menu
Viện Dược liệu - Bộ Y tế
Temu

Cách kiếm thu nhập thụ động

Viện Dược liệu - Bộ Y tế

Cách kiếm thu nhập thụ động

Cách kiếm thu nhập thụ động

Giới thiệu Viện Dược liệu Việt Nam Viện Dược liệu có chức năng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ toàn diện về dược liệu; tư vấn cho Bộ Y tế về công tác phát triển dược liệu; nghiên cứu hiện đại hoá thuốc y học cổ truyền; tổ chức sản xuất, kinh doanh và liên doanh, liên kết trong sản xuất, kinh doanh dược liệu, thuốc và các chế phẩm khác từ dược liệu; đào tạo cán bộ chuyên ngành dược liệu.

Uy tín chất lượng khi mua bán cây thuốc vị thuốc, dược liệu này tại CHỢ DƯỢC LIỆU VIỆT NAM địa chỉ mua bán uy tín cho mọi người

Tên tổ chức: VIỆN DƯỢC LIỆU

- Tiếng Anh: NATIONAL INSTITUTE OF  MEDICINAL MATERIALS

- Tên viết tắt: NIMM

- Điện thoại: 04-39349758; 04-39349224

- E-mail: [email protected]

- Website: vienduoclieu .org.vn và nimm .org.vn

Cơ quan chủ quản: BỘ Y TẾ 

Cơ quan quyết định thành lập: BỘ Y TẾ

Ban Lãnh đạo:

  Viện trưởng: PGS.TSKH.Nguyễn Minh Khởi   

  Phó Viện trưởng: PGS.TS. Lê Việt Dũng 

  Phó Viện trưởng: TS. Trần Minh Ngọc

Viện Dược liệu được thành lập theo Quyết định số 324/BYT-QĐ, ngày 13/4/1961 của Bộ trưởng Bộ Y tế. 

Viện Dược liệu được tổ chức sắp xếp lại theo Quyết định số 230/1998/QĐ-TTg ngày 30/11/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc sắp xếp các cơ quan nghiên cứu, triển khai khoa học công nghệ trực thuộc Bộ Y tế.

Loại hình: Kiện toàn tổ chức nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động theo Khoản 3 Điều 4 của Nghị định 115/2005/NĐ-CP ngày 05/9/2005 của Chính phủ. 

I. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ:

Chức năng:

Viện Dược liệu có chức năng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ toàn diện về dược liệu; tư vấn cho Bộ Y tế về công tác phát triển dược liệu; nghiên cứu hiện đại hoá thuốc y học cổ truyền; tổ chức sản xuất, kinh doanh và liên doanh, liên kết trong sản xuất, kinh doanh dược liệu, thuốc và các chế phẩm khác từ dược liệu; đào tạo cán bộ chuyên ngành dược liệu.

Nhiệm vụ:

1. Nghiên cứu khoa học :

1.1. Điều tra nguồn tài nguyên dược liệu, kinh nghiệm sử dụng cây, con làm thuốc trong cộng đồng trên phạm vi toàn quốc; xác định những cây, con làm thuốc có giá trị chữa bệnh và giá trị kinh tế cao. Nghiên cứu biện pháp bảo tồn, phát triển các loại cây, con làm thuốc. Nghiên cứu xây dựng các quy trình khai thác bền vững các loài cây thuốc đạt tiêu chuẩn thực hành khai thác tốt (GCP).

1.2. Xây dựng cơ sở dữ liệu nguồn tài nguyên dược liệu về vùng phân bố, trữ lượng, đặc điểm hình thái của cây thuốc dưới dạng tiêu bản, bảo tàng về dược liệu. Thu thập và xây dựng hệ thống lưu giữ, bảo tồn nguồn gen cây, con làm thuốc, kinh nghiệm sử dụng cây thuốc trong cộng đồng, nhất là kinh nghiệm và các bài thuốc, cây thuốc của các dân tộc thiểu số.

