views
Tác dụng chữa bệnh của lá xương sông
1. Tác dụng của lá xương sông với sức khỏe
Xương sông tên gọi khác là xang sông, hoạt lộc thảo. Tên khoa học là Blumea nyriocephala DC, họ Cúc.
Cây xương sông là một cây thân thảo, cao 1m hoặc hơn. Lá hình ngọn giáo, sống lá dài, phần gốc lá thuôn dài, phần đầu lá nhọn, mép lá có răng cưa. Bộ phận mang lại tác dụng chữa bệnh là lá xương sông.
Lá xương sông có thể dùng tươi hoặc phơi khô trong bóng râm. Trong nhiều nghiên cứu, lá xương sông chứa 0,24% tinh dầu, thành phần methylthynol 44,9%, ngoài ra P- cymama (0,12%).
Theo y học cổ truyền, lá xương sông có vị cay, tính ấm quy kinh phế. Lá có tác dụng: Trừ tanh hôi, trừ phong thấp, chỉ thống, tiêu thũng, thông kinh lạc, tiêu đàm thấp, kích thích tiêu hóa.
2. Bài thuốc từ lá xương sông
- Chữa thấp khớp: Khi bị đau xương khớp có thể lấy lá xương sông giã nát sao nóng rồi chườm lên vùng đau nhức. Số lượng lá tùy thuộc vào vùng đau nhỏ hay lan rộng, không dùng cho vết thương hở, nhiễm trùng.
- Chữa ho do cảm lạnh: Lá xương sông, húng chanh, lá hẹ 10g mỗi thứ, cho hấp cùng với mật ong, ngậm nhiều lần trong ngày.
- Chữa đầy bụng, khó tiêu: 30g lá xương sông, 30g tía tô, sinh khương 10g, hậu phác 10g, chỉ xác 10g, trần bì 10g. Sắc với 3 bát nước, sôi trong 10 phút, rót ra bát uống dần.
- Chữa dị ứng ngoài da, nổi mề đay: Lá xương sông, lá khế 10 lá, lá chua me đất 5 lá. Rửa sạch nguyên liệu, giã nát lấy nước uống, bã xoa lên vùng da nổi mề đay.
- Cải thiện khả năng tình dục: Lấy thịt con trai băm nhỏ, trộn với thịt băm và lấy lá xương sông gói lại, nước chín ăn 10-15 ngày.
- Giảm mỡ máu: Thịt bò băm nát (hoặc xay nhuyễn) gói với lá xương sông ăn giảm mỡ máu.
- Chữa sởi, ho sốt ở trẻ em: Lá xương sông 10g, lá chua me đất 8g, vỏ rễ dâu 10g, địa cốt bì 10g, kinh giới 8g. Sắc uống trong 7-10 ngày, uống ngày 3 lần sáng, trưa, chiều.
- Chữa sưng họng, viêm amidan: Lấy lá xương sông giã nát (5-10 lá) lấy nước ngậm trong miệng 3-5 phút rồi súc miệng cho sạch. Nếu thấy vị khó chịu thì pha loãng để ngậm.
- Chữa chảy máu cam: Dùng 2-3 lá xương sông rửa sạch, vò nát, nhét vào lỗ mũi đang chảy máu rất công hiệu.
- Chữa đau nhức răng: Sử dụng 20g rễ xương sông rửa sạch, phơi khô, hoàng liên 10g, cho vào chai ngâm với rượu khoảng 10 ngày, bôi vào răng lợi, để 2-3 phút rồi súc miệng sạch sẽ.
3. Lưu ý khi sử dụng lá xương sông
- Không dùng cho những người cơ địa dị ứng với vị thuốc.
- Bạn có thể sử dụng lá xương sông trồng tại vườn nhà, nếu cần phải mua lá khô để dùng, thì nên chọn cơ sở uy tín, đảm bảo chất lượng thảo dược. Khi sử dụng phải rửa sạch để tránh giun sán, ký sinh trùng.
- Khi đắp lá phải kiểm tra độ nóng, tránh bỏng da.
