menu
Cây dược liệu cây Thài lài lông, Ðầu riều, Trai ấn - Commelina benghalensis L
Cây dược liệu cây Thài lài lông, Ðầu riều, Trai ấn - Commelina benghalensis L
Dịch vụ tư vấn lập dự án như Dự án trồng dược liệu quý đến các nông nghiệp, xây dựng, du lịch... Với kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi đảm bảo lập ra các dự án hiệu quả, bền vững, hỗ trợ từ khâu nghiên cứu, phân tích đến thực thi. Liên hệ ngay để biến ý tưởng thành hiện thực!
Theo y học cổ truyền, dược liệu Thài lài lông Vị đắng, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi niệu, tiêu thũng, có tính làm dịu, nhuận tràng. Thài lài lông có ngọn và lá non, vò kỹ, thái nhỏ, luộc hay nấu canh ăn; trâu bò và lợn cũng thích ăn rau này, nhất là trâu bò cái mới sinh.

1. Hình ảnh cây Thài lài lông

Hình ảnh cây Thài lài lông

2. Thông tin mô tả chi tiết cây dược liệu Thài lài lông

Thài lài lông, Ðầu riều, Trai ấn - Commelina benghalensis L., thuộc họ Thài lài - Commelinaceae.

Mô tả: Cây thảo sống lâu năm, mọc bò lan trên mặt đất, thân cành nhiều, dài tới 70cm hay hơn, có lông. Lá mọc so le, hình bầu dục thuôn, dài 8-12cm, rộng 3-3,5cm, chóp lá có đuôi, bẹ có rìa lông. Trên nhánh ở đất, hoa ngậm, vàng vàng, ở nhánh đứng, cụm hoa có vài chùm ít hoa, hoa lam có 3 nhị sinh sản. Quả nang cao 6mm, 2 ô 4 hạt.

Bộ phận dùng: Toàn cây - Herba Commelinae Benghalensis.

Nơi sống và thu hái: Thài lai lông phân bố rộng rãi ở các vùng nhiệt đới của châu Á và châu Phi. Ở nước ta, cây mọc phổ biến ở khắp nơi, chỗ ẩm mát, trên các bãi đất hoang, hoặc ven rừng thưa, ven suối ẩm.

Thành phần hóa học: Người ta đã biết thành phần dinh dưỡng của Thài lài lông gồm chất khô 16,5%, protein 2,21%, lipid 0,31%, glucid 8,77%, cellulose 1,35% và khoáng toàn phần 3,86%; có caroten 1,6mg% và vitamin C 48,3mg%.

Tính vị, tác dụng: Vị đắng, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi niệu, tiêu thũng, có tính làm dịu, nhuận tràng.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thài lài lông có ngọn và lá non, vò kỹ, thái nhỏ, luộc hay nấu canh ăn; trâu bò và lợn cũng thích ăn rau này, nhất là trâu bò cái mới sinh.

Ở Ấn Độ, người ta dùng cây chữa bệnh phong hủi.

Ở Vân Nam (Trung Quốc) cây được dùng trị trẻ em viêm phổi, tiểu tiện bất lợi, mụn nhọt lở ngứa.

What's your reaction?

Facebook Conversations