1.3. Nghiên cứu di thực, thuần hoá và nhập nội giống cây thuốc. Nghiên cứu đặc tính sinh học, xây dựng quy trình công nghệ nuôi trồng cây, con làm thuốc; nghiên cứu tuyển chọn giống, nhân giống, phục tráng giống. Xây dựng tiêu chuẩn giống, tổ chức khảo nghiệm, đánh giá, công nhận giống cây thuốc. Xây dựng các quy định, nguyên tắc sản xuất dược liệu an toàn theo thực hành nuôi trồng tốt (Việt-GAP). Nghiên cứu quy hoạch các vùng trồng phát triển dược liệu tập trung.

1.4. Nghiên cứu thành phần hoá học của cây, con, nguyên liệu làm thuốc. Nghiên cứu bán tổng hợp, tổng hợp các hoạt chất có hoạt tính sinh học làm nguyên liệu bào chế thuốc. Xây dựng các phương pháp và quy trình công nghệ chiết, tách các hoạt chất từ dược liệu. Chiết tách và phân lập các chất có hoạt tính sinh học làm chất chuẩn, chất đối chiếu.

1.5. Nghiên cứu kỹ thuật bào chế, chế biến dược liệu. Nghiên cứu sản xuất thuốc, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm và tinh dầu từ dược liệu; hiện đại hóa thuốc y học cổ truyền.

1.6. Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn dược liệu, tiêu chuẩn bán thành phẩm và thuốc sản xuất từ dược liệu. Nghiên cứu kỹ thuật và biện pháp bảo quản đảm bảo chất lượng dược liệu.

1.7. Nghiên cứu tác dụng sinh học của cây con làm thuốc. Đánh giá tiền lâm sàng và độ an toàn của thuốc, các sản phẩm từ dược liệu và các bài thuốc y học cổ truyền.

1.8. Chuyển giao các kỹ thuật, công nghệ và kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ của Viện cho các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

1.9. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao phù hợp với chức năng, nhiệm vụ  và quyền hạn của Viện.

2.  Tư vấn về công tác phát triển dược liệu:

2.1. Đề xuất cho Bộ Y tế trong công tác xây dựng chiến lược, cơ chế chính sách, chương trình, giải pháp thực hiện và tổ chức quản lý công tác phát triển d­ược liệu; giúp chỉ đạo các địa phương trong công tác nghiên cứu khoa học, sản xuất và phát triển dược liệu.

2.2. Đề xuất cho Bộ Y tế trong công tác xây dựng văn bản pháp quy quy định việc khai thác, bảo tồn và phát triển tài nguyên dược liệu; hướng dẫn khai thác bền vững tài nguyên dược liệu.

2.3. Đề xuất cho Bộ Y tế trong công tác xây dựng, ban hành, hướng dẫn và kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nguyên tắc sản xuất dược liệu an toàn theo VIETGAP (GAP, GCP), nguyên tắc khai thác bền vững các loài cây thuốc (GCP).

2.4. Đề xuất cho Bộ Y tế về công tác nhập nội giống và quản lý chất lượng giống cây thuốc.

2.5. Đề xuất những giải pháp nhằm tăng cư­ờng công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng dược liệu và tham gia quản lý chất lượng dược liệu.

2.6. Đại diện Bộ Y tế tham gia mạng APTMNET. Tổ chức xuất bản Tạp chí dược liệu, Bản tin dược liệu, các tài liệu và sách báo chuyên ngành Dược liệu.

2.7. Tuyên truyền và giới thiệu về công tác phát triển dược liệu.

3. Kiểm tra, đánh giá chất lượng dược liệu:

3.1. Kiểm tra, đánh giá chất lượng dược liệu dùng làm mẫu chuẩn, mẫu đối chiếu và phục vụ công tác quản lý nhà nước, nghiên cứu khoa học, sản xuất kinh doanh dược liệu theo phân công của Bộ y tế.

