menu
Ngũ Bội Tử (Galla Rhi Chinesis): Vị Thuốc Quý Trong Y Học Cổ Truyền Với Nhiều Ứng Dụng Dược Lý
Temu

Cách kiếm thu nhập thụ động

Ngũ Bội Tử (Galla Rhi Chinesis): Vị Thuốc Quý Trong Y Học Cổ Truyền Với Nhiều Ứng Dụng Dược Lý

Cách kiếm thu nhập thụ động

Cách kiếm thu nhập thụ động

Ngũ bội tử, sản phẩm từ nhộng sâu ký sinh trên cây Muối, là một vị thuốc quý trong y học cổ truyền với nhiều tác dụng như liễm phế, cầm máu, và chống viêm. Ngoài ra, các nghiên cứu hiện đại đã xác nhận khả năng kháng khuẩn mạnh mẽ và tác dụng làm lành vết loét của Ngũ bội tử. Vị thuốc này được sử dụng rộng rãi trong điều trị các bệnh về đường tiêu hóa, di tinh, sẹo do bỏng, và nhiều bệnh lý khác.

1. NGŨ BỘI TỬ ( Galla Rhi Chinesis)

NGŨ BỘI TỬ ( Galla Rhi Chinesis) Vị thuốc

Ngũ bội tử là những túi đặc biệt do nhộng của con sâu Ngũ bội tử ( Melaphis chinensis ( Bell) Baker), ký sinh trên những cuống lá và cành của cây Muối hay Diêm phụ mộc có nhiều loại có tên thực vật khác nhau như Rhus chinensis Mill R.Potaninii Maxim, R.punjabensis Stew var Sinica ( Diels) Rehd et Wils, thuộc họ Đào lộn hột ( Anacardiaceae).

Ngũ bội tử dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản thảo thập di. Ở nước ta, Ngũ bội tử chỉ mới phát hiện có ít tại các tỉnh Cao bằng, Lạng sơn, Hà giang, Tuyên quang, Hoàng liên sơn, Lào cai và một số vùng Tây bắc, vùng biên giới Trung việt. Ngũ bội tử cũng có tại Nhật bản, Trung quốc ( Quảng đông, Quảng tây, Vân nam, Phúc kiến.)

Ngũ bội tử có tên gọi là Bầu bí, Mặc piết, Bơ pật ( Thái), Văn cáp, Bách trùng thương ( Trung quốc).

Tính vị qui kinh:

Vị chua sáp tính hàn, qui kinh Phế, Đại trường, Thận.

Theo các sách cổ:

  • Sách Khai báo bản thảo: vị đắng chua, bình, không độc.
  • Sách Bản thảo cương mục: chua mặn bình, không độc.
  • Sách Bản thảo bị yếu: mặn chua sáp hàn.
  • Sách Lôi công bào chế dược tính giải: nhập Đại trường kinh.
  • Sách Bản thảo kinh sơ: nhập thủ thái âm, túc dương minh kinh.
  • Sách Bản thảo tái tân: nhập 3 kinh Can, Phế, Thận.

Thành phàn chủ yếu:

Thành phần chủ yếu là Tanin ( tannic acid) còn gọi là galotanic acid, chiếm tỷ lệ 50 - 80%, resin 2 - 4%, chất béo, tinh bột.

Tác dụng dược lý:

A.Theo Y học cổ truyền:

Ngũ bội tử có tác dụng: liễm phế gíang hỏa, sáp tràng, cố tinh, liễm hãn chỉ huyết. Chủ trị các chứng: Phế hư cửu khái, cửu tả cửu lî, thóat giang (lòi dom, prolapsus rectal), di tinh, hoạt tinh, tự hãn, đạo hãn, băng lậu hạ huyết.