- Trong quá trình sử dụng, nếu xuất hiện tác dụng phụ như táo bón, đau đầu hoặc bệnh không thuyên giảm hay nặng lên thì cần thông báo cho bác sĩ chuyên khoa hoặc đến các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.
Món ăn, bài thuốc trị bệnh từ lá xương sông
Công dụng của xương sông
Xương sông còn có tên khác là xang sông, hoạt lộc thảo.
Tên khoa học là Blumea myriocephala DC., họ Cúc (Asteraceae).
Xương sông thường mọc hoang hoặc trồng nhiều ở nước ta. Xương sông là loại rau được ưa chuộng làm món ăn, gia vị và làm thuốc.
Bộ phận dùng: Lá non để ăn; lá bánh tẻ làm thuốc. Lá non gói chả hay nấu cá, thịt.
Thành phần hóa học: Xương sông có tinh dầu (khoảng 0,24%), thành phần chủ yếu: Methylthymol (94,96%). Tinh dầu xương sông có vị cay, tính ấm nên có tác dụng giảm hàn tà, thông kinh lạc.
Khi thời tiết thay đổi mà tấu lý (lỗ chân lông) không kín đáo, vệ khí (phân bổ khắp cơ thể chống lại sự xâm nhập của tà khí) không vững vàng thì hàn tà dễ xâm nhập gây bệnh. Phế nằm ở chỗ cao, chủ về hô hấp, khai khiếu ở mũi. Tà khí đầu tiên vào phế, gây bệnh ở phế như: Sổ mũi, hắt hơi, ho đờm. Xông hơi lá xương sông để trục tà khí và thông lạc mạch.
Tính vị quy kinh: Vị đắng, cay, tính ấm; vào kinh phế.
Công năng chủ trị: Xương sông có tác dụng trừ tanh hôi, tiêu đờm thấp, giúp tiêu hóa; chữa ho sốt, trúng phong hàn, cấm khẩu, nôn mửa, đầy bụng, ho gà, viêm họng…
Bài thuốc có xương sông
Chữa sởi, ho sốt kéo dài ở trẻ em: Lá xương sông, chua me đất, vỏ rễ dâu, địa cốt bì, kinh giới; liều lượng bằng nhau (8 – 10g). Sắc uống. Nếu đại tiện lỏng, tiêu chảy thì giảm bớt chua me đất (Nam dược thần hiệu).
Chữa trúng phong hàn cấm khẩu: Lá xương sông, lá xương bồ tươi. Giã nát hòa với nước nóng hoặc sắc uống (Nam dược thần hiệu).
Chữa sốt cao, co giật, thở gấp ở trẻ em: Lá xương sông, chua me đất. Giã nát, thêm nước nóng, ép vắt lấy nước cho uống.
Chữa nổi mẩn ngứa khắp người: Lá xương sông, lá khế, liều lượng bằng nhau 2 phần, lá chua me 1 phần (bằng một nửa). Giã nát, ép nước cho uống; bã dùng để xoa ngoài.
Chữa lở miệng, sưng họng, viêm amidan, khản tiếng: Ngậm nước xương sông trong miệng.
Theo tài liệu nước ngoài: Nước sắc xương sông chữa sốt rét, cảm cúm, phù thũng; lá hoặc cả cây là thuốc cho ra mồ hôi, chữa viêm họng, viêm phế quản, loét miệng. Ở Malaysia, lá giã nát, sao nóng chườm lên những chỗ đau nhức, chữa thấp khớp.
Món ăn chữa bệnh có xương sông
+ Chả thịt rắn: Rắn, rau ngổ, lá xương sông và lá lốt. Rắn bỏ đầu, bỏ đuôi, lột da, bỏ hết tạng phủ, róc lấy thịt, băm vụn với rau ngổ và lá xương sông, vo viên, bọc lá xương sông hay lá lốt, nướng. Món này nên ăn nóng với các rau thơm khác. Trị phong thấp.
+ Chả trai nướng: Lấy thịt con trai băm với thịt heo, gói lá xương sông. Nướng. Có tác dụng tiêu thực, chống dị ứng, cải thiện tình trạng suy giảm tình dục.
