menu
Cách dùng cây rau CẢI CÚC chữa bệnh và những người không nên ăn rau CẢI CÚC
Cách dùng cây rau CẢI CÚC chữa bệnh và những người không nên ăn rau CẢI CÚC
Dịch vụ tư vấn lập dự án như Dự án trồng dược liệu quý đến các nông nghiệp, xây dựng, du lịch... Với kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi đảm bảo lập ra các dự án hiệu quả, bền vững, hỗ trợ từ khâu nghiên cứu, phân tích đến thực thi. Liên hệ ngay để biến ý tưởng thành hiện thực!
Rau Cải cúc có Tên khoa học: Chrysanthemum coronarium L. các tên gọi khách Cải cúc, Cúc tần ô, Rau cúc, Rau tần ô Công dụng Cải cúc có thể dùng ăn sống như xà lách, chế dầu giấm, ăn với lẩu, nấu canh... Còn dùng làm thuốc chữa ho lâu ngày và chữa đau mắt.

Cải cúc còn có tên gọi khác là tần ô, rau cúc, cúc tần ô, rau tần ô, xoòng hao (Tày), đồng cao, xuân cúc. Cải cúc có tên khoa học là Chrysanthemum coronarium L, thuộc họ cúc Asteraceae.

Bộ phận dùng của cây bao gồm cành và lá. Thu hái khi cần, có thể dùng tươi hoặc phơi khô để dùng dần. Bảo quản ở nơi khô ráo và thoáng mát.

Cải cúc là loại dược liệu có chứa tinh dầu, acid amin (asparagine acid glutamic, leucin, acid aspartic, prolin, alamin, valin, acid aminobutyric), herniarin, gossipitrin, quercimetrin, acid clorogenic, acid 3.5-di-cafeo, vitamin A, B, C…

Theo y học cổ truyền, cải cúc vị nhạt, ngọt, hơi đắng và the, có mùi thơm, tính mát, có cung dụng tán phong nhiệt, trừ đờm và kiện tỳ vị. Chủ trị chữa ho dai dẳng, ít sữa, ăn uống không tiêu, tiêu chảy, giải cảm…

Cải cúc có thể dùng cải cúc ăn sống, nấu canh, sắc uống… Liều dùng tham khảo 30 - 50g/ngày.

Cải chân vịt, các tên gọi khác: tần ô, rau cúc, cúc tần ô, rau tần ô, đồng cao, xuân cúc; cải chân vịt, rau chân vịt tên khoa học Glebionis coronaria, là một loài thực vật có nguồn gốc từ Địa Trung Hải và khu vực Đông Á. Đây là một loại rau lá thuộc họ Cúc, được Carl von Linné miêu tả khoa học đầu tiên năm 1753 dưới danh pháp Chrysanthemum coronarium.

1. Bài thuốc chữa bệnh từ cải cúc

1. Bài thuốc chữa bệnh từ cải cúc Hình ảnh rau cải cúc

Giải cảm: Rau cải cúc tươi 150g. Rửa sạch cho nguyên liệu ráo nước, sau đó cho vào bát to. Nấu sẵn cháo, khi cháo sôi đem đổ vào bát trong 5 - 10 phút cho bớt nóng rồi trộn rau lên ăn kèm. Dùng món ăn này 2 - 3 lần/ ngày cho đến khi khỏi.

Trị đau đầu kinh niên: Cải cúc 30g. Đem nấu nước và uống hằng ngày. Đồng thời nên dùng cải cúc hơ nóng và chườm lên hai bên thái dương và đỉnh đầu trước khi đi ngủ.

Chữa ho ở trẻ nhỏ: Lá cải cúc 6g. Rửa sạch, đem thái nhỏ và thêm mật ong, hấp cách thủy cho ra nước và uống hết trong ngày.

Hỗ trợ giảm huyết áp: Cải cúc tươi 1 nắm. Rửa sạch, để ráo và ép lấy nước cốt. Mỗi ngày dùng 50ml và chia thành 2 lần uống (sáng, chiều).

Bài thuốc chữa nội thương và đau đầu ngoại cảm: Cải cúc 150g. Nấu canh hoặc sắc uống mỗi ngày.

