views
01 Trầm ổn, làm việc đáng tin cậy
Lão Tử nói: "Trọng vi khinh căn, tĩnh vi táo quân."
Ý muốn nói người làm việc đáng tin cậy luôn biết nặng nhẹ, không hành động kiểu bốc đồng, làm việc trầm ổn không nóng vội.
Người như vậy dễ có được sự tin cậy của lãnh đạo, làm bạn cũng khiến người khác yên tâm.
"Thanh Sử cảo" ghi chép lại rằng, bản thân Tăng Quốc Phiên là một người "vi nhân uy trọng thiếu ngôn", là một người trầm ổn, uy nghiêm, nói ít.
Trước mặt thuộc hạ, ông rất uy nghiêm, khí chất trầm ổn, vững vàng trước mọi tình huống khiến mọi người kính phục, tôn trọng ông.
Tăng Quốc Phiên từng viết thư cho con trai và nói rằng:
"Hành động hấp tấp, không suy xét trước sau là một khuyết điểm lớn, sau này làm gì cũng hãy để tâm một chút, ngay cả trong những việc nhỏ nhất đi như đứng hay ngồi, cũng đều phải trọng (ổn định), hậu (vững vàng)."
Người có một vẻ ngoài trầm ổn, bình tĩnh, là một người có nội tâm vững vàng.
Năm 1862, Tương quân (lực lượng quân đội do Tăng Quốc Phiên phát triển) tấn công An Khánh, chiếm đánh được Thiên Kinh (Nam Kinh lúc bấy giờ) là điều hoàn toàn nằm trong tầm tay, rất nhiều thuộc hạ đều chủ trương "một phát ăn ngay".
Nhưng Tăng Quốc Phiên lại kiên trì "dừng một bước, ổn vài bước", chấn chỉnh binh mã, đợi quân tiếp viện bốn phương.
Đệ đệ của ông, Tăng Quốc Thuyên không nghe mệnh lệnh, đem binh trực tiếp đi ép Thiên Kinh, Tăng Quốc Phiên không ngừng viết thư bảo em trai không được hành động lỗ mãng, nếu không sẽ rất nguy hiểm, khuyên em trai phải biết chừng mực mà làm.
Tăng Quốc Thuyên vẫn không nghe lời, luôn muốn lập được công đầu.
Quả nhiên, quân cứu trợ Thái Bình quân đến kịp lúc, Tăng Quốc Thuyên lập tức bị vây ở thành Thiên Kinh, rơi vào tuyệt vọng.
Nếu không nhờ Tăng Quốc Phiên dốc lực giải cứu, e là Tăng Quốc Thuyên sớm đã bỏ mạng ở thành Thiên Kinh.
Tăng Quốc Phiên nói:
"Có trầm ổn, bình tĩnh mới có thể ung dung, mới nên được việc lớn."
Một người làm việc ổn trọng, không hồ đồ, bốc đồng, không chăm chăm vì lợi ích mà không tính toán trước sau, mới có thể nên được nghiệp lớn.
Trầm ổn, bình tĩnh, vững vàng, là tư chất mà một người thành công cần phải có.
Một người chỉ khi luôn bình tĩnh, gặp chuyện không hoang mang, mới có thể đi được xa, gánh được trách nhiệm lớn lao.
02 Khiêm tốn khoan dung
Tăng Quốc Phiên nói: kẻ địch lớn nhất của đời người, một là lười biếng, hai là ngạo mạn.
Người ngạo mạn là người vô tri vô lễ, không biết trời cao đất dày, không biết thế nào là tôn trọng người khác.
Người như vậy sẽ chẳng có ai muốn qua lại, sớm muộn gì cũng nhận lấy thiệt thòi lớn.
Luôn khiêm tốn, khoan dung với người khác, mới là đạo làm người.
Tăng Quốc Phiên khi làm chỉ huy quân đội là một người tự cao tự đại, xem thường đồng nghiệp.
Vì vậy mà khi làm việc, ông luôn tỏ ra hách dịch, không tôn trọng người khác.
Trong nhiệm vụ đi tuần, sợ người khác làm vướng chân vướng tay nên đã viết trước một bức thư cho cấp trên nói một mình mình đi là đủ, đừng phái thêm người "ngáng đường" mình.
Giữa đường gặp chuyện, phải nhờ người khác giúp đỡ, nhưng Tăng Quốc Phiên vẫn nhờ với cái giọng hách dịch: "Mau phát binh cứu trợ, đừng để người khác phải nhắc nhở mình như thế!"
Người ngạo mạn rất khó nhìn thẳng vào vấn đề của mình, nhưng ngược lại lại rất thích chọc ngoáy, bới móc người khác, không biết bao dung.
Người ta trả lời lại nói do Tăng Quốc Phiên tự làm theo ý mình, ông ngược lại nói người ta vô trách nhiệm.
Ngay cả đệ đệ Tăng Quốc Hoa cũng phải nói ông là "khó ở".
Dần dần sau đó, Tăng Quốc Phiên đắc tội với tất cả quan văn quan võ ở Hồ Nam, nơi mình công tác, cuối cùng bị bãi miễn chức vụ về quê.
Sau một thời gian dài ở ẩn suy ngẫm, Tăng Quốc Phiên bắt đầu học cách thu lại sự kiêu ngạo của mình, dần dần trở nên khiêm tốn hơn.
Việc đầu tiên ông làm sau khi xuống núi là viết thư cho các quan ở Hồ Nam, bày tỏ ý muốn được thỉnh giáo, học hỏi con đường làm quan từ họ.
Dần dần, ông lại được tiếp nhận, và được triều đình tín nhiệm.
