menu
Cây thuốc chữa dạ dày thần kỳ của người Lạng Sơn
Temu

Cách kiếm thu nhập thụ động

Cây thuốc chữa dạ dày thần kỳ của người Lạng Sơn

Cách kiếm thu nhập thụ động

Cách kiếm thu nhập thụ động

Năm 1962, lần đầu tiên bệnh viện Lạng Sơn đưa cây dạ cẩm vào điều trị bệnh đau dạ dày, xuất phát từ kinh nghiệm nhân dân dùng cây này chống loét rất tốt.

Tác dụng chữa bệnh đau dạ dày của cây dạ cẩm rõ rệt đến nỗi những năm 1960 bệnh viện Lạng Sơn đã đưa hẳn loại cây này vào nghiên cứu và ứng dụng chữa bệnh đau dạ dày cho bệnh nhân.

Cây dạ cẩm, còn được gọi là cây loét mồm, đất lượt, đứt lướt, chạm khẩu cắm... Cây có tên khoa học là Hedyotis capitellata , Tên khác: Oldenlandia capitellata (G. Don) Kuntze, thuộc họ Cà phê Rubiaceae. Dạ cẩm có nhiều loại bao gồm dạ cẩm thân tím nhiều lông và dạ cẩm thân xanh.

Dạ cẩm là loại cây bụi trườn, thường cuốn vào các cây khác, dài từ 1 - 2m, thân hình trụ, chia làm nhiều đốt, ở mỗi đốt lại phình to ra.

Lá dạ cẩm là lá đơn, nguyên, mọc đối, hình bầu dục, đầu nhọn, dài 5 - 15cm, rộng 3 - 6cm, cuống ngắn.

Hoa dạ cẩm hình xim, phân đôi tụ lại thành hình cầu ở đầu cành hay kẽ lá, gồm nhiều hoa hình ống nhỏ, màu trắng.

Quả dạ cẩm rất nhỏ, xếp thành hình cầu, có nhiều hạt đen.

Dạ cẩm là loài mọc hoang tại một số tỉnh miền núi nước ta như Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Hà Giang, Hà Tây.

Cây dạ cẩm dùng làm thuốc có thể thu hái quanh năm, thường hái lá và ngọn non hoặc dùng toàn cây bỏ rễ (rễ ít tác dụng hơn). Khi hái về phơi hay sấy khô dùng dần hoặc nấu cao.

Dạ cẩm chữa đau dạ dày như thế nào?

Dạ cẩm từ lâu đã được nhân dân Lạng Sơn dùng như một loại thuốc trị viêm loét miệng rất tốt. Chính vì vậy loại cây này còn có tên là cây loét miệng.

Bà con thường lấy lá cây nấu nước, nước có màu tím đẹp. Dùng nước này uống hoặc ngậm điều trị viêm lưỡi, loét lưỡi và họng rất tốt.

Theo quan niệm Đông y, dạ cẩm có vị ngọt hơi đắng, tính bình, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm dịu cơn đau, tiêu viêm, lợi tiểu.

Năm 1962, lần đầu tiên bệnh viện Lạng Sơn đưa cây dạ cẩm vào điều trị bệnh đau dạ dày, xuất phát từ kinh nghiệm nhân dân dùng cây này chống loét rất tốt.

Qua nghiên cứu lâm sàng cho thấy, cây dạ cẩm có tác dụng giảm đau, trung hòa axit trong dạ dày, bớt ợ chua, vết loét se lại.

Tác dụng chữa bệnh đau dạ dày của cây dạ cẩm rõ rệt đến nỗi những năm 1960 bệnh viện Lạng Sơn đã đưa hẳn loại cây này vào nghiên cứu và ứng dụng chữa bệnh đau dạ dày cho bệnh nhân.

Ngày nay, những bài thuốc này đã vượt khỏi phạm vi tỉnh Lạng Sơn và lan ra nhiều địa phương trong toàn quốc.

Tìm hiểu thêm Cây dược liệu cây Dạ cẩm, Loét mồm, Ngón lợn. Dây ngón cúi, Chạ khẩu cắm - Hedyotis capitellata Wall. ex G. Don var. mollis Pierre ex Pit

Bài thuốc chữa đau dạ dày từ cây dạ cẩm

Bài thuốc chữa đau dạ dày từ cây dạ cẩm

Trong Đông y, có nhiều cách sử dụng dạ cẩm chữa đau dạ dày như dùng dạng thuốc sắc, dạng thuốc cao hay siro, cách gia giảm các vị có sự khác nhau tùy bài thuốc.

Ở đây chúng tôi giới thiệu cho độc giả các bài thuốc đã qua nghiên cứu và ứng dụng tại bệnh viện Lạng Sơn.

Dạng thuốc sắc: Dùng 10 - 25g là và ngọn khô, thêm nước vào sắc, thêm đường cho đủ ngọt, chia 2 hoặc 3 lần uống trong ngày. Uống trước khi ăn hay vào lúc đau.

Cao dạ cẩm: Lá dạ cẩm khô 7kg, đường kính 2kg, mật ong 1kg. Nấu lá dạ cẩm với nước thành cao, cho 2kg đường vào đánh tan, cô lại. Cuối cùng cho nốt 1kg mật ong, đóng thành chai.

Ngày uống 2 - 3 lần, mỗi lần 10 - 15g (1 thìa to), uống trước khi ăn hoặc khi đau.

Cốm dạ cẩm: Bột dạ cẩm 7kg, cam thảo 1kg, đường kính 2kg, tá dược vừa đủ dính (hồ, nếp) thêm đường và sacarin vừa đủ ngọt. Ngày uống 2 lần trước khi ăn hoặc khi đang đau, mỗi lần dùng 10 đến 15g, trẻ em dưới 18 tuổi 5 đến 10g.

Theo dongtayy.com

⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! 
Một bất ngờ khác dành cho bạn! Nhấp https://temu.to/k/u1s17ibl63n hoặc Tìm kiếm int66445 để kiếm tiền cùng tôi!

What's your reaction?

Facebook Conversations