menu
10 Loại Cây Thuốc Nam Dễ Tìm Và Cách Sử Dụng Chúng
Temu

Cách kiếm thu nhập thụ động

10 Loại Cây Thuốc Nam Dễ Tìm Và Cách Sử Dụng Chúng

Cách kiếm thu nhập thụ động

Cách kiếm thu nhập thụ động

Khám phá 10 loại cây thuốc nam dễ tìm và cách sử dụng chúng để cải thiện sức khỏe. Từ nha đam đến hương thảo, bài viết này hướng dẫn chi tiết về công dụng và ứng dụng của mỗi loại cây trong đời sống hàng ngày.

Giới thiệu

Giới thiệu Hình ảnh một vườn thuốc nam mẫu trong trạm y tế xã

1. Nha Đam (Aloe Vera)

  • Tác dụng: Làm dịu da, điều trị bỏng và cắt rát.
  • Cách sử dụng: Cắt một lá nha đam và lấy gel trong suốt bôi trực tiếp lên da để làm dịu vết bỏng hoặc kích ứng.

2. Bạc Hà (Mint)

  • Tác dụng: Giảm đau bụng, kích thích tiêu hóa.
  • Cách sử dụng: Pha trà bạc hà bằng cách ngâm lá bạc hà tươi hoặc khô trong nước sôi.

3. Cúc La Mã (Chamomile)

  • Tác dụng: Giảm căng thẳng, hỗ trợ giấc ngủ.
  • Cách sử dụng: Pha trà cúc la mã từ hoa khô để giúp thư giãn và cải thiện chất lượng giấc ngủ.

4. Kinh Giới (Lemon Balm)

  • Tác dụng: Cải thiện tâm trạng và giảm căng thẳng.
  • Cách sử dụng: Thêm lá kinh giới vào salad hoặc pha trà để tận hưởng lợi ích giảm stress.

5. Xương Rồng (Cactus)

  • Tác dụng: Cung cấp chất chống oxy hóa và vitamin.
  • Cách sử dụng: Ăn trực tiếp quả của cây xương rồng sau khi đã loại bỏ gai.

6. Rau Má (Gotu Kola) chi tiết Cây rau má

  • Tác dụng: Thúc đẩy lành vết thương, cải thiện tuần hoàn máu.
  • Cách sử dụng: Dùng lá rau má tươi nấu canh hoặc làm salad.

7. Nghệ (Turmeric) chi tiết Cây Nghệ

  • Tác dụng: Chống viêm, làm giảm các vấn đề tiêu hóa.
  • Cách sử dụng: Thêm bột nghệ vào thực phẩm hoặc pha với nước ấm để uống hàng ngày.

8. Tía Tô (Perilla) chi tiết Cây Tía Tô

  • Tác dụng: Chống dị ứng, giảm các triệu chứng cảm lạnh.
  • Cách sử dụng: Sử dụng lá tía tô tươi trong các món ăn hoặc pha trà.

9. Cây Hương Thảo (Rosemary) chi tiết Cây Hương Thảo

  • Tác dụng: Cải thiện trí nhớ, giảm căng thẳng.
  • Cách sử dụng: Dùng lá hương thảo khô hoặc tươi để nấu ăn, giúp tăng hương vị và lợi ích sức khỏe.

10. Hoa Cúc (Calendula) chi tiết cây hoa cúc

  • Tác dụng: Làm lành vết thương, chống viêm.
  • Cách sử dụng: Dùng hoa cúc để làm trà hoặc tạo thành tinh dầu bôi ngoài.

Kết luận

Việc sử dụng cây thuốc nam không chỉ là một phương pháp trị liệu tự nhiên mà còn là một cách để bạn chủ động cải thiện và duy trì sức khỏe mỗi ngày. Những loại cây này không chỉ dễ tìm mà còn đơn giản trong cách sử dụng, làm cho chúng trở thành một phần không thể thiếu trong lối sống lành mạnh. Trên đây là bài viết ngắn ngọn để tìm hiểu thông tin chi tiết cây thuốc nam có trong bài viết bạn có thể truy cập vào liên kết tên các cây trong bài viết để tìm hiểu chi tiết về cây thuốc nam đó.

