menu
Lịch sử ra đời và phát triển của những chiếc răng giả
Temu

Cách kiếm thu nhập thụ động

Lịch sử ra đời và phát triển của những chiếc răng giả

Cách kiếm thu nhập thụ động

Cách kiếm thu nhập thụ động

Thời xa xưa con người đã bắt đầu nghiên cứu và tìm tòi những vật có thể thay thế cho răng bị mất để việc ăn nhai trở nên tốt hơn. Đến đầu thế kỷ XIX kỹ thuật trồng răng vĩnh viễn được nghiên cứu, phát triển và manh nha tìm ra chất liệu sử dụng.

Răng giả được làm từ nhiều vật liệu

Đã có nhiều những dấu tích khác nhau của việc cấy ghép nha khoa, người ta dùng những vật liệu, dụng cụ từ đời sống chẳng hạn như tre, chốt kim loại, xương động vật, vỏ sò, ngà voi… thay thế cho răng mất.

Trường hợp về chiếc răng giả bằng kim loại đầu tiên được ghi nhận từ thi thể của một vị vua Ai Cập. Vào khoảng 1000 năm trước công nguyên, đã có một chiếc chốt bằng đồng đóng vào xương hàm trên, dù không chắc là nó được gắn khi đức vua còn sống hay sau khi qua đời.

Đến 300 năm sau công nguyên, người Phoenicia sử dụng ngà voi điêu khắc ra hình dạng răng rồi buộc cố định bằng dây vàng. Vào khoảng niên đại 600 sau công nguyên, người Maya đã bắt đầu nghiên cứu và tìm tòi những vật có thể thay thế cho răng bị mất để việc ăn nhai trở nên tốt hơn. Họ sử dụng vỏ con sò lớn rồi mài ra hình thể gần giống chiếc răng để cấy ghép thay thế răng mất. Sau này vào những năm 1970 khi chụp lại X-quang thì đã thấy có sự hình thành xương quanh phần cấy ghép.

Từ năm 1500 đến đầu những năm 1800, việc cấy ghép răng giả lại mang nặng tính phân biệt giai cấp trong xã hội. Người ta thu thập, mua lại răng từ những người nghèo khổ hoặc các thi thể để sử dụng cho việc cấy ghép. Tuy nhiên sau đó cách làm này đã dần biến mất vì nhiều lý do khác nhau, đặc biệt là sự nhiễm trùng thứ phát của các bệnh.

Người mang răng giả nổi tiếng trong lịch sử là George Washington (một nhà lãnh đạo quân sự, chính khách người Mỹ, một trong những người lập quốc, tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ từ năm 1789 - 1797). Ông có cả một hàm răng giả bằng ngà (ngà được lấy từ sừng của hà mã hay con walrus) và cả một hàm răng được tạc từ một mảnh ngà. Tuy nhiên, hàm răng giả không chỉ làm George đau khi ăn uống, mà chúng thường làm ông nói vấp khi đang hùng biện và chúng bị hư hỏng dần.

Cải tiến trong việc trồng răng giả

Đến đầu thế kỷ 19, các bác sĩ dùng bạch kim, vàng… làm vật liệu cấy ghép nhưng hiệu quả không mấy khả quan, tỷ lệ đào thải rất cao. Năm 1937, anh em tiến sĩ nhà Stroke khi quan sát các bác sĩ đặt thành công những vít chỉnh hình làm bằng Vitallium (hợp kim crom-coban) vào xương hông, họ đã tiến hành thử nghiệm cấy ghép chúng trên người và chó để phục hồi lại răng mất. Họ được cho là những người đầu tiên cấy ghép thành công trong xương. Tuy nhiên, việc cấy ghép gặp vấn đề bất lợi đó là việc đào thải, cơ thể từ chối những vật liệu được đưa vào trong xương. Để cấy ghép thành công được, thì răng thay thế và xương cần dính chắc lại với nhau.

