menu
Bí quyết dưỡng nhan của phi tần: Làm vua say mê nhờ mùi hương bay xa 9 dặm
Bí quyết dưỡng nhan của phi tần: Làm vua say mê nhờ mùi hương bay xa 9 dặm
Dịch vụ tư vấn lập dự án như Dự án trồng dược liệu quý đến các nông nghiệp, xây dựng, du lịch... Với kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi đảm bảo lập ra các dự án hiệu quả, bền vững, hỗ trợ từ khâu nghiên cứu, phân tích đến thực thi. Liên hệ ngay để biến ý tưởng thành hiện thực!
Các phi tần đã sử dụng phương pháp bí mật này để cơ thể thơm mát và khiến hoàng đế bị thu hút. Để củng cố địa vị của bản thân, các phi tần xưa không ngại tìm đến các phương pháp đặc biệt để lấy lòng hoàng đế. Một trong những cách được các phi tần sử dụng là mùi hương. Và loại hoa dưới đây luôn là lựa chọn hàng đầu của các phi tần khi muốn cơ thể luôn thơm ngát.

Thông tin nhận biết cây thuốc quý

Hoa mộc hay cây mộc, mộc tê, quế hoa (tên khoa học: Osmanthus fragrans) là loài thực vật bản địa của châu Á, từ tây và đông dãy núi Himalaya đến Hoa Nam (Quý Châu, Tứ Xuyên, Vân Nam), Đài Loan, miền nam Nhật Bản (Kyushu).

Tên Khoa học: Osmanthus fragrans (Thunb.) Lour.

Tên tiếng Anh:

Tên tiếng Việt: Hoa mộc; (cây) Mộc; Quế hoa

Tên khác: Olea fragrans Thunb.;

Loài hoa giúp các phi tần có mùi hương "cửu lý dặm"

Loài hoa giúp các phi tần có mùi hương "cửu lý dặm" Hoa mộc hay cây mộc, mộc tê, quế hoa (tên khoa học: Osmanthus fragrans) là loài thực vật bản địa của châu Á, từ tây và đông dãy núi Himalaya đến Hoa Nam (Quý Châu, Tứ Xuyên, Vân Nam), Đài Loan, miền nam Nhật Bản (Kyushu)

Loại hoa dùng để dưỡng nhan của các cung tần mỹ nữ xưa mà chúng ta đề cập ở trên chính là hoa quế. Trong các bộ phim cổ trang Trung Quốc, chúng ta thường thấy hoa quế được dùng nhiều để làm món bánh quế hoa. Bánh quế hoa thường được các cung nữ dâng lên hoàng hậu cùng các phi tần khi thời tiết vào thu mát mẻ và cũng là mùa hoa quế nở rộ.

Vì sao các phi tần xưa lại lựa chọn loại hoa này để làm bí quyết dưỡng nhan?

Hoa quế hay còn được dân gian gọi với cái tên là hoa mộc, hoa mộc quế, tên khoa học là Osmanthus fragrans, đây cũng là loài thực vật bản địa của châu Á. Hoa quế có vị cay ấm, hương thơm thanh nhẹ thoang thoảng, phảng phất của mùi trái mơ chín.

Đông y cho rằng, tính ấm của hoa quế giúp làm giảm cơn đau bụng do kinh nguyệt, làm đẹp da, trị mụn. Uống trà hoa quế hàng ngày giúp thải độc tố trong cơ thể, thanh lọc cơ thể, thư giãn tinh thần, cân bằng hệ thần kinh, giảm stress, căng thẳng mệt mỏi. Hoa quế còn có tác dụng vô cùng tốt cho các chứng bệnh đường hô hấp như viêm họng, ho rất nhiều đờm, hen suyễn, ho lâu ngày không khỏi. Hoa quế có mùi thơm ngọt ngào nên nếu dùng thường xuyên ngoài giúp dưỡng nhan còn giúp cơ thể tỏa ra mùi thơm rất quyến rũ. Vì vậy, các phi tần Trung Quốc xưa rất chuộng sử dụng hoa quế để khiến thân thể mang hương thơm tự nhiên thu hút sự chú ý của hoàng đế.