Hoặc tìm hiểu thông tin chi tiết 10 Loại Cây Thuốc Nam Dễ Tìm Và Cách Sử Dụng Chúng dưới đây

1. Cây Lô hội hay Lưu hội, Nha đam - Aloe vera L, var. chinensis (Haw.) Berger

1. Cây Lô hội hay Lưu hội, Nha đam - Aloe vera L, var. chinensis (Haw.) Berger Hình ảnh cây lô hội

Lô hội hay Lưu hội, Nha đam - Aloe vera L, var. chinensis (Haw.) Berger, thuộc họ Lô hội - Asphodelaceae.

Mô tả: Cây mập màu xanh tươi. Thân ngắn hoá gỗ mang một bó lá dày, mọng nước, hình ngọn giáo, mép có gai, đầu nhọn, có những đốm trắng ở mặt trên. Cán hoa cao đến 1m, mang một chùm hoa thõng xuống. Hoa to, đều có các mảnh bao hoa dính lại với nhau thành ống dài bằng phiến hoa, màu vàng lục nhạt. Quả nang hình trứng thuôn, màu xanh, khi già nâu nâu, chứa, nhiều hạt.

Cây ra hoa vào mùa thu.  

Bộ phận dùng: Nhựa - Aloe, thường gọi là Lô hội. Lá cũng dược dùng.

Nơi sống và thu hái: Cây của miền Bắc Phi châu và Tây Ấn Ðộ, được trồng làm cảnh. Trồng bằng những nhánh con tách ra từ cây mẹ. Thu hái lá hoa quanh năm. Dùng tươi hoặc cắt lấy lá hứng nhựa chảy ra, đem cô đặc đến khô.

Bảo quản nơi khô ráo.

Thành phần hoá học: Nhựa chứa Aloin, isoaloin, B-aloin, aloe-emodin, aloinoside A, B.

Tính vị, tác dụng: Nhựa có vị đắng, tính hàn, có tác dụng nhuận tràng, lợi tiêu hoá, điều kinh và trị giun. Lá và hoa có vị đắng, tính hàn, có tác dụng tiêu viêm, nhuận tràng, diệt ký sinh trùng.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Nhựa thường dùng trị: Kinh bế, kinh nguyệt ít, táo bón; đại tiện bí, sung huyết não, kinh phong. Lá thường dùng trị: Ðau đầu, chóng mặt, táo bón, trẻ em co giật, suy dinh dưỡng, ho gà. Còn dùng trị sâu răng, viêm mủ da, vết chảy và bỏng, eczema.

Dùng lá 10-15g nhựa 1,5-3g làm viên, cũng dùng nghiền thành bột đắp tại chỗ.

Ðơn thuốc: trị vết cháy và bỏng, dùng lá Lô hội chiết dịch xoa tại chỗ. Lấy một lá (15-18cm) đun nước sôi, thêm đường dùng uống.

Ghi chú: Người bị yếu dạ dày, ruột và phụ nữ có thai không nên dùng.

2. Cây Bạc hà – Mentha arvensis

2. Cây Bạc hà – Mentha arvensis Bạc hà Á hay bạc hà, bạc hà nam, bạc hà Nhật Bản, húng cây, húng bạc hà (Tên khoa học: Mentha arvensis) là loài thực vật thuộc chi Bạc hà.

Tên khác: Bạc hà Á, Bạc hà nam.

Tên khoa học: Mentha arvensis L., Lamiaceae(họ Hoa môi).

Mô tả cây: Cây thân thảo, có thể cao đến 1 m. Thân có tiết diện vuông, nhẹ, xốp, dài khoảng 20-40 cm, đường kính khoảng 0,15-0,3 cm. Thân chia đốt, khoảng cách giữa các mấu khoảng 3-7 cm, màu nâu tím hoặc xanh xám, có nhiều lông hoặc gần như không có lông. Mặt cắt ngang có màu trắng, thân già đôi khi rỗng ở giữa. Lá mọc đối, cuống lá dài từ 0,5-1,5 cm, phiến lá hình mũi mác, 3-7 × 1,5-3 cm. Đầu lá thuôn nhọn hoặc hơi tù, mép có răng cưa nhọn. Hai mặt lá đều có lông nhiều hay ít. Lá khô dễ vụn nát. Cụm hoa mọc ở kẽ lá. Dược liệu có mùi thơm dễ chịu, vị cay nhẹ, sau mát.

Bộ phận dùng, thu hái và chế biến: Bộ phận trên mặt đất (Herba Menthae), tinh dầu (Oleum Menthae), menthol tách từ tinh dầu bạc hà. Thu hoạch khi cây vừa ra hoa, lúc trời khô ráo, cắt lấy dược liệu, loại bỏ tạp chất, phơi trong bóng râm hoặc sấy nhẹ ở 30-40 oC đến khô. Nếu chiết lấy tinh dầu thì dùng lá tươi hoặc hơi héo.