2. Những lưu ý khi dùng cải cúc

2. Những lưu ý khi dùng cải cúc Những người không nên ăn rau cải cúc

1. Cải cúc có tính mát nên cần tránh dùng cho người bị tiêu chảy, thể trạng hư hàn và lạnh bụng.

2. Tránh tiêu thụ quá nhiều loại rau này (đặc biệt là phần giữa nụ hoa) vì có chứa pyrethrin, gây hại với liều lượng lớn. Loại cây này có thể gây ra những phản ứng dị ứng, đặc biệt đối với người hay bị dị ứng với phấn hoa.

3. Những người đang sử dụng thuốc chữa bệnh như mỡ máu cao, bệnh gout, HIV, mụn rộp, thuốc ức chế miễn dịch hoặc insulin nên tránh dùng.

4. Khi dùng cải cúc, cần nấu sôi và rửa thật sạch để tránh nhiễm trứng giun. Nếu ăn sống cần rửa thật sạch để tránh nhiễm khuẩn.

5. Cải cúc là dược liệu có tác dụng chậm nên cần thực hiện liên tục trong 3 - 10 ngày để đạt được kết quả như mong đợi. Trong trường hợp bệnh có mức độ nghiêm trọng, nên thăm khám để được chỉ định thuốc điều trị đặc hiệu.

Trồng cây Cải cúc

Trồng cây Cải cúc Tên việt nam: Cải cúc Tên khoa học: Chrysanthemum coronarium L.

Tên việt nam: Cải cúc

Tên khoa học: Chrysanthemum coronarium L.

Tên đồng nghĩa: Cải cúc, Cúc tần ô, Rau cúc, Rau tần ô

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Thực vật

Bộ: Asterales (tên khoa học là Asterales)

Chi: Glebionis (tên khoa học là Glebionis)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Tuyệt chủng (EX)

Công dụng: Khai vị ăn ngon, Mát

Cây trồng

Đặc điểm nhận dạng:

Mô tả dạng cây: Cây thảo sống hằng năm, có thể cao tới 1,2m. Lá ôm vào thân, xẻ lông chim hai lần với những thuỳ hình trứng hay hình thìa không đều.

Cụm hoa ở nách lá, các hoa ở mép màu vàng sẫm, các hoa ở giữa đầu màu vàng lục, thơm. Các lá bắc của bao chung không đều, khô xác ở mép. Mùa hoa vào tháng 1-3.

Bộ phận dùng: Cành lá: - Ramulus Chrysanthemi Coronarii.

Phân bố sinh thái: Loài cây của vùng Cận đông, được nhập trồng ở nhiều nơi khắp nước ta làm rau ăn. Có nhiều giống trồng khác nhau; ta thường trồng giống cây lùn không cao quá 70cm.

Thành phần hóa học: Rau Cải cúc chứa 1,85% protid 2,57% glucid, 0,43% lipid và còn có nhiều vitamin B, C và một số vitamin A. Người ta còn tìm thấy các chất khác như adenin, chlonin. Lá chứa 7-glucosid của quercetin, quercetagetin và luteolin.

Tính vị, tác dụng: Cải cúc có vị ngọt nhạt, hơi đắng, the, mùi thơm, tính mát, được xem như một loại rau giúp khai vị làm ăn ngon, giúp tiêu hoá, trừ đờm, tán phong nhiệt.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Cải cúc có thể dùng ăn sống như xà lách, chế dầu giấm, ăn với lẩu, nấu canh... Còn dùng làm thuốc chữa ho lâu ngày và chữa đau mắt. Ở Ấn Độ, người ta dùng cây phối hợp với hồ tiêu để trị bệnh lậu; hoa được dùng thay thế Dương cam cúc như là một chất thơm đắng và lợi tiêu hoá.

Tình trạng khai thác và bảo vệ tại An Giang: Khuyến khích gây trồng.

Thsỹ. Bành Lê Quốc An

Sưu tầm từ nguồn: Cây thuốc An Giang của  Võ Văn Chi, Ủy ban khoa học và kỹ thuật An Giang, 1991, tr. 81; 

Tài liệu tham khảo: y học cổ truyền huệ tĩnh, 

Nguồn: tác giả Bùi Xuân Phương.

What's your reaction?

Facebook Conversations