3.2. Xây dựng bộ dược liệu chuẩn Quốc gia.

4. Sản xuất, kinh doanh và dịch vụ khoa học công nghệ:

4.1. Tổ chức sản xuất, kinh doanh giống cây con làm thuốc, dược liệu, dược liệu chuẩn, dược liệu đối chiếu và các sản phẩm khác từ dược liệu;

4.2. Xây dựng vùng sản xuất dược liệu phục vụ nhu cầu sử dụng trong nước và xuất khẩu.

4.3. Sản xuất và kinh doanh thuốc, các sản phẩm và nguyên liệu làm thuốc từ dược liệu.

4.4. Triển khai các dịch vụ khoa học và công nghệ để phát triển dược liệu.

4.5. Thực hiện dịch vụ kiểm tra, đánh giá chất lượng dược liệu.

4.6. Liên doanh, liên kết trong sản xuất giống cây con làm thuốc, nguyên liệu làm thuốc, thuốc từ dược liệu và các sản phẩm khác từ dược liệu. Xuất nhập khẩu giống, dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu theo quy định của pháp luật.

5. Đào tạo chuyên môn nghiệp vụ:

5.1. Tổ chức đào tạo sau đại học về chuyên ngành dược liệu, dược lý và một số chuyên ngành có liên quan đến dược liệu; tham gia đào tạo đại học và các loại hình đào tạo khác liên quan đến dược liệu.

5.2. Tiến hành đào tạo lại và nâng cao trình độ, bổ túc nghiệp vụ và các phương pháp nghiên cứu về dược liệu cho cán bộ làm công tác dược liệu.

6. Hợp tác quốc tế:

6.1. Thực hiện các nhiệm vụ hợp tác quốc tế do Bộ trưởng Bộ Y tế giao.

6.2. Thiết lập và duy trì quan hệ với các tổ chức, cá nhân trong khu vực và trên thế giới trong lĩnh vực dược liệu; tranh thủ các nguồn đầu tư của nước ngoài để phát triển Viện Dược liệu;

6.3. Hợp tác với các đối tác nước ngoài trong nghiên cứu khoa học, đào tạo cán bộ, trao đổi kinh nghiệm, thông tin khoa học và các vấn đề liên quan đến lĩnh vực dược liệu;

6.4. Viện chịu trách nhiệm trước pháp luật về nhân sự mà mình cử hoặc cho phép ra nước ngoài. Quản lý các đoàn ra, đoàn vào theo quy định của pháp luật.

7. Quản lý đơn vị :

7.1. Xây dựng và triển khai quy chế hoạt động của Viện trên cơ sở quy chế dân chủ do Nhà nước ban hành.

7.2. Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của đơn vị; quản lý tổ chức, biên chế, cán bộ, viên chức, tiền lương, tài chính, vật tư thiết bị của Viện theo chế độ và chính sách của Nhà nước.

7.3. Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về thu chi ngân sách và các nguồn kinh phí của Viện.

7.4. Tổ chức hoạt động dịch vụ khoa học công nghệ, sản xuất kinh doanh các sản phẩm gắn với chức năng, nhiệm vụ của Viện theo đúng quy dịnh của Nhà nước.

7.5. Tăng cường sản xuất, kinh doanh giống dược liệu, dược liệu, các chế phẩm và thuốc từ dược liệu; ký kết các hợp đồng kinh tế, triển khai dịch vụ khoa học công nghệ, phát triển các dự án trong nước và quốc tế về lĩnh vực dược liệu để bổ sung nguồn tài chính phục vụ các hoạt động của Viện và cải thiện đời sống cho cán bộ, viên chức trong cơ quan.

Viện Dược liệu được quyền tự chủ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo phân cấp của Bộ Y tế, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Y tế và trước pháp luật về hoạt động của mình. 

Xác định ngành nghề, lĩnh vực đăng ký kinh doanh.

- Kinh doanh dược liệu, thuốc và các sản phẩm thuốc từ dược liệu.

- Kinh doanh các loại giống cây thuốc.

- Xuất, nhập khẩu dược liệu, giống cây thuốc và thuốc từ dược liệu.

- Chuyển giao các quy trình kỹ thuật thuộc các lĩnh vực chiết xuất, bào chế, kỹ thuật trồng và phát triển cây thuốc, ....

- Liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước.

- Dịch vụ điều dưỡng phòng chữa bệnh bằng thuốc dân tộc.

II. CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC:

Tổ chức bộ máy của Viện hiện nay gồm:

a) Các Phòng chức năng:

- Phòng Tổ chức - Hành chính

- Phòng Tài chính – kế toán.

- Phòng Quản lý khoa học và đào tạo.