Thành phần hóa học: Tinh dầu (menthol 65‑85%, menthon, iso-menthon, piperitenon oxide, carvon…), flavonoid (acacetin, eriocitrin, rutin, linarin…) và acid phenolic (acid rosmarinic, lithospermic).

Công dụng và cách dùng: Bạc hà được dùng chữa cảm sốt, ngạt mũi, xoa bóp nơi sưng đau, sát trùng, chữa nôn, thông mật trợ giúp tiêu hóa. Menthol chữa viêm mũi, ngạt mũi (ống hít).

Ghi chú: Không dùng cho trẻ sơ sinh vì menthol có thể ức chế hô hấp, gây ngạt thở.

3. Cúc La Mã (Chamomile), cây Dương cam cúc - Matricaria chamomilla L

3. Cúc La Mã (Chamomile), cây Dương cam cúc - Matricaria chamomilla L Cúc La Mã, tên khoa học Matricaria chamomilla, là một loài thực vật có hoa trong họ Cúc. Loài này được Carolus Linnaeus miêu tả khoa học đầu tiên năm 1753.

Dương cam cúc - Matricaria chamomilla L., thuộc họ Cúc - Asteraceae.

Mô tả: Cây thảo hàng năm, cao tới 60cm. Thân mọc đứng và phân nhánh. Lá kép lông chim 2 lần với các đoạn hình dải nhọn như gai. Lá nói chung hoàn toàn nhẵn. Cụm hoa hình đầu nằm ở ngọn các cuống mảnh, đường kính của đầu hoa là 1-1,5cm, với 1 vòng đơn các hoa hình lưỡi trắng và ở giữa rất nhiều hoa hình ống màu vàng xếp trên mặt đế hoa phồng lên thành dạng nón nhọn sau khi hoa nở. Quả là những quả bế màu vàng trăng trắng dạng nón ngược, nhẵn ở mặt ngoài, khía 5 cạnh ở mặt trong.

Ra hoa tháng 5-9.

Bộ phận dùng: Các đầu hoa, ít khi dùng toàn cây có hoa - Capitulum et Herba Matricariae.

Nơi sống và thu hái: Loài cây của Trung Âu được nhập vào trồng ở Đà Lạt. Gieo trồng bằng hạt vào cuối mùa thu và đầu mùa xuân. Thu hái khi các đầu hoa đã nở hết hoàn toàn. Phơi trong râm ở nhiệt độ 35oC.

Thành phần hoá học: Hàm lượng tinh dầu thay đổi từ 0,2-1,8%. Màu lam sẫm của tinh dầu vừa mới cắt xong do có hàm lượng cao của chamazulen (1-1,5%). Chất carbur này được tạo thành trong quá trình chưng cất hơi nước từ một guaianolid là matricin. Các thành phần khác của tinh dầu là (-)a-bisabolol (10-25%), các acid A và B của bisabolol (10-25%), một ether cyclic poly-en, yne (1-10%) và nhiều carbur. Đầu hoa còn chứa nhiều flavonoid; umbelliferon và herniarin (cumarin).

Tính vị, tác dụng: Dương cam cúc có tác dụng tiêu viêm và khử trùng, nó cũng tác dụng như chống co thắt trên nhiều cơ quan khác nhau và cũng làm ra mồ hôi nhẹ.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thường được dùng trong chữa các rối loạn của dạ dày, kèm theo đau, chữa trướng bụng, khó tiêu hoá, trị ỉa chảy và buồn nôn. Dương cam cúc cũng được dùng có kết quả chống các viêm nhiễm đường tiết niệu và trị chứng thống kinh. Thường dùng dưới dạng thuốc hãm (chỉ giữ được 10-15% tinh dầu hiệu hữu trong dầu hoa) hoặc chế thành thuốc (cồn chiết, xirô) với liều 1 thìa xúp dược liệu trong 1 lít nước. Dùng ngoài, hãm và rửa hoặc dùng bột để trị các vết thương lâu lành, trị các bệnh về da như zona, đinh nhọt, phát ban, trĩ, chống các viêm nhiễm ở miệng, họng và mắt.

Người Đức và các nước Trung Âu dùng nhiều trong điều trị đầy hơi, đau bụng, khó tiêu hoá. Người ta dùng Dương cam cúc cùng với các chiết xuất và tinh dầu của nó để chế các pomat và các thuốc xúc rửa dùng tiêu viêm và làm lành sẹo.

