menu
Vị thuốc Nha đạm tử, sầu đâu rừng, khổ luyện tử, hạt khổ sâm, cây xoan rừng (Brucea javanica (L.) Merr.)
Vị thuốc Nha đạm tử, sầu đâu rừng, khổ luyện tử, hạt khổ sâm, cây xoan rừng (Brucea javanica (L.) Merr.)
Dịch vụ tư vấn lập dự án như Dự án trồng dược liệu quý đến các nông nghiệp, xây dựng, du lịch... Với kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi đảm bảo lập ra các dự án hiệu quả, bền vững, hỗ trợ từ khâu nghiên cứu, phân tích đến thực thi. Liên hệ ngay để biến ý tưởng thành hiện thực!
Theo y học cổ truyền nó được dùng để điều trị bệnh lị và sốt rét, dù chưa có thử nghiệm lâm sàng nào được công bố xác nhận tính hiệu quả của các tình trạng này, mặc dù các nghiên cứu trong ống nghiệm chỉ ra hoạt tính chống sốt rét.

1. Công năng chủ trị của nha đạm tử

Công năng chủ trị của nha đạm tử Khổ sâm nam hay còn gọi sầu đâu cứt chuột (Tên pháp khoa học: Brucea javanica) là một loài thực vật có hoa trong họ Thanh thất. Loài này được Carl Linnaeus miêu tả khoa học đầu tiên năm 1753 dưới danh pháp Rhus javanica. Năm 1928 Elmer Drew Merrill chuyển nó sang chi Brucea.

Nha đạm tử còn có tên khác sầu đâu rừng, khổ luyện tử, hạt khổ sâm.

Nha đạm tử là hạt trong quả chín của cây xoan rừng (Brucea javanica (L.) Merr.), thuộc họ Thanh thất (Simaroubaceae).

Tên Khoa học: Brucea javanica (L.) Merr

Tên tiếng Việt: Sầu đâu cứt chuột; Khổ sâm nam; Nha đảm (tử); Khổ luyện tử; Suốt; Sầu đâu rừng; Xoan rừng; Chù mền; San đực; Bạt bỉnh; Cứt cò.

Tên khác: Rhus javanica L., Gonus amarissimus Lour., Brucea amarissima (Lour.) Desv. Ex Gomes, Brucea amarissima (Lour.) Merr, com. Superfl, B. sumatrana Roxb.;

Thành phần hóa học của nha đạm tử có dầu, alcaloid (Brucamarin), tinh dầu, quassinoid (nhóm diterpen mạch vòng – picrasan), glucosid của quassinoid, saponin…

Tính vị quy kinh: Nha đạm tử có vị đắng, tính hàn; vào kinh can và đại tràng.

Công năng chủ trị: Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, triệt ngược, trị lỵ, cắt cơn sốt rét. Theo tài liệu của Tổ chức Y tế thế giới, các dược điển và Y học cổ truyền, dùng xoan rừng chữa chứng sốt rét, kiết lỵ, chai chân, nốt ruồi, mụn cóc. Đây là loại thuốc chữa lỵ được dùng từ lâu ở nhiều nước.

Tại Việt Nam, có trong sách "Nam dược thần hiệu" của Tuệ Tĩnh (thế kỷ 17) với tên "Xoan rừng"; tại Trung Quốc có trong sách "Bản thảo thập di" của Triệu Học Mẫn (1765) với tên Nha đạm tử.

Liều dùng: Người lớn, mỗi lần dùng 10 đến 15 hạt trị sốt rét; 10 đến 30 hạt trị lỵ amíp.

Kiêng kỵ: Người tỳ vị hư yếu, hay nôn mửa kiêng dùng. Phụ nữ có thai và trẻ nhỏ không nên dùng.

2. Một số ứng dụng lâm sàng của nha đạm tử

Một số ứng dụng lâm sàng của nha đạm tử

2.1 Chữa lỵ amíp cấp

  • Nha đạm tử, hoàng liên gai, hạt dưa hấu, bồ kết, hạt cau, đại hoàng, mỗi vị 20g. Tán thành bột. Mỗi ngày uống 20g, chia làm 2 lần.
  • Nha đạm tử, hoàng liên gai, trần bì, ngô thù du, binh lang, mỗi vị 100g, anh túc xác 20g. Tán bột làm viên. Mỗi ngày uống 20g, chia làm 2 lần.