- Phòng Quản trị và VTTB y tế

b) Các Khoa chuyên môn:

- Khoa Hoá thực vật.

- Khoa Hoá phân tích - tiêu chuẩn.

- Khoa Dược lý - Sinh hoá.

- Khoa Bào chế và chế biến.

- Khoa Tài nguyên Dược liệu.

- Khoa Công nghệ chiết xuất.

c)  Các đơn vị cấu thành khác:

- Trung tâm Nghiên cứu Trồng và chế biến cây thuốc Hà Nội.

- Trung tâm Sâm và Dược liệu thành phố Hồ Chí Minh.

- Trung tâm Nghiên cứu dược liệu Bắc Trung bộ.

- Trung tâm chuyển giao khoa học công nghệ và phát triển dược liệu.

- Trung tâm nghiên cứu nguồn gen và giống dược liệu

- Trạm nghiên cứu trồng cây thuốc Tam đảo

- Trạm nghiên cứu trồng cây thuốc Sa Pa.

d) Các đơn vị phục vụ nghiên cứu:

- Trung tâm Thông tin thư­ viện.

4.3. Cơ cấu cán bộ, viên chức và người lao động (trình độ, tuổi, chuyên môn...)

Tình hình nhân lực: Tổng số cán bộ, viên chức của Viện Dược liệu tính đến ngày 30/09/2015, toàn Viện có 202 cán bộ.

III. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC:

Định hướng hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, sản xuất và dịch vụ (nội dung, quy mô, phạm vi hoạt động, sản phẩm, dich vụ cung cấp..):

1. Định hướng hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ

- Gắn nghiên cứu Khoa học và công nghệ với thực tiễn sản xuất, tập trung nghiên cứu phát triển, đổi mới công nghệ, phát triển năng lực nghiên cứu ứng dụng, từng bước đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng cho Khoa học và công nghệ, coi trọng công tác đào tạo để làm chủ các công nghệ, từng bước đổi mới và gia tăng hàm lượng khoa học trong các sản phẩm chủ yếu của Viện.

- Nghiên cứu giải pháp quản lý tài nguyên cây thuốc; Đề xuất các biện pháp sử dụng hợp lí nhằm khai thác có hiệu quả và phát triển bền vững tài nguyên dược liệu. Xây dựng cơ sở dữ liệu về nguồn tài nguyên dược liệu Việt Nam.

- Lưu giữ và bảo tồn có hiệu quả số lượng nguồn gen hiện có và số lượng nguồn gen sẽ thu thập, nhập nội về trong thời gian tới. Chú trọng nhập nội quỹ gen và nghiên cứu làm tăng tiềm năng nguồn gen cây thuốc.

- Nghiên cứu chọn, tạo giống cây thuốc có năng suất và chất lượng cao. Xây dựng quy chế khảo nghiệm và công nhận giống cây thuốc. Ứng dụng công nghệ sinh học, nhân nhanh, phục tráng và làm sạch bệnh giống cây thuốc. Xây dựng các Trung tâm, Trạm đủ điều kiện sản xuất giống cây thuốc chất lượng cao, cung cấp đủ giống cây thuốc cho công tác sản xuất dược liệu. Một số giống cây thuốc sản xuất ra được gắn nhãn hiệu hàng hóa mang thương hiệu Viện Dược liệu.

- Xây dựng quy trình kỹ thuật canh tác đạt tiêu chuẩn VIETGAP cho sản phẩm cây thuốc. Xây dựng mô hình trồng cây thuốc công nghệ cao.

- Ứng dụng rộng rãi công nghệ sinh học hiện đại trong nghiên cứu phân loại, bảo tồn, chọn tạo giống cây thuốc phục vụ sản xuất dược liệu, bảo quản và chế biến sau thu hoạch và nâng cao hàm lượng hoạt chất của dược liệu.

- Phát triển các chuyên khoa dược lý tế bào, dược lý phân tử trong nghiên cứu sàng lọc tác dụng dược lý các cây thuốc và bài thuốc. Hướng tới đánh giá cơ chế tác dụng của bài thuốc và thành phần hoạt chất.

