views
Cho đến nay không ai biết nó có từ bao giờ và được sử dụng làm thuốc từ lúc nào theo. Theo đồng chí Phan Quyết (nguyên Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Kon Tum trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, là PCT UBND tỉnh Gia Lai Kon Tum sau hòa bình) và Trần Kiên (nguyên ủy viên Ban Bí thư Trung ương Đảng) kể lại: trong những năm hoạt động cách mạng, sống với Nhân dân vùng này được các “Già làng” chỉ cho 01 cây thuốc quý của Nhân dân trong đó có cây thuốc “giấu” này để dùng lúc đau ốm từ những năm 1952-1953 và đã xem nó như là vị thuốc “hộ thân” rất quý vì luôn luôn bọc nó trogn người và đã dùng nó cho mọi trường hợp ốm đau và bồi dưỡng sức lực. Cũng theo đồng chí Phan Quyết, người dân địa phương (chủ yếu là già làng và người chủ gia đình) dùng cây thuốc “giấu” này trong những chuyến đi rừng xa săn bắt, tìm “Quế rừng”… và được dùng cho những người ốm đau rất nặng của gia đình mình. Nó còn có 01 tên địa phương “Ngãi rợm con” (là vì hình nó có đốt giống “con rợm” và liên quan đến truyền thuyết “ngậm ngãi tìm trầm”.
Theo Bác sĩ Xô - Krơn (Lê Văn Sĩ - nguyên Trưởng Ban Dân y tỉnh Kon Tum trong kháng chiến chống Mỹ) và Bác sĩ Xô Lây Tăng - nguyên Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum) là người dân địa phương của vùng Sâm này cho biết gia đình các đồng chí cũng đã dùng cây thuốc này từ lâu trong đau ốm nặng, rắn cắn và cả các bệnh thông thường như đau bụng cũng rất công hiệu. Tuy nhiên chưa ai biết đó là cây Sâm như ngày nay.
Năm 1973, lúc 09h ngày 19/3, đoàn điều tra Dược liệu Ban Dân y Khu 5 do DS. Đào Kim Long và Nguyễn Châu Giang hướng dẫn đã phát hiện được 01 loài Panax mọc thành quần thể ở độ cao 1.800 m tại tỉnh Kon Tum. Đoàn đã gọi đó là cây “Sâm đốt trúc” và sơ bộ xác định tên khoa học của nó là Panax articulatus L., họ nhân sâm (Araliaceae).
Có nhiều truyền thuyết cho rằng do người Nhật mang sang trồng. Trung tâm Sâm Việt nam cho rằng những truyền thuyết ấy là không có cơ sở khoa học, vì rằng năm 1978-1979, Trung tâm Sâm Việt Nam thu được 01 cây Sâm Khu 5 có độ tuổi trên 60 năm với thân rễ và củ dài tổng cộng trên 90 cm nặng 710g (tươi), có 62 vết sẹo thân khí sinh rụng để lại hàng năm và năm 1984 lại thu được 01 cây Sâm K5 khác có độ tuổi 72 năm. Điều ấy có nghĩa là còn có nhiều cây Sâm K5 như vậy không thể nào do người Nhật mang sang trồng được.
- Đến năm 1974, với kết quả phân tích sơ bộ về thành phần hóa của rễ củ Sâm K5 so với Sâm Triều Tiên và rễ củ Tam thất, Nguyễn Thới Nhâm đã có 4 đề nghị sau đây gửi về Khu ủy khu 5 để bảo vệ cây Sâm này trong hoàn cảnh các đoàn đi B tấp nập qua vùng này, luôn tìm cây thuốc bổ, cây Sâm để dùng:
+ Cây Panax này có khả năng là 01 cây Sâm quý, đề nghị được khoanh vùng bảo vệ ngay.
+ Cần đổi tên, không gọi cây Sâm vì sẽ bị khai thác hết, mà nên gọi “Cây có đốt” vì thân rễ có từng đốt).
+ Cần đổi công dụng khi giao dịch nếu để làm thuốc bổ thì sẽ bị các đoàn đi B (cán bộ, bộ đội, dân công…) khai thác hết ngay, đổi công dụng là làm thuốc ngủ (trên núi, loại thuốc này không ai cần).
