3. Tác dụng của gừng tươi
Gừng tươi ở dạng thô và tự nhiên, được đánh giá cao về đặc tính ẩm thực và dược liệu. Gừng tươi đem lại hương vị thơm ngon, cay nồng và hơi ngọt. Những lợi ích của gừng tươi bao gồm:
- Chống buồn nôn: Thường được sử dụng để làm giảm chứng say tàu xe, ốm nghén khi mang thai và buồn nôn do nhiều tình trạng khác nhau. Nhai một miếng gừng tươi nhỏ hoặc pha trà gừng có thể có hiệu quả.
- Chứa hàm lượng cao chất chống oxy hóa: Gừng tươi giàu chất chống oxy hóa, hỗ trợ chống lại stress, căng thẳng và có khả năng làm giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính.
- Tốt cho tiêu hóa: Tương tự như gừng khô, gừng tươi hỗ trợ tiêu hóa bằng cách kích thích sản xuất nước bọt và mật, giúp phân hủy thức ăn và ngăn ngừa khó chịu ở đường tiêu hóa.
- Chữa cảm lạnh: Gừng tươi cũng thường được sử dụng như một phương thuốc chữa cảm lạnh và cúm, vì nó có thể giúp giảm bớt các triệu chứng và tăng cường hệ thống miễn dịch.
4. Loại gừng nào tốt nhất, gừng khô hay gừng tươi?
Theo Thư viện Y khoa Quốc gia Ấn Độ, quá trình sấy khô gừng tươi làm tăng hàm lượng chất chống oxy hóa bằng cách loại bỏ nước. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là gừng tươi hoàn toàn thiếu chất chống oxy hóa mà mức độ chống oxy hóa bị giảm đi khi sử dụng trong nấu ăn.
Ngoài ra, một nghiên cứu được công bố trên PubMed Central đã nghiên cứu tác dụng của gừng tươi và gừng khô đối với virus đường hô hấp trong tế bào người. Các phát hiện chỉ ra rằng gừng tươi có thể giúp bảo vệ hệ hô hấp, trong khi gừng khô không mang lại tác dụng tương tự.
Hơn nữa, TS. Archana Batra cho biết, để giải quyết các vấn đề về cúm, cảm lạnh, ho và bệnh hô hấp theo mùa, nên chọn nước gừng khô hoặc trà thay vì nước gừng tươi.
Như vậy, cả gừng khô và gừng tươi đều có tác dụng tốt với sức khỏe. Tuy nhiên, khi sử dụng với những mục đích khác nhau, cho các trường hợp khác nhau nên ưu tiên lựa chọn loại gừng có tác dụng hơn để quá trình trị bệnh đạt hiệu quả tối đa.
5. Một số bài thuốc trị bệnh từ gừng
Chữa nhức đầu, lạnh bụng, nôn ọe, có đờm: Can khương (gừng khô) 10g, trích cam thảo 4g, nước 300ml, sắc còn 100ml, chia nhiều lần uống trong ngày. Thấy đỡ thì bớt uống đi.
Tiêu chảy: Can khương sấy khô tán nhỏ, dùng nước cơm chiên thuốc, mỗi lần uống 2-4g.Đ
Đi lỵ ra máu: Can khương thiêu tồn tính. Ngày uống nhiều lần, mỗi lần 2-4g, chiêu bằng nước cơm hay nước cháo.
Cảm cúm, nhức đầu, ho, thân thể đau mỏi: Gừng sống giã nhỏ, bọc vào mớ tóc rối, tẩm rượu xào nóng đánh khắp người xát vào chỗ đau mỏi.
Chữa nôn mửa: Gừng sống nhấm từng ít một cho đến khi hết nôn.
Lưu ý: Trong Đông y người ta cho rằng những người trong ngoài đều nhiệt, vì nhiệt mà đau bụng, vì nhiệt mà thổ huyết thì không được dùng gừng.
⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! |
Facebook Conversations