2.2 Chữa lỵ amíp mạn tính (có máu mủ, lúc ngưng lúc phát)

  • Nha đạm tử nhân, mỗi lần uống 10 – 15 hạt (cho vào nang). Mỗi ngày uống 3 lần. Đợt điều trị 1 tuần.
  • Nha đạm tử 20 hạt nghiền vỡ, ngâm trong 200 ml dung dịch natri bicacbonat 1%. Hút dịch thụt vào hậu môn, cách 1 ngày thụt một lần; làm 4 – 5 lần. Trị lỵ amíp cấp và mạn tính.
  • Đơn Giải độc sinh hóa: Nha đạm tử 10 hạt, bột tam thất 4g, kim ngân hoa 16g, cam thảo 8g. Uống nha đạm tử với bột tam thất, sau đó chiêu bằng nước sắc của các vị kia. Trị lỵ mạn tính lâu ngày không ngừng.

2.3 Cắt cơn sốt rét

Nha đạm tử nhân 10 đến 15 hạt, cho vào nang, uống với nước, ngày 2 – 3 lần. Dùng cho chứng sốt cách 2 ngày hoặc 3 ngày (cách nhật).

Thuốc có tác dụng với cả sốt rét ác tính; còn có tác dụng với bệnh trùng hút máu (Ochistosomiasis) thời kỳ đầu, đi lỵ có máu mủ nhưng đợt điều trị kéo dài hơn.

3. Nha đảm tử –Brucea javanica , Simaroubaceae

Nha đảm tử –Brucea javanica , Simaroubaceae Hình ảnh Nha đảm tử –Brucea javanica , Simaroubaceae

Tên khác: Sầu đâu rừng, Sầu đâu cứt chuột, Xoan rừng, Khổ sâm cho hạt, Khổ sâm nam.

Tên khoa học: Brucea javanica (L.) Merr., Simaroubaceae (họ Thanh Thất)

Mô tả câyCây nhỏ, mọc thành bụi, cao 1-2 m. Thân mềm, lúc non có lông, sau nhẵn và có màu nâu nhạt. Lá mọc so le, kép lông chim lẻ, gồm 7-9 lá chét, mép khía răng cưa, hai mặt có lông mềm. Hoa đơn tính khác gốc, mọc thành chùm xim dài 20-30 cm. Quả hạch, hình bầu dục, khi chín có màu đen; hạt hình trứng dẹt, màu nâu đen, có vị rất đắng.

Bộ phận dùng, thu hái và chế biến: Quả, gọi là Nha đảm tử (Fructus Bruceae), là những quả già được phơi khô, màu đen, vỏ nhăn nheo.
Dược liệu là quả nhỏ hình trứng hay trái xoan. Mặt ngoài màu đen hoặc nâu. Trên mặt vỏ quả có những nếp nhăn hình mạng với các ô có hình đa giác không đều, cả hai mặt đều có gân rõ, đỉnh quả nhọn, đáy có vết cuống quả, vỏ cứng và giòn. Hạt hình trứng, mặt ngoài màu trắng hoặc trắng ngà, có vân lưới, vỏ hạt cứng mỏng, mặt trong vỏ hạt màu vàng, nhẵn bóng, nhân hạt (gồm nội nhũ và cây mầm) màu trắng kem, có dầu, không mùi, vị rất đắng.

Thành phần hóa học: Toàn cây chứa các hợp chất quassinoid (bruceantin, bruceantarin, brusatol, brucein A-H), triterpenoid. Hạt còn có chứa nhiều dầu béo.

Công dụng và cách dùng: Trị kiết lỵ amib, sốt rét, trùng roi, giun đũa. Nếu muốn giảm độc tính thì dùng nhân hạt đã ép loại bỏ dầu.
Theo kinh nghiệm dân gian quả Sầu đâu rừng dùng làm thuốc đắp trị mụn nhọt, bệnh nấm da, giun, trĩ, lách to. Hạt và dầu hạt trị mụn cóc và chai chân tay.
Thường bóc vỏ quả, lấy nhân hạt, ép bỏ dầu (gây nôn mạnh), giã nát hạt cho vào nang rỗng hoặc dùng long nhãn bao bên ngoài cho khỏi đắng rồi nuốt với tác dụng trị kiết lỵ, sốt rét.

Chú ý: Vị Nha đảm tử độc nếu uống quá liều có thể gây đau bụng, nôn mửa, kém ăn. Không dùng cho phụ nữ có thai hoặc trẻ em.
Tránh nhầm với các cây:

  • Sầu đâu – Azadirachta indica Juss. f. Meliaceae (họ Xoan),
  • Xoan – Melia azedarach L. Meliaceae (họ Xoan),
  • Khổ sâm Bắc bộ – Croton tonkinensis Gagnep. Euphorbiaceae (Họ Thầu dầu)
  • Khổ sâm (Dã hoè) – Sophora flavescens Ait. Fabaceae (họ Đậu).

What's your reaction?

Facebook Conversations