+ Thịt bò gói xương sông: Nướng trên bếp. Ăn lá xương sông thường xuyên giúp giảm mỡ cao trong máu.
TS. Nguyễn Đức Quang
Rau xương sông thông kinh lạc, giảm viêm
Lá xương sông
Có vị cay thơm, tính ấm. Nó có tác dụng khử mùi tanh hôi, tiêu thực, tiêu đàm, tiêu máu ứ, thông tiểu, trị cảm ho, viêm họng, tưa lưỡi, nghẹt mũi, nhức đầu, đau bụng. Tinh dầu xương sông có vị cay tính ấm nên có tác dụng giảm hàn tà, thông kinh lạc. Khi thời tiết thay đổi mà tâu lý không kín đáo, vệ khí không vững vàng thì hàn tà xâm nhập gây bệnh. Phế nằm ở chỗ cao, chủ về hô hấp, khai khiếu ở mũi. Tà khí đầu tiên vào phế, gây bệnh ở phế như: sổ mũi, hắt hơi, ho đờm. Xông hơi lá xương sông để trục tà khí và thông lạc mạch. Sau đây là một số công dụng trị bệnh của xương sông.
Trị phong thấp: rắn bỏ đầu, bỏ đuôi, lột da. Bỏ hết tạng phủ, róc lấy thịt, băm vụn với rau ngò gai và lá xương sông, vò viên, bọc lá lốt nướng. Món này nên ăn nóng với các rau thơm khác.
Trong món gỏi: xương sông khử mùi tanh và tiêu thực nó còn chống dị ứng.
Trai nướng chả: lấy thịt con trai băm với thịt heo, gói lá xương sông. Nướng lá xương sông khử mùi tanh, tiêu thực, chống dị ứng cải thiện tình trạng suy giảm tình dục.
Tiêu thực, hoạt huyết, tiêu ứ
Thịt bò gói xương sông: nướng trên bếp làm cho tinh dầu xương sông bốc khói thơm đồng thời khử mùi ngầy ngậy của mỡ bò.
Trừ cảm, ho: nấu canh với rau tần dày lá và xương sông, thêm thịt heo với mục đích bổ chính khu tà, thêm phổi lợn để làm mát phổi chữa ho.
Chữa lở miệng, sưng họng, viêm amidan, khản tiếng: nước xương sông ngậm trong miệng.
Ăn lá xương sông thường xuyên giúp giảm mỡ trong máu cao.
Hạt xương sông
Làm tan huyết ứ và cầm huyết trong chứng chấn thương bầm máu: sắc hạt và uống nhiều lần cho tan máu bầm.
Tê nhức tứ chi: đầu ngón tay chân tê dại và mất cảm giác, lạnh tay chân: uống nước sắc hạt xương sông. Mỗi ngày 15-20g.
Trị viêm, đau họng: sắc hạt xương xông ngậm và uống.
Để lưu thông khí huyết, trẻ lâu: Uống thường xuyên nước hãm (hoặc nước sắc loãng).
Lưu ý: Không dùng lâu vì có tác dụng phụ như khô háo trong người, táo bón...
BS. Phó Thu Hương
Lá xương sông trị ho tiêu đờm
Xương sông là loại cây được nhân dân trồng khắp nơi, dùng để ăn uống, làm gia vị và làm thuốc chữa cảm cúm, sổ mũi, ho hen, viêm họng, đau họng, nhức răng, loét lưỡi loét miệng, cam sài trẻ em…
Xương sông là loại cây được nhân dân trồng khắp nơi, dùng để ăn uống, làm gia vị và làm thuốc chữa cảm cúm, sổ mũi, ho hen, viêm họng, đau họng, nhức răng, loét lưỡi loét miệng, cam sài trẻ em… Theo Đông y lá xương sông có tác dụng bổ phế, chống co thắt phế quản, trị tiêu đờm đặc biệt là những trường hợp do phế nhiệt.
