menu
5 tác hại khi bạn nhịn Hắt Hơi
5 tác hại khi bạn nhịn Hắt Hơi
Dịch vụ tư vấn lập dự án như Dự án trồng dược liệu quý đến các nông nghiệp, xây dựng, du lịch... Với kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi đảm bảo lập ra các dự án hiệu quả, bền vững, hỗ trợ từ khâu nghiên cứu, phân tích đến thực thi. Liên hệ ngay để biến ý tưởng thành hiện thực!
Viêm tai giữa, phình động mạch cho tới xẹp phổi, ít ai biết rằng chúng là những tác hại khó lường khi chúng ta nhịn hắt hơi.

1. Tổn thương họng

Trường hợp vỡ cổ họng được nêu ở trên là một ví dụ về tổn thương cổ họng do nhịn hắt hơi. Ca bệnh này được đăng tải trên Tạp chí BMJ Case Report. Theo các chuyên gia, việc bịt mũi, miệng trong cơn hắt hơi sẽ tạo ra áp lực và gây tổn thương các mô mềm ở cổ họng.

Bệnh nhân cho biết anh cảm thấy rất đau và hầu như không thể nói hoặc nuốt. Anh có cảm giác như bị nổ ở cổ và sưng cổ sau khi anh cố gắng nhịn hắt hơi bằng cách ngậm miệng và bịt mũi cùng một lúc.

2. Vỡ mao mạch

Hắt hơi tạo ra rất nhiều áp lực và việc cố gắng nhịn hắt hơi có thể khiến mao mạch ở mắt, mũi hoặc màng nhĩ bị vỡ.

Tiến sĩ Jason Abramowitz, bác sĩ tai mũi họng của Hiệp hội Dị ứng Mỹ, cho biết việc làm này có thể gây tổn thương lớp mao mạch dưới da, khiến mặt bị đỏ hơn và xuất hiện các vết đốm đỏ.

“Bạn có thể thấy một đốm đỏ trên nhãn cầu hoặc thậm chí chảy một ít máu cam”, tiến sĩ Abramowitz cho hay. Ông nói thêm, trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, nhịn hắt hơi có thể làm thủng màng nhĩ.

3. Phình động mạch

Trong một số ít trường hợp, áp lực tích tụ trên mặt cũng có thể gây ra chứng phình động mạch não.

Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia Vương quốc Anh, nếu mạch máu trong não bị vỡ có thể đe dọa tới tính mạng. Chảy máu não gây tổn thương một bộ phận của não. Theo thống kê, cứ 5 người mắc tình trạng này thì có 3 người tử vong trong vòng 2 tuần sau đó.

4. Viêm tai giữa

Đối với những người hắt hơi do bị cảm lạnh hoặc cảm cúm, việc nhịn hắt hơi có thể khiến tai giữa bị viêm nhiễm. Nguyên nhân là do trong trường hợp này, hắt hơi có tác dụng đào thải những dị vật ra khỏi mũi, trong đó có cả virus. Theo các chuyên gia của Cleveland Clinic, việc nhịn hắt hơi sẽ vô tình khiến phần không khí mang vi khuẩn hoặc dịch tiết hô hấp có chứa virus đi vào tai giữa và gây nhiễm trùng cơ quan này.

5. Xẹp phổi

Theo tiến sĩ Abramowitz, khi nhịn hắt hơi, bạn có thể có cảm giác tức ngực khó chịu do luồng không khí chuyển tới phần cơ hoành. Mặc dù hiếm gặp nhưng đã có báo cáo về tình trạng bị xẹp phổi do áp suất tại phần cơ hoành quá lớn ở những người cố gắng nhịn hắt hơi.

Tình trạng này về mặt y học được gọi là tràn khí màng phổi. Trong một số trường hợp, nếu áp suất phần cơ hoành nhỏ, người bệnh có thể tự khỏi. Tuy nhiên, khi áp suất quá lớn có thể dẫn tới tử vong nếu không được điều trị khẩn cấp.

