views
Theo nghiên cứu đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Lâm sàng trong tháng 8, người mắc COVID-19 thể nặng giống như bị rắn chuông cắn. Một loại enzyme tăng vọt sau khi bệnh nhân mắc COVID-19 nặng có cùng họ với một loại enzyme trong nọc độc rắn chuông.
Cơ thể người chứa nhóm enzyme phospholipase A2 (sPLA2- IIA) được tiết ra với nồng độ thấp, trong đó enzyme này bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn và chống viêm nhiễm.
Theo ông Floyd “Ski” Chilton, Giáo sư tại Đại học Arizona (Mỹ) và là tác giả nghiên cứu chính, nếu tiết ra với số lượng lớn, sPLA2-IIA lại gây nguy hiểm cho con người vì nó có thể tàn phá các cơ quan quan trọng.
Ông Chilton nói: “Nói cách khác, loại enzyme này đang tìm cách tiêu diệt virus, nhưng tại một thời điểm nào đó, nó được tiết ra với số lượng lớn và khiến mọi việc chuyển biến theo hướng thực sự xấu. Đó là cơ chế kháng bệnh cho tới khi nó có khả năng phản chủ”.
Giáo sư Chilton và đồng nghiệp đã phát hiện ra enzyme này trong mẫu máu của các bệnh nhân mắc COVID-19 nặng. Các nhà nghiên cứu cho biết các loại thuốc được dùng để trị vết rắn cắn có thể được sử dụng để chống SARS-CoV-2.
Tiến sĩ D. Maurizio Del Poeta, đồng tác giả nghiên cứu, nói: “Vì các chất ức chế sPLA2-IIA đã có sẵn nên nghiên cứu của chúng tôi ủng hộ sử dụng những chất này cho bệnh nhân có nồng độ sPLA2-IIA cao để giảm nồng độ, hoặc thậm chí là ngăn chặn tử vong”.
Các nhà khoa học phát hiện ra điều trên khi sử dụng thuật toán học máy để phân tích mẫu máu hàng trăm người. Kết quả nghiên cứu có thể được sử dụng để cứu mạng hàng trăm nghìn người khắp thế giới.
Theo một tác giả trong nhóm, nghiên cứu này đặc biệt kịp thời trong bối cảnh biến thể Delta đang khiến số ca mắc và nhập viện vì COVID-19 gia tăng ở Mỹ và khắp thế giới.
Theo baotintuc
⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! |
Facebook Conversations