views
1. Trí tuệ
Trí tuệ không chỉ nói đến sự thông minh, khôn khéo, ứng biến giỏi hay học thức cao. Rất nhiều người học cao, thông minh nhưng vẫn chưa đạt đến cảnh giới “quân tử”. Ngoài ra, nhiều kẻ khôn vặt, giảo hoạt, dù có được trí thông minh thì cũng chỉ là kẻ tiểu nhân đắc chí.
Trí tuệ của người quân tử đôi khi không biểu hiện ra ngoài trong những hoàn cảnh bình thường, chỉ như mặt nước hồ thu không mảy may gợn sóng. Trí tuệ của họ không phải là cái khôn nhất thời để chiếm đoạt lợi ích cho mình mà là trí huệ cao xa, lòng dạ quang minh chính đại, khoan dung độ lượng.
2. Kết giao
Người quân tử kết giao bạn bè nhạt như nước, kẻ tiểu nhân kết giao nồng như rượu. Nhạt như nước không có ý nói là nhạt nhẽo, vô vị mà bởi nước là thứ thuần khiết, nguyên sơ, là khởi nguồn của vạn vật.
Nước không mùi không vị nhưng không ai thiếu nước mà sống được. Rượu tuy nồng đượm nhưng chỉ khiến người ta chìm trong cơn say nhất thời, tỉnh ra mọi thứ thật trống rỗng, chuốc rượu quá chén còn mệt thân, hại người.
Trong mối quan hệ với người khác, quân tử luôn thực hành đạo lý: “Điều mình không muốn, không làm cho người” (Khổng Tử). Họ kết giao vì tình thâm nghĩa nặng chứ không xuất phát từ lợi ích, danh tiếng. Họ ứng xử với người bằng tấm lòng ngay thẳng, chính trực, công bằng, không thiên vị.
3. Phẩm chất
Khổng Tử nói: “Người quân tử yêu cầu chính là bản thân, kẻ tiểu nhân yêu cầu chính là mọi người”. Tức là khi xảy ra vấn đề, xảy ra mâu thuẫn, người quân tử sẽ tự xét lại, nhìn lại bản thân mình xem có lỗi gì không, tìm kiếm sai sót ở bản thân mình từ đó sửa chữa và không ngừng tiến bộ.
Kẻ tiểu nhân thì ngược lại, luôn nhìn vào người khác, đổ lỗi trách cứ người khác mà không nhìn lại mình. Họ yêu cầu người khác rất cao nhưng lại không có yêu cầu gì cho bản thân và dần dần họ sẽ rơi rớt xuống phía dưới, không có tiến bộ.
4. Lời nói và hành vi
“Người quân tử hòa mà không đồng, kẻ tiểu nhân đồng mà không hòa”. Ý nói rằng, người quân tử có thể lấy “đạo nghĩa” mà bao dung hết thảy các ý kiến, cũng không giấu diếm quan điểm bất đồng của mình, chân thành đối xử với người khác, từ đó xây dựng một bầu không khí hài hòa.
Kẻ tiểu nhân thường có thói quen nói theo ý người khác, vào hùa và phụ họa theo nhưng trong lòng lại không nghĩ giống như lời nói, bằng mặt không bằng lòng.
5. Chí hướng
Loài chim sẻ sống ở bụi rậm thì không biết được chí của chim bằng tung cánh giữa trời xanh. Chí hướng của người quân tử cao xa, trải dài bốn bể, tầm nhìn phóng ra ngoài mối lợi nhỏ nhen trước mắt. Họ thuận theo Đạo, ngày càng đề cao cảnh giới của mình, ngày càng thăng hoa. Kẻ tiểu nhân, trái lại ngày càng đi xuống, tàn phế dần theo những dục vọng thấp hèn.
Kỳ thực điều đó cũng phản ánh một sự thật hoàn toàn khách quan. Chỉ khi hướng đến những giá trị cao đẹp, người ta mới có thể vươn lên, thoát khỏi số kiếp tầm thường. Còn trước mắt chỉ là lợi ích nhỏ nhoi, vật chất hiện thực thì không cách nào buông bỏ tâm phàm mà đề cao tầng thứ của mình được.
6. Truy cầu
Điều người quân tử một đời theo đuổi, truy cầu chính là đức hạnh. Điều kẻ tiểu nhân cui cút lo âu chỉ là lợi lộc. Sự tu dưỡng đức hạnh là nền tảng tạo ra khí chất, phong thái, tinh thần quân tử. Còn những mối lợi nhỏ chỉ rặt tạo thành những kẻ trọng lợi khinh nghĩa, không phân phải trái, đúng sai.
7. Tiêu chuẩn
Điều mà người quân tử coi trọng là đạo nghĩa còn điều mà kẻ tiểu nhân xem trọng chính là lợi ích. Khi gặp một vấn đề hay một lựa chọn nào đó, người quân tử trước tiên sẻ dùng tiêu chuẩn “đạo nghĩa” để cân nhắc, cuối cùng mới lựa chọn. Kẻ tiểu nhân gặp vấn đề cần lựa chọn thì trước tiên nghĩ xem nó có lợi cho bản thân như thế nào.
Tin liên quan: Đạo đức kinh doanh theo Phật giáo
⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! |
Facebook Conversations