menu
Khi mình tu đúng thì niềm vui sẽ đến nhiều hơn và nghiệp giảm bớt.
Khi mình tu đúng thì niềm vui sẽ đến nhiều hơn và nghiệp giảm bớt.
Dịch vụ tư vấn lập dự án như Dự án trồng dược liệu quý đến các nông nghiệp, xây dựng, du lịch... Với kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi đảm bảo lập ra các dự án hiệu quả, bền vững, hỗ trợ từ khâu nghiên cứu, phân tích đến thực thi. Liên hệ ngay để biến ý tưởng thành hiện thực!
Khi đạo lực mình tăng tiến rồi thì nghiệp quá khứ là điều lợi ích cho việc tu hành ở hiện tại. Có một nhà văn người Pháp đã nói: “ Cảnh khổ là một nấc thang cho bậc anh tài, và là vực thẳm cho kẻ yếu đuối”.

Tu đúng thì niềm vui sẽ đến

Khi đạo lực mình tăng tiến rồi thì nghiệp quá khứ là điều lợi ích cho việc tu hành ở hiện tại. Có một nhà văn người Pháp đã nói: “ Cảnh khổ là một nấc thang cho bậc anh tài, và là vực thẳm cho kẻ yếu đuối”.

Tu là việc chính cũng mỗi người. Chư Phật, Bồ Tát không xen vào mà chỉ gia hộ thôi. Nếu chúng ta gặp những chuyện đau khổ, mà chúng ta đến cầu nguyện với Phật cho điều đau khổ đó hoàn toàn không còn nữa. Mà đổi lại là một niềm vui thì điều đó sai với tinh thần đạo Phật. Vì do nhân quả, nên Phật chỉ phụ một phần thôi, còn cái chính vẫn là cái phước cái tội mình đã gieo và bây giờ phải hưởng quả.

Khi thấy mình quá đau khổ thì Tam Bảo sẽ gia hộ cho nghiệp không tới dồn dập nữa, tới trễ lại một chút cho mình thấy dễ chịu, cho mình thêm sức chịu đựng rồi trả lại một lần nữa, tức là trả làm nhiều lần (trả góp). Chứ không thể nào không trả được. Đó là do mình biết cầu nguyện nhưng còn với người thường không có niềm tin, không cầu nguyện thì phải mua trả thẳng, trả hết một lần. Mình nhờ có quen với Phật nên cho trả góp. Khác nhau chỗ đó.

Khi đạo lực mình tăng tiến rồi thì nghiệp quá khứ là điều lợi ích cho việc tu hành ở hiện tại. Có một nhà văn người Pháp đã nói: “ Cảnh khổ là một nấc thang cho bậc anh tài, và là vực thẳm cho kẻ yếu đuối”. Nếu mình là kẻ yếu đuối thì Phật không đưa cảnh khổ tới dồn dập, mình sẽ rớt xuống vực thẳm liền. Vực thẳm này chính là sự chán nản, sự bước lui, không tu nữa. Còn bậc anh tài là người hiểu đạo rất sâu, rất vững.

Sông có thể cạn, núi có thể mòn nhưng niềm tin với đạo thì không bao giờ lung lay, thì người này rất cần cảnh khổ tới để rèn luyện ý chí, hiểu được nhiều điều hơn một người không có cảnh khổ đến. Nghiệp quá khứ là một điều không hay, ví dụ như kiếp trước mình đã từng làm điều sai lầm, nhưng khi mình biết tu và nghiệp quá khứ trở thành quả báo. Nó làm mình khổ, đó là điều rất cần thiết.

Nếu quý Phật tử hiểu đạo sâu thì phải uống đau khổ như là uống nước chanh đường. Chúng ta phải đối diện, đón nhận và sống trong đau khổ để rèn luyện tâm mình và không có trốn tránh. Nếu ai đang đón nhận đau khổ và vẫn cảm thấy vui vẻ, những điều bất hạnh xảy ra mà vẫn an ổn, vẫn cảm thấy hạnh phúc. Người nào làm điều đó thì được gọi là anh tài. Lúc này là cảnh khổ để họ bước lên.

TT. Thích Chân Quang

Theo phatgiao.org.vn

What's your reaction?

Facebook Conversations