Hoa quế có mùi hương rất đặc biệt nên còn được mệnh danh là loài hoa "cửu lý hương". Hãm trà quế hoa hoặc ướp hoa với mật ong để sử dụng như một thức uống giúp thanh lọc cơ thể, làm đẹp da, an thần là một trong những cách đơn giản nhất mà các phi tần thường làm. Trà quế hoa có vị thanh tự nhiên, tính mát, hương thơm nhè nhẹ, dễ uống. Nước trà mang màu vàng nhạt, trong trẻo.

Ngoài ra, hoa quế còn được dùng để làm thành một loại điểm tâm nổi tiếng thường xuất hiện trong các gia đình quý tộc, hoàng cung là bánh quế hoa.

Theo Baidu, bánh quế hoa là một loại bánh điểm tâm độc đáo có lịch sử tồn tại hơn 300 năm. Tương truyền rằng nhà thơ Dương Thận khi lên kinh ứng thí, ông nằm mộng thấy mình được lên cung trăng. Trong giấc mơ, ông thấy một cung điện nguy nga và một cây quế hoa khổng lồ, tỏa hương ngào ngạt. Ông đào cây hoa lên rồi đem trở về mặt đất. Vào cuối thời Minh, một người bán hàng rong tên Lưu Cát Tường ở Tân Đô đã dựa theo cảm hứng từ câu chuyện này, rồi tạo ra Quế hoa cao (bánh quế hoa).

Vào mùa hoa quế nở, các cung nữ sẽ thu thập bông quế hoa tươi và đem phơi khô hoặc ngâm nước muối để loại bớt vị cay và đắng, sau đó ướp hoa với đường hoặc ngâm mật ong.

Hoa mộc nở rộ ở Tĩnh Giang, thuộc tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. [[Hoa mộc là cây bụi hoặc cây gỗ nhỏ, thường xanh, có thể cao 3–12 m. Lá dài 7–15 cm và rộng 2,6–5 cm. Hoa có thể có các màu bao gồm màu trắng, vàng nhạt, vàng hoặc vàng cam, dài khoảng 1 cm, mùi từ thơm nhẹ tới thơm nồng. Ở Việt Nam thường gặp hoa màu trắng. Quả màu tím đen, dài 10–15 mm, chín vào mùa xuân, khoảng sáu tháng sau khi hoa nở.]]

Bánh hoa quế được làm từ hỗn hợp các nguyên liệu gồm mật hoa quế, bột gạo, bột nếp, dầu cải và đường (đường trắng hoặc đường mạch nha). Tất cả được nhào nặn thật dẻo và đem đi hấp chín. Tiếp đó, lấy bột mì khô rắc lên làm bột áo hoặc dùng khăn ướt bọc lại để tránh dính tay, tiếp tục nhào nặn cho đến khi hỗn hợp bột mềm nhuyễn bóng mịn. Bước cuối cùng là cắt khối bột thành từng miếng vuông vắn, xoa dầu thực vật là hoàn thành. Với vẻ ngoài óng ánh, mỗi chiếc bánh quế hoa vẫn được ca tụng như từng viên đá quý khi được bày biện trên đĩa.

Thoạt nhìn, món bánh này khá đơn giản, nhưng để có được mùi thơm đặc trưng và vẻ ngoài bắt mắt, người thợ phải lựa chọn thật kỹ từng cánh hoa quế nhỏ xíu, bởi chỉ cần hoa vàng úa sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hương vị và màu sắc bánh. Để làm được món bánh ngon đúng điệu đòi hỏi người chế biến phải tỉ mỉ trải qua 7749 bước.

Trà ướp hoa mộc [[Tại Việt Nam, loài hoa này mọc hoang ở Ninh Bình (Vườn quốc gia Cúc Phương), Kon Tum và được trồng ở nhiều nơi.]]