Thông thông tin chia sẻ từ chuyên gia y tế sức khoẻ

Hắt hơi là một phản ứng hết sức bình thường của cơ thể nhưng vì một lý do nào đó, nhiều người lại nhịn hắt hơi. Theo các chuyên gia, nhịn hắt hơi có thể gây ra một số tổn thương nghiêm trọng cho cơ thể. Trên thực tế, vào năm 2018, một người Anh đã bị vỡ cổ họng do nhịn hắt hơi.

Việc ngậm miệng hoặc bịt mũi khi nhịn hắt hơi sẽ khiến áp lực trong đường thở tăng gấp 5-20 lần do với khi hắt hơi một cách bình thường. Theo PGS.TS Theresa Larkin, Khoa Y, Đại học Wollongong (Australia), nếu luồng hơi không được thoát ra ngoài, chúng sẽ chuyển tới các bộ phận khác trong cơ thể. “Điều đó có nghĩa là luồng hơi này có thể làm tổn thương mắt, tai hoặc mạch máu”, vị chuyên gia này cho hay, “Mặc dù các rủi ro của việc nhịn hắt hơi là hiếm gặp nhưng đã có trường hợp báo cáo bị phình động mạch não, vỡ họng và xẹp phổi".

Theo soha

Hắt hơi là gì?

Hắt hơi là gì? Hắt hơi là cách cơ thể loại bỏ các chất gây kích ứng khỏi mũi hoặc họng. Hắt hơi là một hành động đẩy không khí ra ngoài một cách mạnh mẽ, không chủ ý. Hắt hơi thường xảy ra đột ngột và không có dấu hiệu báo trước. Mặc dù triệu chứng này có thể khá khó chịu, nhưng nó thường không phải là kết quả của bất kỳ vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nào.

Hắt hơi, hắt xì hay nhảy mũi, là sự phóng thích không khí từ phổi ra ngoài thông qua mũi và miệng, thường gây ra bởi sự kích thích niêm mạc mũi của các vật thể nhỏ bên ngoài cơ thể. Sự hắt hơi xảy ra giống như một vụ nổ và là một hành động không tự ý và không kiểm soát được.

Hắt hơi có thể gây ra bởi việc nhận thấy một mùi lạ, tiếp xúc đột ngột với ánh sáng, thay đổi đột ngột (thường là giảm) của nhiệt độ, sự đầy hơi trong dạ dày, nhiễm virus, hoặc một vài nguyên nhân hiếm khác như bắt đầu ăn kẹo cao su, sau khi tập thể dục, nhổ lông mày, hoặc sau khi quan hệ tình dục...

Chức năng của hắt hơi là để tống ra các chất nhầy có chứa các hạt lạ gây kích thích và làm sạch khoang mũi. Trong khi hắt hơi, vòm miệng mềm và lưỡi gà ép xuống trong khi mặt sau của lưỡi nâng lên để phần nào chắn lại lối thông từ phổi đến miệng, để không khí từ phổi bị đẩy qua đường mũi. Vì việc hạn chế lối thông đến miệng chỉ là một phần nên một lượng đáng kể không khí cũng bị đẩy ra qua đường này.

Phản xạ hắt hơi kéo theo sự co lại của một số cơ khác nhau, thường bao gồm cả mí mắt. Nhiều người tin rằng không thể mở mắt trong khi hắt hơi. Tuy nhiên, điều này đã được chứng minh là không chính xác.

Sự thật

  • Hắt hơi là một phản xạ không điều kiện và không thể dừng lại được một khi nó đã bắt đầu.
  • Nhiều nguồn thông tin cho biết tốc độ của luồng không khí và các hạt nước bắn ra khi hắt hơi dao động trong khoảng 25 km/h cho đến hơn 125 km/h với những thí nghiệm sử dụng máy ảnh tốc độ cao.
  • Các hạt nước được phóng ra có thể đi xa 1,5 m đến 3 m.
  • Không thể hắt hơi trong khi ngủ vì phần não bộ điểu khiển phản xạ này cũng nghỉ ngơi vào lúc đó.
  • Hầu hết các động vật thuộc siêu lớp động vật bốn chân, trừ cá voi, đều có hành động hắt hơi, kể cả chim, lưỡng cư và bò sát.
  • Kỉ lục hắt hơi dài nhất hiện nay được cho là thuộc về Donna Griffiths, một cô gái người Anh. Donna đã bắt đầu hắt hơi từ ngày 13 tháng 1 năm 1981, khi ấy cô 12 tuổi, và kết thúc vào ngày 16 tháng 9 năm 1983, tổng cộng 978 ngày. Ước tính Donna đã hắt hơi hơn 1 triệu lần trong năm đầu tiên, với mỗi lần cách nhau 1 phút khi bắt đầu và chậm đi còn 5 phút khi gần kết thúc giai đoạn này.