Trong mỹ phẩm, người ta dùng nó chế nước gội đầu, làm gel chống nắng; tinh dầu được dùng trong hương liệu và chế xà phòng thơm.

Ở Tuynidi, có nơi dùng hoa làm thuốc lọc máu sau khi sinh đẻ và làm thuốc dịu đau trước khi sinh. Người ta còn dùng Dương cam cúc làm thuốc trị cơn đau sỏi thận.

4. Kinh Giới (Lemon Balm)

4. Kinh Giới (Lemon Balm) Tía tô đất (Tên khoa học: Melissa officinalis) là một loài cây thân thảo trong họ Hoa môi, bản địa nam châu Âu và vùng Địa Trung Hải.

Tía tô đất có tên khoa học là Melissa officinalis L. họ Hoa Môi Lamiaceae có tác dụng điều trị các vấn đề về thần kinh và tổn thương trên da.

Ngày nay, ngoài việc sử dụng trong một số món ăn thì còn được ứng dụng rất nhiều trong y học. Tía tô đất chứa các hoạt chất đã được nghiên cứu có tác dụng an thần, dịu cảm giác căng thẳng và giảm sự phát triển của một số virus, vi khuẩn, nấm.

Một số tác dụng đặc trưng của tía tô đất bao gồm:

Tác dụng kháng virus, vi khuẩn giúp phòng bệnh

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh lá tía tô đất có thể chống virus cúm, herpes và bệnh Newcastle. Chính vì vậy, nếu dùng thường xuyên (nhất là với trẻ nhỏ) thì sẽ ít khi gặp phải các bệnh thông thường do virus gây ra.

Ngoài công hiệu kháng virus, tía tô đất còn đặc trưng bởi khả năng kháng khuẩn và nấm. Một nghiên cứu dùng chiết xuất từ ​​lá cây này có tác dụng kiểm soát khoảng 13 loài vi khuẩn và 6 loài nấm.

Tăng cường chức năng hệ thần kinh

Lá tía tô đất đã được dùng với tác dụng thư giãn tinh thần, chống lại căng thẳng và giải lo âu. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh loại thảo dược này có thể giúp cải thiện trí nhớ, nâng cao nhận thức và hỗ trợ điều trị bệnh Alzheimer.

Tác dụng an thần

Trong cây tía tô đất có thành phần giúp an thần, giảm sự bồn chồn khó ngủ. Nếu đang gặp phải vấn đề về giấc ngủ, có thể thử dùng trà tía tô đất để cải thiện tâm trạng, giúp an thần, cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Giảm đau và chống viêm

Một số nghiên cứu cho thấy tía tô đất giảm đau và chống viêm rất hiệu quả. Chính vì vậy, khi có vết thương, có thể dùng tía tô đất để giảm đau, sưng nề và hạn chế tình trạng nhiễm trùng.

Hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa tình trạng rối loạn tiêu hóa

Tía tô đất là một phương pháp tự nhiên giúp cải thiện các triệu chứng như đầy hơi khó tiêu, nôn mửa, đau bụng... Dùng kết hợp với lá bạc hà hay một số loại cây khác còn có thể làm giảm các triệu chứng viêm dạ dày.

Tăng cường chức năng gan

Một nghiên cứu đã chứng minh rằng trà tía tô đất có thể giúp tăng sức mạnh giải độc của gan, ngăn ngừa tổn thương ở cơ quan này.

Cách sử dụng tía tô đất

Để phát huy tác dụng của tía tô đất một cách hiệu quả, có thể dùng nó để thêm vào các món ăn hàng ngày hoặc làm trà để uống.

Một số lưu ý khi dùng tía tô đất

Nên chỉ dùng một lượng nhỏ trong khoảng 1 tháng, tránh dùng liều cao và kéo dài vì có thể gây ra một số tác dụng phụ như tăng nhịp tim, buồn nôn, đau đầu...

Chú ý, cây này có thể tương tác với thuốc an thần khiến buồn ngủ quá mức. Một số trường hợp có tương tác với thuốc trị tăng nhãn áp, tuyến giáp nên cần lưu ý khi dùng chung.

5. Xương Rồng (Cactus) cây Xương rồng ông, Xương rồng ba cạnh - Euphorbia antiquorum L

5. Xương Rồng (Cactus) cây Xương rồng ông, Xương rồng ba cạnh - Euphorbia antiquorum L Xương rồng là một loài thực vật có hoa trong họ Đại kích. Loài này được L. mô tả khoa học đầu tiên năm 1753.