Trích đọan Y văn cổ:

  • Sách Bản thảo thập di: " tràng hư tả lî, dùng bột sắc thuốc thang uống nóng".
  • Sách Bản thảo cương mục: " liễm phế giáng hỏa, hóa đàm ẩm, chỉ khái thấu, tiêu khát, đạo hãn, nôn mữa, mất máu, lî lâu ngày, bệnh vàng da, đau bụng trên, trẻ em khóc đêm, làm đen tóc râu. Trị mắt đỏ lóet lở, tiêu sưng độc, trị hầu tý ( đau sưng họng), làm thu miệng các nhọt lở lóet, trị lòi dom, sa ruột".

B.Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:

  1. Thuốc có nhiều chất tanin gây kết tủa albumin nên có tác dụng thu liễm làm lành các vết lóet ngoài da, niêm mạc. Chất tanin có thể kết hợp với một số kim loại, ancaloid, glucozit hình thành các hợp chất không hòa tan cho nên có tác dụng giải độc tố đối với các loại thuốc có thành phần như trên.
  2. Tác dụng kháng khuẩn: nước sắc Ngũ bội tử có tác dụng ức chế hoặc giết chết in vitro nhiều loại vi khuẩn như tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn, phế cầu khuẩn, trực khuẩn thương hàn, phó thương hàn, kiết lî, bạch hầu, trực khuẩn mủ xanh, virus cúm, chủng virus PR8.

3. Độc tính của thuốc: cho súc vật thí nghiệm uống nước sắc 100% Ngũ bội tử với liều 20g/kg không thấy có tác dụng gì biểu hiện. Nhưng với cùng liều cho chích dưới da, sinh ra hoại tử tại chỗ, tinh thần kích động, khó thở và tử vong trong 24 giờ.

Ứng dụng lâm sàng:

1.Trị xuất huyết đường tiêu hóa trên: Trần Vệ Tinh và cộng sự dùng: Ngũ bội tử 6g sắc còn 100ml, chia 3 lần uống trong ngày, nhịn ăn đối với bệnh nhân nôn máu, trường hợp không nôn ăn chế độ lỏng, huyết sắc tố dưới 7g, cho truyền máu. Mỗi ngày theo dõi phân và làm thử nghiệm máu của phân. Tác giả trị xuất huyết đường tiêu hóa trên 33 ca, kết quả sau 1 tuần, thử nghiệm máu trong phân chuyển âm tính 29 ca, tỷ lệ 91%, do táo bón 9 ngày chuyển âm tính 2 ca, 11 ngày chuyển âm tính 1 ca, 1 ca do ung thư bao tử nên không kết quả ( Học báo học viện Trung y Triết giang 1987,6:20).

2.Trị di tinh: Dương Hiểu dùng bột mịn Ngũ bội tử trộn với nước muối sinh lý thành hồ lỏng phết vào miếng cao dán 3 x 4cm dán vào huyệt Tứ mãn ( huyệt ở vị trí dưới rốn 2 thốn ngang ra mỗi bên 0,5 thốn), 3 ngày thay 1 lần, 3 lần là 1 liệu trình. Trị 35 ca kết quả tốt 9 ca, có kết quả 19 ca, không kết quả 7 ca ( Báo Trung Y dợc Tân cương 1986,4 bìa 4)

3.Trị sẹo do bỏng: Phòng văn Bưu và cộng sự dùng Ngũ bội tử 8 - 100g tán bột mịn, giấm đen 250ml, Ngô công 1 con tán bột, Mật ong 18g, trộn đều thành cao, phết vào vải đen dán vùng sẹo, 3 - 5 ngày thay 1 lần cho đến khi sẹo mềm và băng lại, hết triệu chứng, chức năng hồi phục. Trị 10 ca đều có kết quả ( Báo Tân trung y 1986,12:8).

4.Trị tưa miệng ( muguet): Tiết duy Chấn dùng bột Ngũ bội tử 20g, Băng phiến 3g, tán bột mịn trộn đều thổi vào vùng bệnh, ngày 2 lần. Trị 20 ca, trong 2 ngày khỏi ( Báo Trung y Hà bắc 1987,6:48).