+ Lập 01 đội khai thác đặc biệt, do xưởng Dược Miền Trung Trung bộ đảm nhận để chế thuốc dùng cho cán bộ và thương binh ở Bệnh viện, tránh khai thác bừa bãi.
Cây Sâm K5 đã được Khu ủy 5 ra lệnh bảo vệ khá chặt chẽ và cũng từ đây, cây Sâm K5 được sử dụng nhiều hơn cho cán bộ, thương bệnh binh trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở khu 5 cho kết quả rất tốt trong điều trị và được tín nhiệm rất cao.
- Việc phát hiện và xác định sâm Ngọc Linh là cây thuốc quý, đặc hữu trên vùng núi Ngọc Linh thuộc 2 tỉnh Kon Tum và Quảng Nam đã góp phần quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe bộ đội và nhân dân trong cuộc chiến tranh chống Mỹ giải phóng Miền Nam. Sau khi thống nhất đất nước, tỉnh Gia Lai - Kon Tum đã thành lập Trại Dược liệu Đăk Tô để bảo vệ và phát triển trồng sâm, tổ chức 11 chốt bảo vệ và trồng bán tự nhiên sâm dưới tán rừng và xây dựng khu vực trồng sâm dưới dàn mái che khoảng 5.000m2.
- Ngày 14/3/1978, Bộ Y tế ra quyết định thành lập đơn vị nghiên cứu chuyên đề Sâm khu 5 đặt tại Trường Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh. Nhiệm vụ được giao: Nghiên cứu toàn diện cây Sâm Khu 5 để làm thuốc .
Trong 3 năm từ 1978-1980, Bộ Y tế phối hợp với UBND tỉnh Gia Lai - Kon Tum và Quảng Nam - Đà Nẵng đã tổ chức điều tra, khảo sát ở độ cao 1.700m tại 13 xã của 3 huyện thuộc 2 tỉnh, phát hiện 108 vùng Sâm mọc tập trung. Kết quả khoanh vùng bảo vệ đã đo vẽ 136 bản đồ. Dựa theo địa hình đã khoanh thành 11 “chốt” để bảo vệ, khai thác và phát triển trồng.
- Từ năm 1978-1979, phối hợp với Bộ môn Thực vật học của Trường Đại học tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh đã tiến hành cuộc điều tra sơ bộ Thực vật vùng Tây Nam núi Ngọc Linh, dưới sự hướng dẫn của TS. Lê Công Kiệt đã có sơ bộ kết luận như sau: vùng núi Ngọc Linh là điểm hội tụ của nhiều luồng di trú thực vật khác nhau từ phương Bắc xuống, từ vùng núi Hi-mã-lạp-sơn và Indonexia đến, dựa trên cơ sở sự có mặt các đại diện tiêu biểu các loại cây của các vùng trên, do đó đã tạo ra sự đa tạp nguồn gốc các thành phần thực vật ở đây. Vùng núi Ngọc Linh còn có thể được xem là 1 “lò” cây họ Nhân sâm vì đã phát hiện được tại đây 16 loài cây họ này.
- Tháng 01/1980, đơn vị Sâm K5 cùng với UBND tỉnh Gia Lai - Kon Tum tổng hợp tài liệu, vẽ bản đồ trình Hội đồng Chính phủ xét công nhận vùng cấm quốc gia.
- Ngày 29/1/1980, Chỉ thị của Đại tướng Võ Nguyên Giáp là: Nghiên cứu cho hết giá trị của cây Sâm này để dùng trong nước và có thể xuất khẩu.
- Tháng 3/1980, Hội đồng Chính phủ đã công nhận và ra Quyết định VÙNG CẤM QUỐC GIA, bảo vệ hệ sinh thái khu vực núi Ngọc Linh và giao tỉnh Gia Lai - Kon Tum quản lý.
- Từ năm 1980, do khai thác quá mức và không kiểm soát dẫn đến cạn kiệt nên Sâm Ngọc Linh đứng trước nguy cơ tuyệt chủng cần được các cấp chính quyền và nhân dân tập trung bảo tồn và phát triển nguồn dược liệu quí hiếm này./.
Thanh Bình
Theo Sở KHCN Kon Tum
⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! |
Facebook Conversations