menu
Cây dược liệu cây Côm lang, Dây chong chóng - Smilax perfoliata Lour
Cây dược liệu cây Côm lang, Dây chong chóng - Smilax perfoliata Lour
Dịch vụ tư vấn lập dự án như Dự án trồng dược liệu quý đến các nông nghiệp, xây dựng, du lịch... Với kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi đảm bảo lập ra các dự án hiệu quả, bền vững, hỗ trợ từ khâu nghiên cứu, phân tích đến thực thi. Liên hệ ngay để biến ý tưởng thành hiện thực!
Theo đông y, dược liệu Côm lang Có tác dụng kiện tỳ ích vị, cường cân cốt. Ở Kontum và Gia Lai, dân gian cũng dùng thân rễ sắc uống, chữa tê thấp và nhọt độc. Ở Trung Quốc, thân rễ cũng dùng chữa phong thấp tê đau.

Hình ảnh lá cây Côm lang

Hình ảnh lá cây Côm lang

Thông tin mô tả chi tiết cây dược liệu cây Côm lang

Côm lang, Dây chong chóng - Smilax perfoliata Lour., thuộc họ Kim cang - Smilacaceae.

Mô tả: Dây leo cao 3-4m, to, có nhiều gai. Lá có phiến xoan, to, dài 15-20cm, rộng 8,5-10cm, gốc tròn hay hình tim, gân 7; cuống có cánh cao ôm thân, mang tua cuốn dài và chắc. Tán đơn độc, trên cuống đài; hoa nhiều , có cuống mảnh; phiến hoa cao 7mm. Quả mọng cao 7mm, tròn tròn.

Hoa tháng 10, quả tháng 11-2.

Bộ phận dùng: Thân rễ - Rhizoma Smilacis Perfoliatae.

Nơi sống và thu hái: Loài của Mianma, Trung Quốc, Thái Lan. Ở Việt Nam, cây mộc ở ven rừng, trong các lùm bụi từ Lào Cai, Sơn La, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Tuyên Quang, Bắc Thái, Hà Bắc, Hà Tây, Hà Nội, Ninh Bình, Nghệ An, Quảng Trị, tới Khánh Hoà, Ninh Thuận và Lâm Đồng.

Tính vị, tác dụng: Có tác dụng kiện tỳ ích vị, cường cân cốt.

Công dụng, chỉ định và phối hợp Ở Kontum và Gia Lai, dân gian cũng dùng thân rễ sắc uống, chữa tê thấp và nhọt độc. Ở Trung Quốc, thân rễ cũng dùng chữa phong thấp tê đau.

What's your reaction?

Facebook Conversations