Cấy ghép răng giả bằng implant

Vào những năm 1937, nhiều cải tiến mới được ra đời, nhưng bước ngoặt lớn nhất đó là khi Giáo sư Per Ingvar Branemark (1929-2014) là một giáo sư nghiên cứu chỉnh hình người Thụy Điển đã tìm ra phương pháp cấy ghép răng implant.

Năm 1952, khi còn là trưởng nhóm nghiên cứu của ĐH Lund, Giáo sư Branemark tình cờ phát hiện ra vật liệu Titanium nhờ việc đặt nó vào xương đùi của thỏ để cố định tạm thời nơi gãy xương. Sau vài tháng quan sát, khi biết được xương thỏ đã lành, ông định lấy chốt Titanium ra nhưng không thể lấy ra được nên đã để luôn trong cơ thể thỏ. Qua quá trình theo dõi, Giáo sư Branemark nhận thấy không có phản ứng gì xảy ra giữa cơ thể thỏ và chốt Titanium cố định. 

Tiếp tục nghiên cứu mở rộng và từng bước tiến hành, ông ghi nhận không có một phản ứng sinh hóa nào xấu ảnh hưởng đến cơ thể sống và ông gọi đó là “sự tương hợp - tích hợp xương”. Từ đó, vị giáo sư khẳng định nếu dùng vật liệu Titanium cấy vào xương hàm làm răng giả thì chắc sẽ tốt.

Giáo sư Per Ingvar Branemark đã tìm ra chất liệu cấy ghép Implant bằng Titanium vào năm 1952.

Năm 1965, Giáo sư Branemark thực hiện ca cấy ghép răng implant đầu tiên sử dụng trụ Titanium và đã thành công rực rỡ. 40 năm sau, chiếc răng implant này vẫn còn tồn tại và thực hiện chức năng ăn nhai rất tốt dù nhiều răng thật bị rụng đi do tuổi tác và implant này đã tồn tại suốt đời cho đến khi bệnh nhân qua đời.

Trụ implant được làm bằng Titanium và được đặt trực tiếp vào xương hàm để thay thế chân răng đã mất. Sau thời gian lành thương và implant tích hợp vào xương hàm, bác sĩ sẽ tiếp tục chế tạo răng sứ trên implant. Răng trên implant này có chức năng ăn nhai như răng thật vì nó vừa có chân răng nâng đỡ bên dưới vừa có thân răng bên trên.

Từ đó Titanium trở thành chất liệu mở đường cho thành công của cấy ghép răng. Sau khi đã tìm ra vật liệu phù hợp các nhà khoa học liên tục cải tiến về hình dạng, cấu trúc, bề mặt… để làm sao gia tăng tỷ lệ thành công đồng thời đảm bảo sự bền vững cho việc ăn nhai sau này.

Do nhiều nguyên nhân khác nhau như yếu tố tuổi tác, bị tai nạn, bẩm sinh… nhiều người gặp phải tình trạng mất răng vĩnh viễn. Khi đó sẽ có 3 hình thức phục hình răng để bạn lựa chọn gồm có sử dụng hàm giả tháo lắp, thực hiện cầu răng sứ hoặc cấy ghép implant. 

Tuy nhiên, chỉ có cấy ghép implant là phương pháp có thể dùng được vĩnh viễn. Còn với hàm giả tháo lắp tuổi thọ trung bình sẽ được từ 3 - 5 năm, cầu răng sứ chỉ đạt từ 7 - 10 năm. Ngược lại, răng implant thường có cả chân răng và thân răng thay thế nên hiệu quả thường được đánh giá cao hơn rất nhiều so với 2 phương pháp trên.

Theo skđs

⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! 
Một bất ngờ khác dành cho bạn! Nhấp https://temu.to/k/u1s17ibl63n hoặc Tìm kiếm int66445 để kiếm tiền cùng tôi!

What's your reaction?

Facebook Conversations