479
views
views
Salmonella thuộc họ Enterobacteriaceae (vi khuẩn đường ruột) là một giống vi khuẩn hình que, trực khuẩn gram âm, kị khí tùy nghi không tạo bào tử, di động bằng tiên mao, sinh sống trong đường ruột. Nhiễm khuẩn Salmonella không chỉ lây lan qua sự tiếp xúc. Salmonella có thể có mặt trong gia cầm, cá, sữa và các sản phẩm từ sữa… chưa được đun nấu kỹ. Trẻ nhỏ do có hệ miễn dịch yếu nên có nguy cơ nhiễm khuẩn Salmonell cao hơn so với người lớn.
Bệnh nhiễm khuẩn Salmonella là gì?
Bệnh nhiễm khuẩn Salmonella là một bệnh nhiễm khuẩn đường ruột do vi khuẩn gọi là Salmonella gây ra. Nhiễm khuẩn có thể lây lan từ ruột vào máu trong cơ thể và các nơi khác trong cơ thể.
Có những triệu chứng nào?
- Triệu chứng có thể tiến triển từ 12 đến 72 tiếng sau khi nhiễm khuẩn. Các triệu chứng thường kéo dài trong vòng từ 4 đến 7 ngày và có thể bao gồm:
- Tiêu chảy
- Co thắt dạ dày
- Đau đầu
- Sốt
- Nôn mửa
- Mất nước (mất dịch cơ thể), đặc biệt ở trẻ sơ sinh và người già
- Tiêu chảy
- Nhiễm khuẩn Salmonella có thể bị nặng ở những người có hệ miễn dịch suy yếu.
- Vi khuẩn salmonella rời khỏi cơ thể qua phân của người và động vật bị nhiễm bệnh. Những người khác bị nhiễm khuẩn khi tay, thực phẩm, hoặc đồ vật dính phân bị nhiễm khuẩn được cho vào miệng.
- Những người bị nhiễm Salmonella có thể truyền vi khuẩn sang người khác nếu họ không rửa sạch tay của mình sau khi đi vệ sinh.
- Một người có thể bị nhiễm khuẩn Salmonella do:
- Ăn đồ ăn hoặc uống nước hoặc sữa bị nhiễm vi khuẩn Salmonella.
- Ăn hoặc chạm vào miệng sau khi chạm vào động vật bị nhiễm khuẩn mà không rửa tay trước. Động vật bị nhiễm khuẩn thường không có vẻ bị ốm. Động vật thường bị nhiễm khuẩn Salmonella bao gồm gà, vịt, lợn, bò, động vật gặm nhấm và các loài bò sát như rắn, thằn lằn và rùa. Thú nuôi là nguồn nhiễm khuẩn phổ biến.
- Ăn đồ ăn sẵn (các loại đồ ăn không cần nấu nướng) được chế biến trên các bề mặt chế biến thực phẩm hoặc bằng các đồ dùng bị nhiễm Salmonella.
- Ăn đồ ăn hoặc uống nước hoặc sữa bị nhiễm vi khuẩn Salmonella.
- Nhiễm khuẩn Salmonella thường được chẩn đoán bằng cách xét nghiệm phân để phát hiện vi khuẩn.
- Hầu hết mọi người đều hồi phục mà không cần điều trị. Đôi khi, kháng sinh được sử dụng cho những người bị bệnh nặng. Kháng sinh cũng có thể hữu ích đối với trẻ sơ sinh và những người bị một số bệnh mạn tính nhất định.
- Nên uống nhiều chất lỏng để ngăn mất nước.
- Rửa tay thật kỹ là cách tốt nhất để ngăn ngừa lây lan các bệnh nhiễm khuẩn đường ruột.
- Rửa tay bằng xà phòng và nước ấm sau khi đi vệ sinh, thay tã, chạm vào động vật và trước khi ăn hoặc chế biến thức ăn.
- Không để các loài bò sát vào những nơi bạn cho trẻ nhỏ ăn hoặc tắm.
- Không cho các loài bò sát và lưỡng cư vào trong nhà có trẻ dưới 5 tuổi hoặc những người có hệ miễn dịch suy yếu.
- Nấu kỹ tất cả các loại thịt, đặc biệt là thịt gia cầm.
- Không ăn trứng sống hoặc nấu chưa chín.
- Chỉ uống sữa tiệt trùng.
- Rã đông thịt và gia cầm trong tủ lạnh thay vì ở nhiệt độ phòng.
- Cho thức ăn vào tủ lạnh ngay.
- Rửa thớt và kệ bếp dùng để chế biến thịt hoặc gia cầm ngay sau khi sử dụng để tránh lây nhiễm chéo sang các loại thực phẩm khác.
- Không bơi ở bể bơi hoặc hồ nếu quý vị bị tiêu chảy.
LƯU Ý: Những người bị tiêu chảy không được chế biến hoặc phục vụ thức ăn hay đồ uống cho người khác, chăm sóc trẻ em hoặc chăm sóc sức khỏe. Trẻ bị tiêu chảy không được đi nhà trẻ hoặc tới trường.
⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! |
Facebook Conversations