Sau đây là một số bài thuốc có dùng lá xương sông:
Ho do phế nhiệt: Ho khan, ho kéo dài, người bệnh không ngừng được: lá xương sông, lá dâu, lẫm đề, mỗi thứ một nắm nấu nước uống (cách 30 phút uống 1 lần)
Cảm cúm nhức đầu sổ mũi, đau họng rát họng, ho mắc đờm: Lá xương sông 24g, cát cánh 12g, tía tô 16g, trần bì 12g, mạch môn 16g, cam thảo 12g, sinh khương 6g sắc uống hoặc lá xương sông 24g, mạch môn 16g, ngũ vị 12g, xa tiền 12g, bán hạ 10g, hậu phác 12g, mơ muối 12g, trần bì 12g, đại táo 16g, cam thảo 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
Trẻ nhỏ bị ho, sốt nhẹ: Lá xương sông 6g, lá hẹ 6g, hai thứ rửa sạch thái nhỏ bỏ vào chén con, đường trắng 1 thìa, mật ong 4 thìa. Đưa bát thuốc hấp vào nồi cơm khi chín mang ra để nguội, lấy nước thuốc trong bát cho trẻ uống 4 – 5 lần trong ngày
Khi dùng phải thức ăn không hợp vệ sinh gây đau bụng đầy bụng, nôn mửa: Lá xương sông 30g, tía tô 30g, sinh khương 10g, hậu phác 10g, trần bì 10g, chỉ xác 10g. Cho các vị vào ấm, đổ 3 bát nước, nấu sôi 10 phút, rót ra bát uống dần.
Trong vú có u cục đau nhức: Lá xương sông và lá đinh lăng mỗi thứ một nắm, giã nhỏ đắp tại chỗ, băng lại, đồng thời cho uống: Rễ xương sông 12g, nam tục đoạn 12g, kinh giới 12g, hoa hòe (sao vàng) 16g, củ đinh lăng 16g, trinh nữ 16g, cho các vị vào ấm đổ 3 bát nước, sắc còn 1,5 bát chia 2 lần uống trong ngày (uống khi thuốc còn ấm).
Người cao tuổi bị đau răng nhức răng, tụt lợi: Rễ xương sông rửa sạch phơi khô 20g, hoàng liên 10g, hai thứ cho vào chai thủy tinh, đổ ngập rượu để ngâm, ngâm khoảng 10 ngày là có thể dùng dược, dùng bông chấm thuốc bôi vào răng lợi.
Lương y Trịnh Văn Sỹ
Trị chứng đầy bụng bằng lá xương sông
Theo Đông y, lá xương sông có mùi hơi hăng của dầu, tính ấm có tác dụng chữa chứng đầy bụng, sang chấn, nổi mề đay, chảy máu cam...
Xương sông còn có xang sông, hoạt lộc thảo... Lá xương sông hình trứng thuôn dài, mép có răng cưa, những lá phía trên nhỏ hơn. Xương sông mọc tự nhiên khắp nơi. Theo Đông y, lá xương sông có mùi hơi hăng của dầu, tính ấm có tác dụng chữa chứng đầy bụng, sang chấn, nổi mề đay, chảy máu cam...
Trị chứng đầy bụng: Lá xương sông tươi 15-20g, rửa sạch, đem sắc với 500 ml nước còn 250 ml. Chia 2-3 lần uống trong ngày; hoặc một nắm lá xương sông, rửa sạch đem hãm như hãm nước chè tươi, uống nhiều lần trong ngày.
Chảy máu cam: Vò nát lá xương sông, nhét vào bên mũi đang chảy máu. Máu sẽ cầm ngay.
Chữa nổi mề đay: Lá xương sông, lá khế, mỗi vị 30-40g, lá me đất 20g. Tất cả rửa sạch, giã nhỏ, hòa với nước ấm để uống, ngày uống 3-4 lần, bã xoa vào chỗ nổi mề đay.
Chữa sang chấn: 20g lá xương sông, rửa sạch, giã nát, sau đó xào nóng rồi lấy vải mỏng bọc vào, đem chườm, đắp vào nơi sưng đau.