Sau hàng trăm năm, công thức làm bánh quế hoa đã phát triển thành rất nhiều phương pháp khác nhau. Tùy theo tỉ lệ phối khác nhau còn có các trình tự và cách làm chín bánh như hấp, chiên, nghiền, trộn, đóng khuôn, cắt...

Trước kia bánh quế hoa Trung Quốc thường chỉ xuất hiện trong những bữa yến tiệc của hoàng cung hay trong những gia đình giàu có nhưng nay món bánh này rất phổ biến trong cuộc sống hàng này của người Hoa, là một món điểm tâm hay tráng miệng cực kỳ hấp dẫn.

Bánh quế hoa

Bánh quế hoa Bánh quế hoa, bóng mịn do dùng bột nếp làm bánh.

Bánh quế hoa (tiếng Trung: 桂花糕; bính âm: gwai fā gōu, phiên âm: quế hoa cao) là một loại bánh ngọt truyền thống của Trung Quốc, được làm từ bột nếp, mật quế hoa, kỷ tử và đường phèn, có đặc điểm là trong suốt như pha lê, vị thanh mát, hương thơm ngọt và mềm mại. Nguyên liệu làm món có chức năng thúc đẩy tuần hoàn máu và dưỡng khí, điều tiết dịch cơ thể và dạ dày, cải thiện tiêu hóa, giảm đờm và giảm ho.

Đặc tính

Bánh quế hoa có dạng thạch. Dựa theo màu sắc của hoa quế theo từng thời gian nở, bánh quế hoa được chia thành bốn loại: quế tứ quý (vàng nhạt), đan quế (đỏ cam), kim quế (vàng tươi) và ngân quế (vàng nhạt).Hương vị thường được miêu tả là ngọt nhẹ. Tương truyền rằng nếu ăn món bánh thường xuyên sẽ giúp cơ thể tỏa hương thơm quyến rũ.Tại Đài Loan, đây là một món ăn vặt phổ biến được bán tại các gánh hàng rong.

Văn hóa ẩm thực

Bánh quế hoa có nguồn gốc từ thời nhà Minh. Mặc dù không rõ nguồn gốc chính xác của món ăn, nhưng theo dân gian lưu truyền rằng nhà thơ Dương Thận khi lên kinh ứng thí, ông nằm mộng thấy mình được lên cung trăng. Trong giấc mơ, ông thấy một cung điện nguy nga và một cây quế hoa khổng lồ, tỏa hương ngào ngạt. Ông đào cây hoa lên rồi đem trở về mặt đất. Vào cuối thời Minh, một người bán hàng rong tên là Lưu Cát Tường ở Tân Đô đã dựa theo cảm hứng từ câu chuyện này để thu thập bông quế hoa tươi. Ông ta lọc khử nước đắng, rồi ướp hoa với đường hoặc mật ong. Sau đó, hấp mật hoa cùng với bột gạo, bột nếp, dầu cải trộn đường, đổ khuôn rồi đem bán, gọi là "quế hoa cao", tạo nên loại bánh ngọt quen thuộc được biết đến ngày nay. Hiện tại, bánh quế hoa đã trở thành đặc sản của Tân Đô. Món bánh này thường xuất hiện trên phim cổ trang Trung Quốc; mặc dù người Việt quen gọi là bánh, nhưng đây là món thạch rau câu.

Nguyên liệu chính và công dụng

Quế hoa, danh pháp khoa học: Osmanthus fragrans, còn có tên gọi khác là hoa mộc chi hay hoa mộc. Quế hoa có vị cay ấm, hương thơm thanh nhẹ. Theo đông y, quế hoa có tính ấm giúp làm giảm đau bụng do kinh nguyệt, làm đẹp da, trị mụn.

Kỷ tử là loại thảo dược thường xuất hiện trong các bài thuốc đông y. Công dụng sáng mắt, đẹp da, chống lão hóa và tăng cường sinh lý. Sử dụng kỷ tử làm bánh quế hoa giúp đem đến nhiều công dụng cho sức khỏe lại còn trang trí cho món bánh thêm phần đẹp mắt nhờ sắc đỏ của hạt kỷ tử.

What's your reaction?

Facebook Conversations