menu
Cây dược liệu cây Lục lạc mụt, Sục sạc mụt, Muồng tai lợn - Crotalaria verrucosa L
Cây dược liệu cây Lục lạc mụt, Sục sạc mụt, Muồng tai lợn - Crotalaria verrucosa L
Dịch vụ tư vấn lập dự án như Dự án trồng dược liệu quý đến các nông nghiệp, xây dựng, du lịch... Với kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi đảm bảo lập ra các dự án hiệu quả, bền vững, hỗ trợ từ khâu nghiên cứu, phân tích đến thực thi. Liên hệ ngay để biến ý tưởng thành hiện thực!
Theo Đông Y, dược liệu Lục lạc mụt Rễ được dùng trong y học dân gian để trị bệnh sốt, trị đau bụng, và lá giã đắp trị mụn nhọt lở đau.

Thông tin mô tả chi tiết cây dược liệu Lục lạc mụt

Lục lạc mụt, Sục sạc mụt, Muồng tai lợn - Crotalaria verrucosa L., thuộc họ Đậu - Fabaceae.

Mô tả: Cây thảo cao 1m; thân có 4 cạnh, lúc non có lông vàng mịn. Lá có phiến xoan bánh bò, tái và ít lông, lá kèm hình lưỡi liềm dài 15mm. Chùm hoa ở nách lá, dài 10cm, có lông mịn, hoa lam hay tím, dài 15-20mm. Quả có lông mềm màu vàng dài 4cm, rộng 1,2cm; hạt 10-12, hình thận, nâu, bóng.

Hoa quả tháng 2.

Bộ phận dùng: Rễ, lá - Radix et Folium Crotalariae Verrucosae.

Nơi sống và thu hái: Loài phân bố ở các nước nhiệt đới châu Mỹ, châu Phi và châu Á. Ở nước ta, cây mọc ở đất hoang, bãi cỏ, bờ ruộng nơi ẩm lầy, dọc đường đi đến 1200m từ Sơn La, Hoà Bình, Ninh Bình, Thanh Hoá đến Kontum, Ninh Thuận, Bà Rịa.

Thành phần hoá học: Hạt chứa alcaloid pyrolizidin gây ung thư là crotaverrin (I) và O-acetylcrotaverrin (II) và cả crotalbumin.

Công dụng: Rễ được dùng trong y học dân gian để trị bệnh sốt, trị đau bụng, và lá giã đắp trị mụn nhọt lở đau.

Ở Ấn Độ, người ta dùng dịch lá trị bệnh ghẻ và chốc lở.

Ở Xri Lanca, người ta cũng dùng cây đắp ngoài trị ghẻ và phát ban da và dùng uống với liều rất thấp (0,094%) làm tiết mật. Nói chung, người ta hạn chế dùng loài này làm thuốc.

What's your reaction?

Facebook Conversations