menu
Cây dược liệu cây Cù đèn lông, Ba vỏ - Croton crassifolius Geiseler
Cây dược liệu cây Cù đèn lông, Ba vỏ - Croton crassifolius Geiseler
Dịch vụ tư vấn lập dự án như Dự án trồng dược liệu quý đến các nông nghiệp, xây dựng, du lịch... Với kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi đảm bảo lập ra các dự án hiệu quả, bền vững, hỗ trợ từ khâu nghiên cứu, phân tích đến thực thi. Liên hệ ngay để biến ý tưởng thành hiện thực!
Theo y học cổ truyền, dược liệu Cù đèn lông Rễ có vị đắng và cay, mùi thơm, tính ấm; có tác dụng hành khí giảm đau, dãn gân cốt, hoạt kinh lạc, tiêu sưng. Thường dùng chữa: Viêm loét dạ dày, tá tràng; rối loạn chức năng dạ dày - ruột, bụng đầy hơi, trướng khí, lỵ; Viêm gan mạn tính, hoàng đản; Đau lưng mỏi gối, phong thấp nhức xương, đòn ngã bị thương; Đau thoát vị, đau bụng kinh.

Hình ảnh cây Cù đèn lông, Ba vỏ - Croton crassifolius Geiseler

Hình ảnh cây Cù đèn lông, Ba vỏ - Croton crassifolius Geiseler

Thông tin mô tả chi tiết cây dược liệu Cù đèn lông

Cù đèn lông hay Ba vỏ - Croton crassifolius Geiseler, thuộc họ Thầu dầu - Euphorbiaceae.

Mô tả: Cây bụi cao khoảng 50cm. Thân và nhánh nhiều, lúc non mịn, có lông dày hình sao. Lá hình bầu dục, hơi nhọn hay hình trái xoan, dài 4-20cm, rộng 2-4cm, có nhiều lông hình sao ở mặt trên, có lông hình sao mềm dày ở mặt dưới; mép lá nguyên hoặc hơi khía răng cưa; gân gốc 3, gân giữa với 4-5 đôi gân bên; cuống lá dài bằng nửa phiến lá, có 2 tuyến ở đầu cuống. Bông dài 5-10cm, có lông hình sao. Hoa đực có khoảng 20 nhị, hoa cái có bản dầy lông, 3 vòi nhuỵ, chẻ đôi hai lần thành 12 đầu nhuỵ. Quả nang hình cầu to cỡ 1cm.

Ra hoa hầu như quanh năm.

Bộ phận dùng: Rễ - Radix Crotonis Crassifolii.

Nơi sống và thu hái: Cây của miền Đông Dương, mọc hoang ở đất khô, vùng đồi núi. Có thể thu hái rễ quanh năm, rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô.

Tính vị, tác dụng: Rễ có vị đắng và cay, mùi thơm, tính ấm; có tác dụng hành khí giảm đau, dãn gân cốt, hoạt kinh lạc, tiêu sưng.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thường dùng chữa: 1. Viêm loét dạ dày, tá tràng; rối loạn chức năng dạ dày - ruột, bụng đầy hơi, trướng khí, lỵ; 2. Viêm gan mạn tính, hoàng đản; 3. Đau lưng mỏi gối, phong thấp nhức xương, đòn ngã bị thương; 4. Đau thoát vị, đau bụng kinh. Liều dùng 9-12g, sắc uống hoặc xay thành bột và uống mỗi lần 2,5-3g với nước. Bột này còn dùng cầm máu vết thương và chữa mụn nhọt, lở loét. Rễ được dùng ngoài trị rắn cắn.

Đơn thuốc: Chữa viêm loét dạ dày, hành tá tràng: dùng Cù đèn lông 60g, Hoàng lực (rễ) và Nguyệt quý, mỗi vị 30g, xương động vật 130g, Cam thảo 60g, tán thành bột, mỗi lần dùng 3g, ngày 3 lần.

What's your reaction?

Facebook Conversations