Sau đó mới có được một nhà Nho nổi tiếng được nhiều người biết đến mang tên Tăng Quốc Phiên như ngày nay.
Con người ý à, phải sống sao cho mềm mỏng, uyển chuyển như nước vậy, khiêm tốn, bao dung vạn vật, đó mới là con đường dẫn tới đại đạo.
Tăng Quốc Phiên nói: "Quân tử hơn nhau là ở cái sự khiêm tốn."
Quá ngạo mạn, chỉ rước họa vào thân.
Chỉ khi thu lại sự kiêu ngạo ấy của mình, học cách tôn trọng và bao dung người khác, mới mong nên được sự nghiệp lẫy lừng.
03 Làm việc có đầu có cuối
Tâm thái có tốt tới đâu, nội tâm có lương thiện tới đâu, nhưng làm việc không tới nơi tới chốn, không có trách nhiệm với việc mình làm thì cũng rất khó có được sự trọng dụng của người khác.
Dám làm, làm được, hoàn thành tốt, là phú tướng, quý tướng hiếm có của một người.
Cố nhân bảo rằng, con đường dài trăm km, đi tới km thứ 90 mới được xem là bắt đầu.
Thiên hạ không có chuyện gì là dễ dàng cả, và phần lớn chúng ta thì lại ngã xuống ngay trước khi tới được điểm cuối cùng.
Một người, muốn thành công, mấu chốt nằm ở sự kiên trì, nhẫn nại.
Đệ tử của Tăng Quốc Phiên là Lê Thứ Xương khi làm huyện lệnh ở Giang Tô, đã gặp phải vô vàn những khó khăn.
Thổ phỉ, cướp bóc mọc lên khắp nơi, phong tục mê tín, tham ô… dù có cố gắng bao nhiêu, Lê Thứ Xương nhiều lúc cũng cảm thấy bất lực.
Ông viết thư cho Tăng Quốc Phiên, nói muốn nhanh chóng rời khỏi "xư thổ phỉ" này.
Tăng Quốc Phiên khuyên ông: "Thủ một chữ "nại" (nhẫn nại), mọi đường rồi sẽ dẫn ra đường lớn."
Gặp khó khăn, phải nhẫn nại, kiên trì, sự việc dần dần rồi có sự sẽ xoay chuyển.
Quả nhiên, không lâu sau, tuần phủ Giang Tô đã đích thân đứng ra giải quyết mọi chuyện.
Còn Lê Thứ Xương, vì sự nhẫn nại, hết lòng cố gắng với nhiệm vụ mà được triều đình xem trọng, quan càng làm càng to.
Cổ nhân nói: "Không có chuyện gì trong thiên hạ là có được dễ dàng, cái gì rồi cũng phải trải qua khó khăn thì rồi mới tu được thành chính quả."
Không có chuyện gì trên đời là dễ dàng, kể cả có dễ thì nó cũng sẽ chẳng thể tồn tại được lâu dài.
Người đáng tin, dù có làm gì, cũng đều có đầu có đuôi, đến nơi đến chốn và luôn đặt mọi thứ vào đúng với vị trí của nó.
04 Quan tâm giúp đỡ người khác
Khổng Tử nói: "Kỉ dục lập nhi lập nhân, kỉ dục đạt nhi đạt nhân."
Một người nếu bằng lòng cho đi sự lương thiện của mình, người khác cũng sẽ sẵn sàng báo đáp lại bạn với sự tử tế.
Trong tâm lương thiện, đôi bên giúp đỡ nhau, đường đời tự nhiên sẽ thuận lợi hơn.
Năm đó, Tương quân của Tăng Quốc Phiên giao chiến bất lợi, người duy nhất mà ông có thể dựa vào khi đó là La Trạch Nam, nhưng dù là trong hoàn cảnh ấy, ông vẫn điều La Trạch Nam sang cho Hồ Lâm Dực ở Hồ Bắc.
Hồ Lâm Dực có thêm La Trạch Nam giống như hổ mọc thêm cánh, liên tiếp lập công, trong khi Tăng Quốc Phiên lại ngày một khó khăn hơn.
Sau này, khi Tăng Quốc Phiên bị cách chức, Hàm Phong Đế có ý muốn Hồ Lâm Dực tiếp quản Tương quân, nhưng Hồ Lâm Dực từ chối, đồng thời tìm đủ mọi cách giúp Tăng Quốc Phiên phục chức.
Ông biết Tăng Quốc Phiên vì mình mà đã bỏ ra bao nhiêu, người ta giúp ông khi khó khăn, ông cũng sẽ đưa cánh tay mình ra kéo người ta lên khi họ gặp khó khăn.
Cũng nhờ sự kiên trì của Hồ Lâm Dực, mà Tăng Quốc Phiên một lần nữa có cơ hội được quay trở lại quan trường.
Cổ nhân nói:
"Đãi nhân dĩ thiện giả thiện diệc sở xu."
Một người sẵn sàng lương thiện với người khác, người khác ắt sẽ tốt bụng lại với bạn.
Mọi chuyện xảy ra đều có nhân quả, vận vật đều có luân hồi.
Thiện ý không ngừng xoay vần, tới cuối cùng, nó sẽ lại rơi trúng vào người tốt.
Đời người còn dài, mỗi một hạt giống lương thiện bạn gieo đi, là là một phần phúc khí mà bạn đang tích lũy cho mình.
Cuốn "Liễu phàm tứ huấn" có viết: "Mệnh tự ngã lập, phúc tự kỉ cầu."
Phúc quý của một người trước giờ chưa bao giờ là do Trời định, mà là tự mình "tu" được.
Khiêm tốn bao dung, kiên trì, lương thiện, người như vậy, ông Trời ắt không phụ.
⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! |
Facebook Conversations