menu
Sài hồ nam, ,Cây lức, Hải sài hồ - Pluchea pteropoda Héml
Sài hồ nam, ,Cây lức, Hải sài hồ - Pluchea pteropoda Héml
Dịch vụ tư vấn lập dự án như Dự án trồng dược liệu quý đến các nông nghiệp, xây dựng, du lịch... Với kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi đảm bảo lập ra các dự án hiệu quả, bền vững, hỗ trợ từ khâu nghiên cứu, phân tích đến thực thi. Liên hệ ngay để biến ý tưởng thành hiện thực!
SÀI HỒ VIỆT NAM có tên khoa học là Pluchea pteropoda Héml, họ Cúc (Asteraceae) còn gọi là Sài hồ nam, ,Cây lức, Hải sài hồ. Bộ phận dùng: Rễ đã chế biến khô của cây Sài hồ nam (Radix Plucheae pteropodae), được ghi nhận Dược điển Việt Nam. #Câythuốcnam #Câylức #caythuocquanhta #Plucheapteropoda

1. SÀI HỒ VIỆT NAM - Pluchea pteropoda Héml, họ Cúc (Asteraceae) còn gọi là Sài hồ nam – Cây lức – Hải sài hồ.

SÀI HỒ VIỆT NAM - Pluchea pteropoda Héml, họ Cúc (Asteraceae) còn gọi là Sài hồ nam – Cây lức – Hải sài hồ. Lức hay còn gọi là Sài hồ nam, (danh pháp khoa học: Pluchea pteropoda) là một loài thực vật có hoa trong họ Cúc. Loài này được Hemsl. ex Hemsl. miêu tả khoa học đầu tiên năm 1888.

Tên khác: Sài hồ nam.

Tên khoa học: Pluchea pteropoda Hemsl. ex F.B.Forbes & Hemsl.,

Họ: Asteraceae (họ Cúc).

2. Mô tả

Cây thảo, sống lâu năm, cao 40 – 60 cm. Thân hình trụ nhẵn, phân cành nhiều ở gần ngọn, vỏ ngoài màu đỏ nâu. lá mọc so le, hình bầu dục hoặc hình trứng ngược, dài 3 – 4 cm, rộng 1-2 cm, gốc thuôn hẹp men theo cuống, đầu tù, mép khía răng, hai mặt nhẵn, phiến dày vò ra có mùi thơm hắc.

Cụm hoa mọc ở kẽ lá hoặc đầu cành thành ngù gồm nhiều đầu, đầu gần hình cầu mọc đơn độc hoặc tu họp 3-4 cái, gần như không cuống; lá bắc nhiều, nhẵn, lá bắc trong hẹp dần; hoa màu hồng; mào lông màu trắng bẩn; hoa cái nhiều ở ngoài, có tràng rất hẹp 4 răng nhỏ; hoa lưỡng tính ít ở giữa có tràng hình tru 5 thùy, nhị 5, bao phấn có tai, bầu hơi có tuyến.

Quả bế, hình trụ, có 10 cạnh lồi. Mùa hoa quả : tháng 5-7.

3. Đặc điểm giải phẫu (vi học)

Vi phẫu rễ: Lớp bần tương đối mỏng, tế bào xếp khá đều đặn. Mô  mềm vỏ gồm tế bào hình nhiều cạnh, rải rác có nhiều chất  tiết. Trụ bì hóa mô cứng nằm rải rác sát nội bì. Nội bì rõ.  Libe cấp 1 thường nằm tương ứng với đám mô cứng. Libe  cấp 2 khá liên tục nhưng không nhìn rõ được tế bào. Tầng  phát sinh libe-gỗ khá liên tục. Gỗ cấp 2 gồm mạch gỗ to và  mô mềm gỗ chiếm tâm, có những tia ruột chạy qua vùng  gỗ và loe rộng ra ở vùng libe.

Vi phẫu lá: Gân lá hai mặt lồi. Phần gân chính gồm có biểu bì trên và  biểu bì dưới, kế tiêp là lớp mô dày góc. Có 4 bó libe-gỗ  xếp thành hình vòng cung. Mỗi bó có 1 vòng mô cứng  bao bên ngoài. Bó libe-gỗ có cấu tạo gồm gỗ ở trên, libe ở  giữa, đám mô cứng ở dưới và bao quanh bó libe-gỗ. Lớp  mô giậu ở dưới biểu bì trên và biểu bì dưới của lá.

4. Đặc điểm bột dược liệu

Bột rễ: Bột có màu vàng nâu nhạt, mùi thơm, vị nhạt. Soi kính  hiển vi thấy: Mảnh bần gồm các tế bào xếp đồng tâm và  xuyên tâm khá đều đặn, đôi khi không đều. Mảnh mô mềm  có chứa ống tiết (đôi khi còn chất tiết). Tế bào mô cứng có thành mỏng thường tập trung thành đám. Mảnh mạch điểm  rất nhiều, mạch mạng.

Bột lá: Bột có màu xanh lục đậm, mùi thơm, vị chua hơi mặn. Soi  kính hiển vi thấy: Mảnh biểu bì mang lỗ khí. Lông che chở  đa bào một dãỵ gồm 3 đến 5 tế bào cong queo. Mảnh mạch  vạch, mạch điểm.