Dịch tễ học

Mặc dù là vô hại ở những người khỏe mạnh, hắt hơi có thể lan truyền bệnh dịch qua những giọt nước cực nhỏ, thường từ 0,5 đến 5 µm, có chứa đối tượng gây bệnh. 40.000 giọt nhỏ như vậy có thể được phát tán trong một lần hắt hơi. Để giảm thiểu nguy cơ lây bệnh, ta nên dùng cẳng tay hoặc khuỷu tay che miệng và mũi khi hắt hơi. Sử dụng bàn tay sẽ không thích hợp vì mầm bệnh vẫn sẽ lây lan qua các vật tiếp xúc công cộng như tiền, tay nắm cửa, nút nhấn, tay cầm…

Ngăn ngừa

Cách ngăn chặn hắt hơi cơ bản là thở ra từ từ và sâu để loại bỏ toàn bộ lượng không khí trong phổi sẽ được dùng cho việc hắt hơi, sau đó nín thở và đếm đến mười hoặc nhẹ nhàng kẹp chặt mũi trong vài giây.

Phương pháp để làm giảm hắt hơi nói chung là giảm sự tương tác với các chất kích thích, chẳng hạn như hạn chế ở gần vật nuôi để tránh lông của chúng, đảm bảo luôn lau sạch bụi bám trên đồ đạc, thay thế thường xuyên bộ lọc cho máy điều hòa không khí, máy lọc khí hay thiết bị giữ ẩm. Tuy nhiên, một số người lại cảm thấy hắt hơi rất thú vị và không muốn ngăn chặn việc này. Theo wiki

Hắt hơi liên tục là dấu hiệu của bệnh gì?

Hắt hơi liên tục là dấu hiệu của bệnh gì?

1. Hắt hơi liên tục là gì?

Hắt hơi là một phản xạ khó kiềm chế. Hắt hơi xảy ra khi niêm mạc mũi bị tác động bởi các yếu tố: thời tiết lạnh, chất kích thích (bụi, khói, phấn hoa…). Nhiều khi thời tiết sắp thay đổi cũng là nguyên nhân gây hắt hơi.

Người bệnh hắt hơi từng cái một hoặc từng tràng mang lại cảm giác rất khó chịu. Căn cứ vào triệu chứng của hắt hơi, bác sĩ có thể phân loại nguyên nhân do viêm mũi vận mạch hoặc viêm mũi dị ứng.

Khi khám lâm sàng thấy niêm mạc mũi của người bệnh thường phù nề, nhợt nhạt hoặc có màu tím nhạt, ngoài ra có thể có những khối gọi là polyp do sự thoái hóa của niêm mạc mũi vì bị viêm lâu ngày gây ra.

2. Nguyên nhân gây hắt hơi liên tục là gì?

Nguyên nhân gây ra hiện tượng hay hắt hơi còn có thể xảy ra khi niêm mạc mũi bị tác động bởi các yếu tố:

- Dị ứng: Hệ miễn dịch có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân gây hại như vi khuẩn gây bệnh. Khi bị dị ứng, hệ miễn dịch sẽ xác định những vật thể hay sinh vật này là mối đe dọa và cố gắng loại bỏ chúng ra cơ thể bằng cách hắt hơi.

- Các tác nhân kích ứng: do thời tiết lạnh, các dị nguyên (bụi, mùi hành tiêu cay, mùi nước hoa, phấn hoa…) hoặc ánh sáng mặt trời.

- Dị ứng vật nuôi: gặp cả ở người lớn và trẻ nhỏ có nguy cơ bị dị ứng với lông vật nuôi: chó, mèo… gây hắt hơi liên tục.