- Nghiên cứu triển khai các công nghệ chiết tách, tổng hợp và bán tổng hợp các sản phẩm từ thiên nhiên, tạo các sản phẩm phục vụ công nghiệp Dược, thực phẩm chức năng và mỹ phẩm.

- Đầu tư công nghệ và kỹ thuật nhằm hiện đại hóa thuốc Y học cổ truyền. Ưu tiên nghiên cứu sản xuất thuốc mới từ nguồn dược liệu trong nước, phát triển công nghệ bào chế hiện đại.

- Triển khai nghiên cứu ứng dụng các công nghệ, kỹ thuật tiên tiến trong chế biến tạo ra các sản phẩm được tiêu chuẩn hoá, có chất lượng và giá trị cao gắn với thương hiệu Viện Dược liệu.

- Xây dựng các phương pháp phân tích chính xác, phân tích nhanh, xây dựng bộ dược liệu chuẩn Quốc gia và điều chế chất chuẩn, chất đối chiếu phục vụ công tác kiểm tra và đánh giá chất lượng dược liệu và thuốc từ dược liệu.

- Triển khai công tác thông tin giáo dục, truyền thông về bảo vệ nguồn gen cây thuốc, thực hiện công tác đảm bảo chất lượng dược liệu và thuốc y học cổ truyền.

2. Định hư­ớng hoạt động hợp tác quốc tế

- Hợp tác với một số nước trong khu vực như: Thái Lan, Trung Quốc, Hàn Quốc về nghiên cứu toàn diện cây thuốc trên các lĩnh vực tài nguyên, dược lý, hoá học, bào chế và sản xuất thuốc từ dược liệu.

- Hợp tác với một số Viện, Trường đại học của Nhật (Đại học Y Dư­ợc Toyama, Setsunan, Chiba, Osaka) và Hàn Quốc (Đại học Chungnam, Đại học Chosun) về đào tạo cán bộ nghiên cứu.

- Hợp tác với Tập đoàn mỹ phẩm KAO về nghiên cứu sàng lọc cây thuốc Việt Nam dùng trong mỹ phẩm với nguồn kinh phí được cấp từ phía Nhật.

- Hợp tác với Malaysia về bảo tồn và phát triển nguồn gen cây thuốc.

- Hợp tác với Đại học tổng hợp Sydney (Úc) về sản xuất dược liệu sạch và bảo vệ thực vật.

- Tham gia Dự án ACIAR (Úc) về tăng cường vai trò của người phụ nữ trong việc dùng cây rau bản địa làm thuốc với nguồn kinh phí của Chính phủ Úc.

- Thực hiện nội dung dự án với Myanmar "Phát hiện và sử dụng artemisinin từ cây thanh cao hoa vàng làm thuốc sốt rét tại Myanma" theo nhiệm vụ được phân công.

- Tạo điều kiện cho các cán bộ nghiên cứu trẻ tham gia Hội thảo quốc tế để giao lưu học hỏi về các lĩnh vực nghiên cứu.

- Thực hiện nhiệm vụ nghị định thư hàng năm với Cu-Ba (hợp tác với Trung tâm nghiên cứu dược phẩm CIDEM).

3. Định hướng hoạt động sản xuất dịch vụ

- Sản xuất các chế phẩm thuốc từ dược liệu (từ các kết quả nghiên cứu, đó được Cục Quản lý Dược Việt Nam cấp số đăng ký lưu hành toàn quốc).

- Sản xuất các dạng thực phẩm chức năng từ cây thuốc, như: trà tan, viên nhộng, viên nang chứa dịch chiết đậm đặc ...

- Sản xuất, kinh doanh hạt giống và cây giống các loài cây thuốc

- Sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu dược liệu.

- Dịch vụ phân tách và kiểm nghiệm dược liệu và chế phẩm từ dược liệu và các dịch vụ khoa học khác.

- Dịch vụ cung cấp thông tin về dược liệu.

- Liên kết, liên doanh với các tổ chức trong và ngoài nước sản xuất, kinh doanh dược liệu và thuốc từ dược liệu

⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! 
Một bất ngờ khác dành cho bạn! Nhấp https://temu.to/k/u1s17ibl63n hoặc Tìm kiếm int66445 để kiếm tiền cùng tôi!

What's your reaction?

Facebook Conversations