Cây Xương rồng ông, Xương rồng ba cạnh - Euphorbia antiquorum L., thuộc họ Thầu dầu - Euphorbiaceae.

Mô tả: Cây nhỏ mọng nước, cao 1-3m hay hơn, phân nhiều cành. Cành có 3 cạnh lồi. Lá nhỏ, mọng nước, mọc ở trên cạnh lồi của cành, cuống rất ngắn. Hai lá kèm biến thành gai. Cụm hoa mọc ở những chỗ lõm của mép cành, có 1-7 bao chung, họp thành ngù; mỗi bao chung nằm trên 2 lá bắc phân thùy rộng, các tuyến mật chẻ đôi. Trong bao chung có nhiều nhị tương ứng với các hoa đực thoái hóa và một nhụy ứng với một hoa cái. Quả nhỏ màu xanh, có 3 mảnh, mang vòi nhụy tồn tại.

Cây ra hoa tháng 3-4.  

Bộ phận dùng: Thân, lá, nhựa, nhị hoa - Caulis, Folium, Latex et Stamen Euphorbiae Antiquori.

Nơi sống và thu hái: Loài cổ nhiệt đới, được trồng làm hàng rào và làm cây cảnh. Trồng bằng cành. Thu hái thân cành quanh năm, bóc lấy vỏ và bỏ gai, nướng tới khi có màu nâu hoặc rang với gạo cho tới khi có màu nâu. Nhựa chích từ cây tươi.

Thành phần hóa học: Thân Xương rồng chứa các triterpenoid: taraxerol, taraxerone, friedelan-3a-ol, friedelan-3b-ol, epifriedelanol. Còn có các acid citric, tartric và fumaric. Nhựa cây Xương rồng chứa euphorbol, euphol, b-amyrin. cycloartenol. Rễ cũng chứa taraxerol.

Tính vị, tác dụng: Vị đắng, tính hàn, có độc. Thân cây có tác dụng tiêu thũng, thông tiện, sát trùng; lá có tác dụng thanh nhiệt, hóa trệ, giải độc hành ứ; nhựa cây có tác dụng tả hạ trục thuỷ, chống ngứa; nhị hoa có được thanh nhiệt tiêu thũng. Ở Ấn Độ, cây được xem như có tác dụng xổ, lợi tiêu hóa; vỏ rễ có tác dụng xổ; nhựa cây có tác dụng xổ, kích thích. Ở Thái Lan, lõi gỗ khô của cây được xem như có tác dụng hạ nhiệt, nhựa cây gây xổ.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Ta thường dùng cành chữa đau răng, sâu răng và mụn nhọt. Ðể chữa đau răng người ta lấy cành Xương rồng, cạo bỏ gai đem nướng nóng rồi giã nát, loại bỏ xơ, thêm muối vào lấy nước ngậm. Ðể chữa đinh nhọt, viêm mủ da, dùng thân Xương rồng hơ trên lửa và đắp vào chỗ bị thương.

Ở Trung Quốc, người ta dùng thân cây trị viêm dạ dày ruột cấp, sốt rét, đòn ngã, sưng đau. Dùng ngoài trị đinh nhọt, viêm mủ da và bệnh ecpet mảng tròn. Còn dùng chữa đau răng, sâu răng, làm thuốc sát trùng, diệt sâu bọ và trị ghẻ. Lá có thể trị nhiệt trệ gây tiết tả, có thể trị đòn ngã và bệnh bí đại tiện, tiểu tiện do ứ tích gây ra, chữa đinh sang. Nhựa được dùng chữa xơ gan cổ trướng và nấm ngoài da. Liều dùng thân 3-6g, sắc nước uống. Dùng ngoài lấy nhựa bôi, xoa ngoài.

Ở Ấn Độ, nước sắc thân dùng trị bệnh thống phong; nhựa cây được dùng trong điều trị bệnh thấp khớp, đau răng, bệnh đau thần kinh, phù thũng, bại liệt, điếc tai, làm mưng mủ mụn nhọt và dùng ngoài trị một số bệnh ngoài da.

Ở Thái Lan, người ta dùng nhựa tươi để trị mụn cóc.

⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! 
Một bất ngờ khác dành cho bạn! Nhấp https://temu.to/k/u1s17ibl63n hoặc Tìm kiếm int66445 để kiếm tiền cùng tôi!

What's your reaction?

Facebook Conversations