5.Trị trĩ: Đặng Quế Trân dùng Ngũ bội tử 500g, tán vụn (sạch), ngâm vào 52,5% cồn 1000ml, bỏ vào lọ bịt kín giữ trong 1 - 2 tháng, lọc nấu sôi vô trùng. Sau khi vô trùng hậu môn vùng trĩ, trực tiếp chích vào búi trĩ, bên trong uống thanh nhiệt chỉ huyết thông tiện, giữ không cho táo bón, sau khi đi tiêu ngâm rửa hậu môn với thuốc tím, thay thuốc dán cao Hoàng liên cho đến khi trĩ rụng, miệng lành. Trị 80 ca đều khỏi ( Tạp chí Trung y Hà bắc 1984,2:25).

6.Trị mồ hôi đêm: dùng bột Ngũ bội tử làm thành hồ đắp lên rốn bệnh nhân trước lúc ngủ, đã trị cho 61 ca mồ hôi đêm đều bớt ở mức độ khác nhau ( bệnh nhân lao hoặc lao biến chứng bụi phổi).

7.Trị đau bụng tiêu lỏng: Ngũ bội tử tán bột làm viên bằng hạt đậu xanh, ngày uống 15 - 20 viên với nước Bạc hà.

8.Trị đái dầm: Ngũ bội tử giã nhỏ thêm nước thành hồ đắp vào rốn.

Liều thường dùng:

  • Liều 1,5 - 6g, dùng ngoài tùy theo nhu cầu.

2. Tìm hiểu chung Tên gọi, danh pháp

Tên Tiếng Việt: Ngũ bội tử

Tên khác: Bầu bí; Bơ pật; Bách trùng thương; Văn cáp; Galla sinensis

Tên khoa học: Schlechtendalia sinensis Bell là cái tổ của con sâu Ngũ bội tử (Schlechtendalia chinensis Bell.), nằm trên cây Muối (Rhus chinensis Mill.) thuộc họ Đào lộn hột (Anacardiaceae).

Đặc điểm tự nhiên

Ngũ bội tử: Loài sâu Ngũ bội tử sống trên cây Muối (Rhus chinensis Mill.), sau đó tạo thành các tổ ở cành non hoặc cuống lá. Các tổ này thường có hình nhiều nhánh hoặc hình trứng, bề mặt có lông mịn màu xám nhạt hoặc đỏ nâu. Bẻ đôi tổ thấy vách dày từ 1 – 2 mm, cứng, bóng. Bên trong tổ đôi khi còn các mảnh của sâu.

Có hai loại:

  • Giác bội là các tổ dạng hình củ ấu, dạng sừng, phân các nhánh không đều nhau, vách khá mỏng, nhiều lông tơ mềm.

  • Đỗ bội là các tổ hình trứng hoặc hình thoi, dài từ 2,5 – 9 cm, rộng từ 1,5 – 4 cm, mặt ngoài màu xám, có ít lông tơ mềm, dễ vỡ do cứng và giòn.

Cây Muối (Rhus chinensis Mill.): Đây là cây gỗ nhỏ cao từ 2 – 8 m. Lá kép lông chim 1 lần lẻ mang 7 – 14 lá chét, mọc cách. Cuống lá chính có rìa như cánh, màu nâu nhạt, có lông, không có cuống phụ. Phiến lá chét hình trứng dài từ 5 – 14 cm, rộng từ 2,5 – 9 cm, mép có răng cưa. Cụm hoa hỗn hợp, hình chùy, mọc ở ngọn cành, mang các hoa nhỏ, màu trắng sữa. Cụm hoa dài từ 20 – 30 cm. Quả hạch đựng 1 hạt, màu vàng cam đỏ.

Phân bố, thu hái, chế biến

Phân bố

Ở nước ta, Ngũ bội tử được tìm thấy ở một số tỉnh thành phía Bắc như Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, Lào Cai và một số tỉnh vùng Tây Bắc.

Trên thế giới, Ngũ bội tử được tìm thấy nhiều ở Trung Quốc (Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam, Phúc Kiến…), ngoài ra còn ở Nhật Bản.

Thu hái và chế biến

Vào khoảng tháng 5 – 6, sâu Ngũ bội tử cái từ các cây khác di chuyển đến cây Muối để đẻ trứng vào lá hoặc cành non. Từ những vị trí bị sâu tác động, cây cho ra các Ngũ bội.

