menu
Kỳ lạ loài cây duy nhất ở Việt Nam có khả năng đặc biệt: Sinh và nuôi con
Kỳ lạ loài cây duy nhất ở Việt Nam có khả năng đặc biệt: Sinh và nuôi con
Dịch vụ tư vấn lập dự án như Dự án trồng dược liệu quý đến các nông nghiệp, xây dựng, du lịch... Với kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi đảm bảo lập ra các dự án hiệu quả, bền vững, hỗ trợ từ khâu nghiên cứu, phân tích đến thực thi. Liên hệ ngay để biến ý tưởng thành hiện thực!
Loài cây đặc biệt này có tên là cây Vẹt đen. Không chỉ có khả năng kỳ lạ bậc nhất thế giới và Việt Nam bởi có thể “sinh con”, loài cây này còn được biết đến với công dụng lớn trong việc điều trị nhiều bệnh lý hay có giá trị đáng kể trong sản xuất, kinh doanh.

Cây vẹt đen - Bruguiera sexangula

Cây vẹt đen - Bruguiera sexangula Bruguiera sexangula là một loài thực vật có hoa trong họ Rhizophoraceae. Loài này được (Lour.) Poir

Cây vẹt đen phổ biến ở các tỉnh ven biển miền Trung và rừng ngập mặn các tỉnh Nam bộ từ Đồng Nai đến Cà Mau.

Cây vẹt (vẹt dù, vẹt rễ lồi), với dạng phổ biến nhất là vẹt đen, tên khoa học là Bruguiera sexangula, là một dạng cây bụi ngập mặn được tìm thấy nhiều ở những nơi chịu ảnh hưởng thường xuyên của thủy triều hoặc vùng đất phù sa đang bồi tụ. Ở Việt Nam, vẹt đen phổ biến ở các tỉnh ven biển miền Trung và rừng ngập mặn các tỉnh Nam bộ từ Đồng Nai đến Cà Mau.

Loài cây đặc biệt này có khả năng kỳ lạ bậc nhất thế giới và Việt Nam bởi có thể “sinh con”.

Vẹt đen là cây thân gỗ có rễ thở hình trụ nón khá phát triển, cao 30 - 25m, vỏ thân nhẵn, màu xám tro hoặc nâu nhạt. Cây có lá dài bầu dục, dai, hoa màu vàng mọc đơn độc, quả có các lá đài cong, gốc hình chuông. Vẹt đen thường ra hoa tầm tháng 3-4, có quả tháng 5-6, có khi ra hoa và quả gần như quanh năm. Loài cây này sinh trưởng và phát triển nhanh, đâm chồi mạnh.

Vẹt đen sinh trưởng và phát triển nhanh ở vùng đất phù sa đang bồi tụ, khu rừng ngập mặn, đâm chồi mạnh, có khi ra hoa, quả quanh năm

Điều khiến vẹt đen trở nên đặc biệt và kỳ lạ mà hiếm có loài thực vật nào làm được đó chính là khả năng “sinh con” thần kỳ của mình. Về cơ bản, giống như các loài cây cỏ thực vật khác, cây vẹt đen cũng sinh sản, duy trì nòi giống bằng cách ra hoa, truyền phấn, thụ phấn để tạo nên hạt giống. Tuy nhiên, trong khi hạt giống của các loài thực vật khác tách ra khỏi cơ thể mẹ, rơi xuống đất, từ trong lòng đất tự hấp thụ chất dinh dưỡng và bén rễ, nảy mầm thành cây con thì hạt giống của cây vẹt lại nảy mầm thành cây con ngay trên thân của cây mẹ.

Cách “sinh con” và “nuôi con” kỳ lạ này của cây vẹt đen cũng tương tự như hiện tượng sinh sản của các loài động vật.

Khi được cây mẹ “nuôi dưỡng”, phát triển đến một mức độ nhất định và có khả năng tự sinh sống độc lập thì lúc này vẹt đen con mới tách ra khỏi thân mẹ, rơi xuống lớp bùn, cắm rễ và tự nuôi sống bản thân. Nói cách khác, cách “sinh con” và “nuôi con” kỳ lạ này của cây vẹt đen cũng tương tự như hiện tượng sinh sản của các loài động vật: sau khi mang thai, sinh con, những “bà mẹ” sẽ nuôi nấng, chăm sóc những đứa con của mình cho đến khi chúng “đủ lông đủ cánh”, đủ khả năng sinh sống độc lập mới để chúng rời đi.

Khi được cây mẹ “nuôi dưỡng”, phát triển đến mức độ có khả năng tự sinh sống độc lập thì lúc này vẹt đen con mới tách ra khỏi thân mẹ, rơi xuống lớp bùn, cắm rễ và tự nuôi sống bản thân.

Đây là một hiện tượng vô cùng hiếm gặp ở các loài thực vật trên thế giới và ở Việt Nam, và cây vẹt đen hiện nay là loài cây duy nhất có khả năng kỳ lạ đến vậy. Sở dĩ cây có đặc tính này cũng là để thích nghi với môi trường sinh sống ở vùng ngập mặn, nếu như sinh sản theo cách bình thường, hạt cây sẽ bị cuốn trôi, không thể bén rễ và phát triển.

