menu
Thu giữ 50 tấn phân bón của Công ty TNHH Hasa Mặt Trời do chứa nhiều chất cấm
Thu giữ 50 tấn phân bón của Công ty TNHH Hasa Mặt Trời do chứa nhiều chất cấm
Dịch vụ tư vấn lập dự án như Dự án trồng dược liệu quý đến các nông nghiệp, xây dựng, du lịch... Với kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi đảm bảo lập ra các dự án hiệu quả, bền vững, hỗ trợ từ khâu nghiên cứu, phân tích đến thực thi. Liên hệ ngay để biến ý tưởng thành hiện thực!
Công an tỉnh Bình Thuận đã khám xét trụ sở Công ty TNHH Hasa Mặt Trời ở huyện Hàm Tân và các điểm nghi vấn liên quan sản xuất phân bón giả, có chứa chất cấm gây nguy hiểm đối với ngành nông nghiệp địa phương.

Thu giữ 50 tấn phân bón giả và hàng nghìn lít đạm cấ chưa được phép lưu hành

Đồng thời, 2 tổ công tác khác của Công an tỉnh Bình Thuận cũng tiến hành khám xét nhà riêng của một số cá nhân liên quan tại thôn An Vinh, xã Sông Phan và kho bãi sản xuất phân bón của công ty này trên Quốc lộ 55, thị trấn Tân Nghĩa.

Theo Công an tỉnh Bình Thuận, qua khám xét lực lượng chức năng phát hiện rất nhiều bao phân hữu cơ mang nhãn hiệu Hasa Mặt Trời Organic, ghi đơn vị sản xuất là Công ty TNHH Hasa Mặt Trời theo giấy phép được cấp vào tháng 2 năm 2024.

Tuy nhiên, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận cho biết, chưa nhận được hồ sơ nào của công ty này để được công nhận hợp chuẩn, hợp quy đối với sản phẩm phân bón trên.

Theo đó, Công an tỉnh Bình Thuận đã tiến hành thu giữ hơn 50 tấn phân hữu cơ, hàng nghìn lít đạm cá. Đây là những loại phân bón chưa được phép lưu hành, có sử dụng nhiều chất cấm, nguy hiểm đối với ngành nông nghiệp địa phương.

Đối với đạm cá và dung dịch hóa chất tên gọi “lấy ba tai đầu” để chống thối trái thanh long, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Bình Thuận cũng xác định chưa được phép lưu hành tại Việt Nam.

Vụ việc sản xuất và buôn bán phân bón giả này được cho là lớn nhất từ trước đến nay được phát hiện tại địa phương. Hiện Công an tỉnh Bình Thuận đang mở rộng điều tra vụ việc.

Trước đó, Lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Bình Thuận đã kiểm tra, phát hiện và tạm giữ 17,25 tấn phân bón có dấu hiệu vi phạm, trong đó có phân bón hỗn hợp NK VPNA do Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại - Dịch vụ Greenland phân phối.

Điều đáng nói là dù phân bón sản xuất trong nước nhưng bên ngoài bao bì không hề có tên, địa chỉ công ty sản xuất mà ghi nhập nhèm “Phân bón hỗn hợp NK VPNA” để nông dân nhầm tưởng đây là … Phân bón hỗn hợp nhập khẩu VPNA.

Tinh vi hơn, dù là sản phẩm phân bón sản xuất trong nước, nhưng sản phẩm Phân bón hỗn hợp NK VPNA lại đi “ăn cắp” mã số phân bón của một công ty phân bón lớn, uy tín khác (MSPB 16027) để in ngoài bao bì nhằm qua mặt lực lượng kiểm tra.

Hậu quả của việc sử dụng phân bón giả

Hậu quả của việc sử dụng phân bón giả Lực lượng chức năng phong toả, khám xét trụ sở Công ty TNHH Hasa Mặt Trời. Ảnh: Báo Bình Thuận

Hậu quả của việc sử dụng phân bón giả là rất nghiêm trọng. Phân bón giả không chỉ ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, mà còn gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

TS Nguyễn Trí Ngọc - Nguyên Cục trưởng Cục Trồng Trọt - Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, phân bón giả, kém chất lượng, không chỉ làm giảm chất lượng nông sản, năng suất cây trồng, để lại tồn dư hóa chất trong môi trường đất và nước, mà còn gián tiếp gây mất an toàn thực phẩm.

Bởi, khi sử dụng phải phân bón giả, kém chất lượng, cây trồng không phát triển hoặc phát triển kém, nông dân sẽ phải phun thuốc kích thích sinh trưởng, thuốc hóa học để cứu cây trồng.

Việc sử dụng thường xuyên các loại thuốc này dễ dẫn đến tồn dư hóa chất trong sản phẩm nông nghiệp, gây nguy cơ không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, nhất là với cây trồng ngắn ngày như rau xanh.

Như vậy phân bón giả, kém chất lượng không chỉ gây thiệt hại cho nông dân, doanh nghiệp sản xuất phân bón chân chính mà còn có thể gây ra hệ lụy xã hội.

Theo vietq

What's your reaction?

Facebook Conversations