Bác sĩ Nguyễn Huyền
Lá xương sông chữa viêm họng, thanh quản
Viêm họng thanh quản là tình trạng tổn thương do viêm nhiễm niêm mạc vùng hầu họng, thanh quản. Có nhiều nguyên nhân khác nhau như ô nhiễm môi trường, thời tiết thay đổi bất thường, cơ thể không thích nghi kịp thời gây đau rát khó chịu vùng hầu họng, thậm chí làm mất tiếng.
Viêm họng thanh quản là tình trạng tổn thương do viêm nhiễm niêm mạc vùng hầu họng, thanh quản. Có nhiều nguyên nhân khác nhau như ô nhiễm môi trường, thời tiết thay đổi bất thường, cơ thể không thích nghi kịp thời gây đau rát khó chịu vùng hầu họng, thậm chí làm mất tiếng.
Viêm họng thanh quản gặp ở những người làm việc với cường độ giao tiếp cao hay ô nhiễm như: giáo viên, ca sĩ, luật sư, công nhân mỏ, đốt lò... Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng... Tuy nhiên, viêm họng thanh quản hoàn toàn có thể phòng và trị được. Xin giới thiệu bài thuốc kinh nghiệm chữa viêm họng, thanh quản từ lá xương sông để độc giả tham khảo áp dụng khi cần thiết.
Lá xương sông bánh tẻ 5 - 10 lá. Giấm ăn 20 - 30ml (giấm nuôi bằng chuối là tốt nhất). Lá xương sông rửa sạch để ráo nước, đập nhẹ cho ra tinh dầu nhúng giấm. Súc miệng bằng nước muối nhạt (0,9%) rồi ngậm nuốt nước dần ngày 2 – 3 lần cho tới khi khỏi, thường là 5 – 7 ngày bệnh sẽ tiến triển rõ rệt. Kinh nghiệm cho thấy, bài thuốc có tác dụng tốt với các chứng bệnh: viêm họng cấp mạn tính, viêm amiđan, viêm thanh quản kể cả đã mất tiếng...
Tại sao xương sông kết hợp với giấm lại trị được viêm hầu họng, thanh quản?
Theo Y học hiện đại, lá xương sông chứa tinh dầu (0,24%), methylthymol (94,96%), p-cymen (3,28%), limonene (0,12%). Trong giấm, thành phần chính là acid acetic (acid acetic có tác dụng ức chế, diệt khuẩn rất tốt, đặc biệt là các vi khuẩn như: Streptococcus, Diplococcus pneumoniae, Staphylococcus...).
Theo Đông y, xương sông vị cay, tính bình, có tác dụng khu phong trừ thấp; tiêu thũng chỉ thống, thông kinh hoạt lạc. Thích dụng để trị các chứng bệnh: cảm sốt, ho, viêm họng, viêm phế, thanh quản; trắng lưỡi, viêm miệng; đầy bụng đi ngoài, nôn mửa; đau nhức xương khớp, mày đay, sốt co giật ở trẻ em... Theo y văn cổ, giấm đã được xếp vào vị thuốc chữa bệnh, đặc biệt là kháng viêm từ hơn 2000 năm trước, kinh nghiệm cho thấy giấm vị đắng chua, tính ấm, quy kinh can, vị, có tác dụng hoạt huyết hóa ứ, sơ thông hầu họng, tiêu thũng, giải độc, sát khuẩn, chỉ huyết (cầm máu)...
Chính vì vậy, khi phối hợp hai vị thuốc này với nhau trở thành một phương thuốc kháng viêm, giảm đau, chống phù nề tiêu ứ trệ đem lại cảm giác dễ chịu và tiếng nói thanh thoát cho những ai mắc bệnh trên.
Cần chú ý: Bài thuốc này chỉ chữa được chứng viêm họng, thanh quản thể thông thường, người bệnh cần khám cụ thể để phát hiện những căn nguyên và biến chứng như: nhân xơ thanh quản, u hay K vòm họng...
Trong quá trình điều trị, cần giữ ấm cổ, mũi họng, răng miệng, nhất là khi thay đổi thời tiết, không ăn uống đồ lạnh, đồ ướp đá, uống đủ nước...
Lương y Chu văn Tiến
Theo skđs
⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! |
Facebook Conversations