Công dụng không ngờ của cây vẹt đen

Không chỉ có khả năng sinh sản không ngờ, vẹt đen còn có nhiều công dụng hữu ích cả trong y tế và sản xuất.

Trong y học:

Cây vẹt đen trong thành phần có nhiều chất tanin (20-25%), có vị chát, đắng, là vị thuốc nam quý, được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền. Toàn bộ phần thân mầm, lá, vỏ và quả của vẹt đen đều có thể sử dụng làm thuốc chữa một số bệnh thường gặp. Lá vẹt đen ức chế được những dấu hiệu của bệnh ung bướu, vỏ vẹt được sử dụng như một loại thuốc chống lại bệnh tiêu chảy và đôi khi chữa trị bệnh sốt rét .

Ở Campuchia vỏ vẹt dùng làm thuốc trị tiêu chảy, ở Ấn Độ, vỏ cây vẹt được dùng ngưng xuất huyết, chảy máu và áp dụng cho những bệnh loét ác tính, hay những người bị phỏng,…Trong khi, quả vẹt được sử dụng hỗ trợ điều trị các bệnh về mắt.

Trong sinh hoạt, sản xuất:

Ít ai biết rằng trong trụ mầm của vẹt đen chứa nhiều tinh bột có thể chế biến làm thức ăn ngọt ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có người dân sống tại vùng ngập mặn ở Việt Nam. Quả dùng để ăn với trầu và nhuộm lưới, trong khi vỏ dùng để nhuộm vải, lưới câu và thuộc da.

Vẹt đen cũng là cây gỗ có giá trị kinh tế cao, gỗ vẹt đen có thể được sử dụng để đóng đồ dùng thông thường sinh hoạt hàng ngày hoặc dùng trong xây dựng, làm trụ mỏ,…

Người ta còn trồng vẹt đen lấy gỗ phục vụ cho sinh hoạt, sản xuất. Có những gia đình mua cành vẹt đen về trồng làm cảnh trong vườn nhưng cây khó sống vì đòi hỏi môi trường ngập mặn. Khi cây vẹt trưởng thành, vẹt đẹ cũng là cây gỗ có giá trị kinh tế cao, gỗ vẹt đen có thể được sử dụng để đóng đồ dùng thông thường sinh hoạt hàng ngày hoặc dùng trong xây dựng, làm trụ mỏ,…

Ngọc Quỳnh (T/h) / Nguồn: khám phá

Vẹt Đen - Bruguiera sexangula

Tên Việt Nam: VẸT ĐEN

Tên Latin: Bruguiera sexangula

Họ: Đước Rhizophoraceae

Bộ: Sim Myrtales 

Lớp (nhóm): Cây ngập mặn 

Đặc điểm nhận dạng:

Cây gỗ cao 25 - 30m, vỏ thân nhẵn, màu xám tro hoặc nâu nhạt, rễ chống ít phát triển, rễ thở khá phát triển. Lá đơn, mọc đối, tụm ở đầu cành, dày, cứng, nhẵn, hình thuôn, hẹp dần về 2 đầu, dài 8 - 12cm, rộng 3 - 2,5cm, gân bên 7 - 11 đôi. Cuống lá dài 1 - 3cm. Lá kèm màu lục nhạt, dài 3 - 4cm, sớm rụng. Hoa màu vàng mọc đơn độc ở nách lá, cuống cong xuống. Cánh đài màu vàng hoặc xanh vành nâu hay đỏ nhạt, xẻ 9 - 12 thùy hình dải, gốc hình chuông. Cánh tràng xẻ đến giữa thành 2 thùy, đầu mỗi thùy thường có 3 lông. Nhị 10 - 12, bao phấn hình dải. Bầu 2 - 4 ô, đầu chia 3 - 4 nhánh. Quả mập mang đài tồn tại chứa 1 hạt, Trụ mầm hơi cong, có cạnh, phần cuối nhỏ dần.

Sinh học, sinh thái:
Cây ưa sáng, mọc nhiều ở bờ biển Nam bộ và Trung bộ, nơi chịu ảnh hưởng thường xuyên của thủy triều và đang bồi tụ.  Tái sinh chồi kém, tái sinh hạt đều tốt. Sinh trưởng nhanh, đâm chồi mạnh. Hoa quả quanh năm.

Phân bố:

Thế giới: cây phấn bố ở rừng ngập ven biển Campuchia, Thái Lan, ấn Độ, Indonesia, Malaixia, Philippin...

Việt Nam: hầu khắp ở các tỉnh ven biển miền Trung và các tỉnh Nam bộ từ Đồng Nai đến Cà Mau

Công dụng:

Gỗ dùng trong xây dựng, đóng đồ dùng thông thường, làm trụ mỏ. Vỏ có tanin (20 - 25%) có thể nhuộm lưới và thuộc da. Cây trồng rừng để chống sói mòn ven biển và là nơi sống của các loài động vật thủy sinh.

Tài liệu dẫn: Cây gỗ kinh tế - Trần Hợp, Nguyễn Bội Quỳnh - trang 269.

What's your reaction?

Facebook Conversations