menu
Cây dược liệu cây Thiên nam tinh, Nam tinh không lông, Củ nưa - Arisaema erubescens (Mart.) Schott (A. consanguineum Schott, A. hypoglaucum Craib)
Cây dược liệu cây Thiên nam tinh, Nam tinh không lông, Củ nưa - Arisaema erubescens (Mart.) Schott (A. consanguineum Schott, A. hypoglaucum Craib)
Dịch vụ tư vấn lập dự án như Dự án trồng dược liệu quý đến các nông nghiệp, xây dựng, du lịch... Với kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi đảm bảo lập ra các dự án hiệu quả, bền vững, hỗ trợ từ khâu nghiên cứu, phân tích đến thực thi. Liên hệ ngay để biến ý tưởng thành hiện thực!
Theo y học cổ truyền, dược liệu Thiên nam tinh Vị đắng và cay, tính nóng và có độc; có tác dụng làm dịu, chống co giật, làm long đờm, chống u tân sinh. Ðởm nam tinh có vị đắng, tính mát; có tác dụng long đờm, an thần, chống co giật. Thường dùng chữa: Ðờm tích ở phổi, tức ngực, trúng phong bất tỉnh, cấm khẩu; Ðầy bụng, ăn uống không tiêu; Hạch sưng tấy, rắn cắn và các bệnh ghẻ lở, ngứa.

Thông tin mô tả chi tiết cây dược liệu Thiên nam tinh

Thiên nam tinh, Nam tinh không lông, Củ nưa - Arisaema erubescens (Mart.) Schott (A. consanguineumSchott, A. hypoglaucum Craib), thuộc họ Ráy - Araceae.

Mô tả: Cây thảo sống lâu năm cao 40-80cm. Củ tròn tròn đường kính 4-5cm, mang nhiều rễ con. Thường chỉ có 1 lá duy nhất mọc thẳng từ củ, có cuống dài 25cm, xẻ thành nhiều thùy (10-13) hình mác hẹp; đầu có đuôi. Cụm hoa là một bông mo không phân nhánh, màu tím nhạt, mang nhiều hoa không cuống. Quả mọng, màu đỏ tươi.

Hoa tháng 3-6.

Bộ phận dùng: Thân rễ - Radix Arisaemae Erubescentis, thường gọi là Thiên nam tinh.

Nơi sống và thu hái: Loài của Ấn Độ, Trung Quốc, Lào, Thái Lan và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc hoang ở chỗ ẩm ướt vùng núi cao Lào Cai (Sapa), Lâm Ðồng (Ðơn Dương). Thu hái rễ vào mùa thu đông khi cây tàn, loại bỏ rễ con, đồ chín phơi khô ta gọi là Sinh nam tinh. Khi dùng, ngâm mềm, thái mỏng rồi ngâm nước có phèn và gừng, phơi khô, tẩm nước gừng, sao thơm (làm cho hết ngứa hay còn ngứa ít mới dùng), ta được Chế nam tinh. Nếu tẩm với mật bò thì được Ðởm nam tinh.

Tính vị, tác dụng: Vị đắng và cay, tính nóng và có độc; có tác dụng làm dịu, chống co giật, làm long đờm, chống u tân sinh. Ðởm nam tinh có vị đắng, tính mát; có tác dụng long đờm, an thần, chống co giật.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thường dùng chữa: 1. Ðờm tích ở phổi, tức ngực, trúng phong bất tỉnh, cấm khẩu; 2. Ðầy bụng, ăn uống không tiêu; 3. Hạch sưng tấy, rắn cắn và các bệnh ghẻ lở, ngứa.

Ở Trung Quốc, người ta dùng chữa: 1. Bại liệt nửa người, liệt thần kinh mặt; 2. Ðộng kinh, sài uốn ván; 3. Ho, nhiều đờm; 4. Ung thư tế bào não. Dùng ngoài trị mụn nhọt, rắn cắn, đòn ngã sưng tấy. Ðởm nam tinh dùng trị sốt trẻ em và co giật.

Liều dùng 2,5-5g Chế nam tinh và 3-6 g Ðởm nam tinh, sắc uống. Sinh nam tinh chỉ dùng tán ra thêm giấm đắp tại chỗ.

Ghi chú:

1. Không dùng cho phụ nữ có thai.

2. Ở nước ta, còn có loài Thiên nam tinh cuống dài - Arisaema petiolatum Gagnep., phân bố ở Lang Bian, Ðà Lạt, (Lâm Ðồng) cũng có thể dùng như loài trên.

What's your reaction?

Facebook Conversations