Vào khoảng tháng 9, các Ngũ bội này được thu hái rồi đem về giết con sâu ở trong bằng cách hấp, sau đó đem phơi khô.

Trước đây, mỗi năm, nước ta đã từng có thể xuất khẩu 30 – 40 tấn Ngũ bội tử.

Bộ phận sử dụng

Tổ đặc biệt của con sâu Ngũ bội tử (Gala chinensis).

Thành phần hoá học

Thành phần chính là tanin, thường chiếm khoảng 50%, có khi lên đến 60 – 70%, thậm chí 80%. Ngoài ra, trong Ngũ bội tử còn có chứa acid galic tự do, 2 – 4% chất béo, nhựa và tinh bột.

Công dụng

Theo y học cổ truyền

Ngũ bội tử có vị chua, tính bình, vào 3 kinh phế, thận, đại tràng, có tác dụng liễm phế, giáng hỏa chỉ huyết, liễm hãn, sáp trường.

Dược liệu được dùng để chữa ho do phế hư, trĩ ngoại do lỵ lâu ngày, đổ mồ hôi, nổi mụn nhọt.

Đây là vị thuốc thu liễm trong đi tiêu chảy, lỵ ra máu, giải độc gan, hoàng đản.

Ngoài ra còn là nguyên liệu để thuộc da, nhuộm màu đen, chế mực…

Theo y học hiện đại

Tác dụng cầm máu

Tanin làm tủa protid trong da, niêm mạc ở các chỗ loét, làm cho chỗ loét săn se tạo thành lớp cứng, đồng thời có tác dụng cầm máu nhờ gây đông máu.

Tác dụng giải độc

Giải độc alkaloid vì khi có khả năng phản ứng với nhóm hợp chất này, giảm hấp thụ alkaloid vào cơ thể.

Liều dùng & cách dùng

Ngày dùng từ 0,5 - 1 g dưới dạng thuốc bột hoặc sắc uống.

Dung dịch 5 – 10% có thể dùng súc miệng để làm lành vết loét trong miệng.

Bài thuốc kinh nghiệm

Bài thuốc cầm tiêu chảy

Đem bột Ngũ bội tử trộn với ít hồ rồi hoàn thành viên cỡ hạt đậu xanh để uống, 15 - 20 viên/ngày, uống với nước bạc hà.

Bài thuốc chữa đái dầm ở trẻ em

Giã nhỏ Ngũ bội tử, thêm ít nước cho dính rồi đắp vào rốn.

Bài thuốc chữa nôn, trớ ở trẻ em

Lấy 1,5 g Ngũ bội tử đem nướng xong trích với 20 g Cam thảo, cộng thêm 1,5 g Ngũ bội tử sống rồi đem tán nhỏ, dùng mỗi ngày 2 g cùng nước cơm hoặc cháo.

Lưu ý

Ngoài cây Muối, ở một số địa điểm của nước ta và Lào, còn có loài Sơn bút (Rhus semialata Roxb. var. roxburghii DC.) cũng hay bị một loại sâu khác tạo ra trên cành non những ngũ bội nhỏ hơn, kích thước đồng đều, cỡ quả nho, đầu có màu đỏ sau chuyển thành màu đen, thành dày khoảng 0,05 cm.

Ở nước ta, ngoài dùng Ngũ bội tử nhập của Trung Quốc, còn có thể xài Ngũ bội tử trong nước, thu hoạch trên cây Rhus semialata Mill.

Trước đây phải nhập Ngũ bội tử Thổ Nhĩ Kỳ (Galla Turcia), tổ do loài ong Cynips gallaetinctoriae Oliv. gây trên cành non của Quercus infectoria Oliv. thuộc họ Giẻ (Fagaceae).

⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! 
Một bất ngờ khác dành cho bạn! Nhấp https://temu.to/k/u1s17ibl63n hoặc Tìm kiếm int66445 để kiếm tiền cùng tôi!

What's your reaction?

Facebook Conversations