menu
Cây dược liệu cây Giần sàng, Xà sàng - Cnidium monnieri (L.) Cusson
Cây dược liệu cây Giần sàng, Xà sàng - Cnidium monnieri (L.) Cusson
Dịch vụ tư vấn lập dự án như Dự án trồng dược liệu quý đến các nông nghiệp, xây dựng, du lịch... Với kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi đảm bảo lập ra các dự án hiệu quả, bền vững, hỗ trợ từ khâu nghiên cứu, phân tích đến thực thi. Liên hệ ngay để biến ý tưởng thành hiện thực!
Theo Đông Y, dược liệu Giần sàng Vị cay, đắng, tính ấm; có tác dụng ôn thận tráng dương, táo thấp, khư phong, sát trùng. Thường dùng chữa liệt dương, phụ nữ lạnh tử cung, khí hư, xích bạch đới, lưng gối mỏi đau. Dùng ngoài làm thuốc chữa phụ nữ lở ngứa âm đạo, viêm do trùng roi âm đạo, ghẻ lở.

1. Hình ảnh của cây Giần sàng

Hình ảnh của cây Giần sàng

2. Thông tin mô tả chi tiết cây dược liệu Giần sàng

Giần sàng, Xà sàng - Cnidium monnieri (L.) Cusson, thuộc họ Hoa tán - Apiaceae.

Mô tả: Cây thảo hàng năm, mọc đứng, phân nhánh, có rãnh dọc, cao 50-80cm. Lá xẻ lông chim hai lần, có các phiến dạng góc ở gốc, nhọn ở chóp, các phiến ở dưới xẻ lông chim, các phiến ở trên chia thuỳ lông chim hoặc nguyên, có các phần phân chia nhỏ nhất độ 1-1,5mm; cuống lá dài 4-8cm, có bẹ ngắn. Hoa xếp thành tán kép, bao chung có lá bắc không nhiều, rất hẹp; bao riêng có lá bắc khá nhiều cũng rất hẹp; cuống hoa chung dài 7-12cm, vượt quá lá kề bên. Quả hình trái xoan, bầu dục, hơi dẹt, dài 2-5mm, rộng 1-5mm, có rìa mỏng dạng cánh.

Bộ phận dùng: Quả - Fructus Cnidii, thường gọi là Xà sàng tử.

Nơi sống và thu hái: Cây của vùng Ðông Á châu, Nga, Trung Quốc. Rất phổ biến trên các bờ bãi ven sông, các nơi đất trống, trong các ruộng hoang ở nước ta. Cũng có khi được trồng.

Thành phần hoá học: Trong hạt có tinh dầu với tỷ lệ 1,3% có mùi hắc đặc biệt mà thành phần chủ yếu có pinen, camphen và bornyl isovaleritenat; osthol, tinh thể không màu; còn có bergapten, enidiadin, isopimpinellin. Có một chất dầu màu đen xanh có thành phần chủ yếu là 92,66% acid béo không no, 4,5% acid béo no và 0,38% chất không xà phòng hoá được, 3,24% glycerin.

Tính vị, tác dụng: Vị cay, đắng, tính ấm; có tác dụng ôn thận tráng dương, táo thấp, khư phong, sát trùng.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thường dùng chữa liệt dương, phụ nữ lạnh tử cung, khí hư, xích bạch đới, lưng gối mỏi đau. Liều dùng 4-12g dạng thuốc sắc uống riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác. Dùng ngoài làm thuốc chữa phụ nữ lở ngứa âm đạo, viêm do trùng roi âm đạo, ghẻ lở.

What's your reaction?

Facebook Conversations