menu
Cây dược liệu cây Sầu đâu cứt chuột, Sầu đâu rừng, Xoan rừng, Khổ sâm nam - Brucea javanica (L.), Merr
Cây dược liệu cây Sầu đâu cứt chuột, Sầu đâu rừng, Xoan rừng, Khổ sâm nam - Brucea javanica (L.), Merr
Dịch vụ tư vấn lập dự án như Dự án trồng dược liệu quý đến các nông nghiệp, xây dựng, du lịch... Với kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi đảm bảo lập ra các dự án hiệu quả, bền vững, hỗ trợ từ khâu nghiên cứu, phân tích đến thực thi. Liên hệ ngay để biến ý tưởng thành hiện thực!
Theo y học cổ truyền, dược liệu Sầu đâu cứt chuột Có vị đắng, tính hàn; hơi có độc; có tác dụng sát trùng, chặn lỵ, trừ sốt rét và làm mòn thịt thừa. Thường dùng trị: Lỵ amip; sốt rét; trĩ; trùng roi và giun đũa. Dùng 10-15 hạt. Lấy Long nhãn bao lại, hoặc đặt vào capsule mà nuốt hoặc có thể ép hết dầu, tán bột làm viên, người lớn uống mỗi lần 1g, ngày uống 2-3g.

1. Hình ảnh quả, cây Sầu đâu cứt chuột

Hình ảnh quả, cây Sầu đâu cứt chuột

2. Thông tin mô tả chi tiết cây dược liệu Sầu đâu cứt chuột

Sầu đâu cứt chuột, Sầu đâu rừng, Xoan rừng, Khổ sâm nam - Brucea javanica (L.), Merr., thuộc họ Thanh thất - Simaroubaceae.

Mô tả: Cây nhỏ cao 2-3m. Thân mềm, có lông. Lá mọc so le kép lông chim lẻ gồm 5-11 lá chét; phiến lá chét dài 5-10cm, rộng 2-4,5cm, mép khía răng, hai mặt có lông mềm, nhất là ở mặt dưới. Hoa đơn tính, khác gốc, mọc thành chùm xim, dài 15-25cm. Quả hình bầu dục, màu đen. Hạt hình trứng, màu nâu đen.

Hoa tháng 3-8, quả tháng 4-9. 

Bộ phận dùng: Quả - Fructus Bruceae, thường gọi là Nha đám tử

Nơi sống và thu hái: Cây mọc hoang ở rừng và ven rừng, vùng biển và trung du khắp nước ta. Thu hái quả vào mùa hè thu, bóc vỏ, lấy hạt, phơi khô. Khi dùng, giã nát ép vào giấy bản cho bớt dầu rồi mới chế thuốc để uống.

Thành phần hoá học: Hạt, cây chứa các chất brucein A, B, C, D, E, F, G, H, brusatol, bruceoside A, B, brucamarin, acid brucedic.

Tính vị, tác dụng: Có vị đắng, tính hàn; hơi có độc; có tác dụng sát trùng, chặn lỵ, trừ sốt rét và làm mòn thịt thừa.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thường dùng trị: Lỵ amip; sốt rét; trĩ; trùng roi và giun đũa. Dùng 10-15 hạt. Lấy Long nhãn bao lại, hoặc đặt vào capsule mà nuốt hoặc có thể ép hết dầu, tán bột làm viên, người lớn uống mỗi lần 1g, ngày uống 2-3g.

Dùng ngoài trị mụn cóc, chai chân. Lá giã ra dùng trị giòi và bọ gậy.

Ðơn thuốc: Lỵ amip: Dùng 10-15 hạt chia 3 lần trong ngày, liên tục 3-4 ngày tới 1 tuần lễ. Khi dùng, giã nát, ép vào giấy bản cho bớt dầu, rồi mới uống, khỏi bị nôn.

Ghi chú: Không nên dùng cho phụ nữ có mang và trẻ nhỏ.

What's your reaction?

Facebook Conversations