5. Phân bố, sinh học và sinh thái

Ở Việt Nam, cây cũng chỉ thấy ở các tỉnh vùng ven biển, nhiều nhất ở khu vực miền Trung và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Sài hồ nam thích nghi đặc biệt với các vùng nước lợ; đồng thời cây vẫn có thể sinh trưởng tốt ở vùng nước ngọt hoặc vùng bị nhiễm mặn. Do đó, nơi sống chủ yếu của sài hồ nam thuộc lưu vực các cửa sông, trên bờ các kênh rạch, ven đường đi, bờ ruộng cao ỏ khu vực ven biển.

Sài hồ nam là cây ưa sáng, thường mọc thành từng khóm riêng lẻ; đôi khi cũng tạo thành quần thể tương đối điển hình dọc theo các bờ kênh mương. Cây ra hoa quả nhiều hàng năm. Hạt phát tán nhờ gió hoặc theo các dòng nước. Những cây đã trưởng thành có thể chịu được ngập úng một số ngày trong mùa mưa.

Nguồn sài hồ nam mọc tự nhiên ở Việt Nam tương đối dồi dào. Trữ lượng của cây tập trung nhiều nhất ở vùng đồng bằng sông cửu Long, sau đến các tỉnh ven biển Trung Bộ, như Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hoà, Phú Yên. Cây có thể trồng được dễ dàng bằng cành như trồng loài cúc tần.

6. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Rễ và lá (Radix et folium Plucheae pteropodae)

7. Thành phần hoá học

Lá có tinh dầu, chủ yếu là các sesquiterpen: alloaromadendren oxid, longipholen, caryophylen oxid. Ngoài ra còn có các triterpen, acid phenol (acid chlorogenic). Rễ có tinh dầu, các triterpenoid, stigmasterol, β-sitosterol và daucosterol.

8. Tác dụng dược lý - Công dụng

Phát tán phong nhiệt, giải uất. Chủ trị: Ngoại cảm phong nhiệt  phát sốt, hơi rét, nhức đầu, khát nước, tức ngực, khó chịu.

2. LỨC (Rễ) Radix Plucheae pteropodae

LỨC (Rễ) Radix Plucheae pteropodae Rễ phơi hay sấy khô của cây Lức (Pluchea pteropoda Henisl.), họ Cúc (Asteraceae).

Mô tả

Rễ nguyên hay đã chặt thành đoạn, đường kính 0,5 cm đến 2 cm, đoạn dài 1 cm đến 3 cm (nếu còn nguyên có thể dài  đến 20 cm), vỏ ngoài màu nâu xám, có nhiều nếp nhăn dọc  và có vết tích của rễ con hay đoạn rễ con còn sốt lại. Mặt  cắt ngang có màu trắng đến trắng ngà. Chất giòn, dễ bẻ gãy

Vi phẫu

Lớp bần tương đối mỏng, tế bào xếp khá đều đặn. Mô  mềm vỏ gồm tế bào hình nhiều cạnh, rải rác có nhiều chất  tiết. Trụ bì hóa mô cứng nằm rải rác sát nội bì. Nội bì rõ.  Libe cấp 1 thường nằm tương ứng với đám mô cứng. Libe  cấp 2 khá liên tục nhưng không nhìn rõ được tế bào. Tầng  phát sinh libe-gỗ khá liên tục. Gỗ cấp 2 gồm mạch gỗ to và  mô mềm gỗ chiếm tâm, có những tia ruột chạy qua vùng  gỗ và loe rộng ra ở vùng libe.

Soi bột

Bột có màu vàng nâu nhạt, mùi thơm, vị nhạt. Soi kính  hiển vi thấy: Mảnh bần gồm các tế bào xếp đồng tâm và  xuyên tâm khá đều đặn, đôi khi không đều. Mảnh mô mềm  có chứa ống     tiết (đôi khi còn chất tiết). Tế bào mô cứng có thành mỏng thường tập trung thành đám. Mảnh mạch điểm  rất nhiều, mạch mạng.

Độ ẩm

Không quá 12,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 105 °C, 5 h).

Tạp chất (Phụ lục 12.11)

Thân còn sốt lại: Không quá 2,0 %.
Tạp chất khác: Không quá 1,0 %.

Chế biến

Đào lấy rễ, bỏ rễ con, rửa sạch đất cát, phơi hoặc sấy khô.

Bảo quản

Để nơi khô, tránh mốc.

Tính vị, quy kinh

Khổ, vi hàn. Vào các kinh can, đởm.

Công năng, chủ trị

Phát tán phong nhiệt, giải uất. Chủ trị: Ngoại cảm phong nhiệt  phát sốt, hơi rét, nhức đầu, khát nước, tức ngực, khó chịu.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 8 g đến 20 g, dạng thuốc sắc hay hoàn tán.  Thường phối hợp với các vị thuốc khác.

Kiêng kỵ

Hư hỏa không nên dùng.

What's your reaction?

Facebook Conversations