- Nhiễm trùng: Khi cơ thể nhiễm trùng do virus cảm lạnh và cảm cúm thông thường cũng gây ra hắt hơi.

- Tiếp xúc với khói thuốc: cũng là nguyên nhân gây hiện tượng hắt hơi liên tục do niêm mạc mũi bị kích thích.

- Một số nguyên nhân khác gây hắt hơi là: Chấn thương mũi; Ngừng dùng một số loại thuốc: thuốc giảm đau nhóm opioid.

3. Khi nào cần điều trị?

Nếu hắt hơi liên tục kèm theo ngạt mũi, dịch mũi chảy ra chuyển màu vàng xanh cần phải can thiệp điều trị sớm. Bác sĩ có thể chỉ định dùng kháng sinh điều trị triệu chứng và chống viêm nhiễm.

Hắt hơi liên tục nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm: viêm thanh khí - phế quản, viêm họng... Nếu uống thuốc điều trị, không có kết quả bệnh nhân có thể được chỉ định phẫu thuật nội soi.

4. Chẩn đoán và điều trị

Để chẩn đoán bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra thể chất và khám lâm sàng bằng cách quan sát mũi và cổ họng của bệnh nhân. Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện xét nghiệm dị ứng để tìm ra nguyên nhân gây bệnh

Tùy vào nguyên nhân gây bệnh bác sĩ sẽ có nhiều biện pháp khắc phục:

- Nếu do dị ứng: Tránh xa tác nhân gây dị ứng; Sử dụng thuốc kháng histamin để giảm các triệu chứng đi kèm với hắt hơi, điển hình là hắt xì hơi chảy nước mũi liên tục; Bác sĩ có thể chỉ định tiêm ngừa dị ứng với những trường hợp dị ứng nghiêm trọng.

- Nếu do nhiễm trùng: hắt xì hơi liên quan đến cảm lạnh thông thường hoặc cảm cúm, cần: Uống nhiều nước; Để cơ thể nghỉ ngơi; Có thể sử dụng thuốc xịt mũi để làm giảm triệu chứng nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi.

Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể chỉ định uống thuốc kháng sinh hoặc kháng virus để điều trị. Tuy nhiên dùng thuốc cần theo đúng chỉ định của bác sĩ để ngăn chặn tình trạng kháng kháng sinh có thể xảy ra.

5. Phòng ngừa hắt hơi liên tục

Có thể thực hiện một số thay đổi đơn giản trong nhà để giảm kích ứng, dị ứng như:

- Thường xuyên lau dọn, vệ sinh nhà cửa, hút bụi.

- Nếu có nuôi thú cưng rụng lông nhiều, nên chủ động chải lông hoặc cắt tỉa bớt, sử dụng các dụng cụ giúp lấy lông bám khỏi quần áo, ghế đệm…

- Vệ sinh giường nệm, chăn ga định kỳ để tránh ve rận, bụi bám.

- Giặt khăn tắm, khăn mặt trong nước nóng (thường trên 55°C) để khử khuẩn. 

- Có thể cân nhắc sử dụng máy lọc không khí để làm sạch không khí trong nhà.

- Nếu tình trạng hắt hơi nghiêm trọng cần phải kiểm tra môi trường sống và tìm bào tử nấm mốc.

- Hạn chế tiếp xúc với người bệnh cảm cúm vì virus cúm có khả năng lây lan rất cao và nhanh chóng. Nếu như thấy người có dấu hiệu hắt hơi, ho cần hạn chế tiếp xúc và vệ sinh tay chân; Người bị bệnh nên hạn chế đi ra ngoài đường và tiếp xúc với mọi người. Nếu cần thiết đi ra ngoài, hãy đeo khẩu trang  khi tiếp xúc với người khác.

- Tránh xa khói thuốc lá và những nơi ô nhiễm môi trường cũng như tránh tiếp xúc với ánh nắng gay gắt.

- Ăn uống đủ chất; Uống đủ nước và vận động cơ thể hàng ngày để nâng cao đề kháng.

Theo skđs

What's your reaction?

Facebook Conversations