menu
Công dụng của Khoai Sọ
Công dụng của Khoai Sọ
Dịch vụ tư vấn lập dự án như Dự án trồng dược liệu quý đến các nông nghiệp, xây dựng, du lịch... Với kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi đảm bảo lập ra các dự án hiệu quả, bền vững, hỗ trợ từ khâu nghiên cứu, phân tích đến thực thi. Liên hệ ngay để biến ý tưởng thành hiện thực!
Khoai sọ, còn được gọi là ráy gai, rau chân vịt, củ chóc, khoai sọ gai là loại cây mọc phổ biến ở hầu hết các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.Khoai sọ là loại thực phẩm chứa nhiều gluxit, cung cấp nhiều năng lượng để nuôi dưỡng tế bào thần kinh và phòng chống suy nhược cơ thể. Những người mới ốm dậy,...

1.Đặc điểm và công dụng của khoai sọ

1.Đặc điểm và công dụng của khoai sọ Khoai sọ - Colocasia antiquorum, họ hàng gần với khoai môn, chủ yếu được sử dụng cho thân dày của nó. Trong hầu hết các loại cây trồng đều có vị chát cần nấu chín kỹ. Các lá non cũng có thể được nấu chín và ăn, nhưng chúng có vị hơi chát.

Khoai sọ, còn được gọi là ráy gai, rau chân vịt, củ chóc, khoai sọ gai là loại cây mọc phổ biến ở hầu hết các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Khoai sọ là tên gọi chung của một số giống khoai thuộc loài Colocasia esculenta (L.) Schott, một loài cây thuộc họ Ráy (Araceae).

Khoai sọ là loại cây thân thảo, cao khoảng từ 0,5m-2m, có thân ngầm phình to phát triển thành củ, rễ chùm mọc từ đốt xung quanh thân.

Khoai sọ gồm có củ cái nhỏ và nhiều củ con. Củ khoai sọ ngắn và ruột có màu trắng, nằm trong đất, bề ngoài sần sùi, trên thân củ có nhiều đốt và ở mỗi đốt có mầm phát triển thành nhánh. Mỗi củ có 3 phần: Phần vỏ ngoài, vỏ áo và lõi củ.

Theo Đông y: Tất cả các bộ phận của cây khoai sọ, đều có thể sử dụng làm thuốc.

Theo Đông y: Tất cả các bộ phận của cây khoai sọ, đều có thể sử dụng làm thuốc. Khoai sọ là loại khoai quen thuộc và giàu dinh dưỡng tại Việt Nam. Nhiều người thích ăn khoai sọ vì nó không chỉ ngon miệng mà còn có nhiều lợi ích đối với sức khỏe như hỗ trợ giảm cân, chống táo bón, hạ huyết áp, giảm cholesterol máu,...

Củ khoai sọ có tính bình, vị cay ngọt, lợi về kinh tỳ, vị và đại tràng; có tác dụng tán khối kết, tiêu u hạch ở cổ, khai vị, nhuận tràng, thông đại tiện; thường dùng chữa các loại thũng độc sưng đau, khối kết (u, hạch), bỏng lửa, viêm khớp, viêm thận, sưng hạch bạch huyết…

Lá khoai sọ có vị cay, tính mát; có tác dụng cầm tiêu chảy, tiêu thũng độc; có thể sử dụng chữa tiết tả, tự hãn (vã mồ hôi khi hoạt động) hay đạo hãn (ra mồ hôi trộm khi ngủ), ung nhọt…

Cuống lá - dọc khoai sọ có vị cay, tính mát; tác dụng lợi thủy, điều hòa chức năng tiêu hóa, tiêu thũng; hỗ trợ điều trị tiêu chảy, kiết lỵ, thũng độc...

Hoa khoai sọ có vị the, tính bình, có độc; chủ trị chữa vị quản thống (đau dạ dày), thổ huyết, sa tử cung, trĩ sang (trĩ lở loét), thoát giang (sa trực tràng)...

Bài thuốc từ khoai sọ chữa đau nhức xương khớp

Bài thuốc từ khoai sọ chữa đau nhức xương khớp Ăn khoai sọ thường xuyên còn giúp bạn tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể mình nữa nhé! Lượng vitamin, chất chống oxy hóa dồi dào có trong khoai sọ

Thành phần: Khoai sọ, gừng - lượng bằng nhau;

Cách dùng: Khoai sọ gọt vỏ thái miếng nhỏ, gừng giã nát lọc lấy nước. Cho khoai sọ vào nước gừng xay thành bột nhuyễn. Dùng một miếng gạc, phết bột thuốc lên dầy chừng 2-3 cm, đắp vào nơi tổn thương. Dùng băng cố định lại. Ngày thay thuốc 2 lần. (Theo Thực vật dược dụng chỉ nam).

Lưu ý khi sử dụng khoai sọ

  • Thuốc bột khoai sọ nước gừng làm xong, dùng ngay trong ngày.
  • Khoai sọ, dùng củ con, có tác dụng mạnh hơn củ cái.
  • Đối với người dễ bị dị ứng khoai sọ, trước khi gọt vỏ, không dùng nước rửa khoai sọ, chỉ dùng khăn hoặc giấy lau sạch đất cát. Trường hợp bị dị ứng viêm tấy, thì giã gừng sống, lọc lấy nước bôi, rửa .
  • Tỷ lệ khoai sọ/gừng có thể thay đổi, tùy theo thời tiết và cơ địa từng người. Cụ thể, người tạng nhiệt, đau nhức do nhiệt thì tăng thêm khoai sọ, giảm bớt gừng, có thể dùng 3 phần khoai sọ, 1 phần gừng. Người tạng hàn, đau do lạnh, thì có thể dùng 1 phần khoai sọ 2 phần gừng.

Khoai sọ Cụ Cang: Hương vị núi rừng Tây Bắc

Tại Việt Nam có nhiều giống khoai sọ như khoai sọ trắng, khoai sọ sớm, khoai sọ muộn, khoai sọ nghệ, khoai sọ núi, khoai sọ dọc tía, khoai sọ dọc trắng, khoai sọ dọc xanh, khoai sọ dọc tím...

Cây khoai sọ có củ cái và củ con. Khác với khoai môn, củ cái khoai sọ nhỏ, nhiều củ con, nhiều tinh bột. Nhóm khoai sọ thích hợp với các loại đất thịt nhẹ, cát pha, giàu mùn, thoát nước tốt, chủ yếu được trồng ở vùng đồng bằng và trung du.

What's your reaction?

Facebook Conversations