menu
Trồng và chế biến chè Tân Cương là di sản quốc gia
Trồng và chế biến chè Tân Cương là di sản quốc gia
Dịch vụ tư vấn lập dự án như Dự án trồng dược liệu quý đến các nông nghiệp, xây dựng, du lịch... Với kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi đảm bảo lập ra các dự án hiệu quả, bền vững, hỗ trợ từ khâu nghiên cứu, phân tích đến thực thi. Liên hệ ngay để biến ý tưởng thành hiện thực!
Tri thức dân gian trồng và chế biến chè Tân Cương, Thái Nguyên vừa được Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Đầu thế kỷ 20, ông Vũ Văn Hiệt (Đội Năm) đã giúp dân khai hoang, mở đất rồi lấy chè từ trại chè Phú Hộ (huyện Thanh Ba, Phú Thọ) về Tân Cương trồng.

Năm 1935, ông mang chè Tân Cương đến hội chợ Đấu Xảo để thi và giành giải nhất. Chè nơi đây nổi tiếng từ đó, thành đặc sản được nhiều khách trong nước và quốc tế biết đến. Ông Đội Hăm trở thành ông tổ nghề chè Tân Cương.

Tân Cương nằm phía đông dãy núi Tam Đảo nên những đồi chè tránh được sương muối và ánh nắng gắt từ phía Tây. Nhiều năm qua, hầu hết các đồi chè đều được người dân trồng và chăm sóc theo mô hình VietGAP, dùng phân vô cơ. Thuốc trừ sâu được thay bằng sản phẩm sinh học.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra, Tân Cương có nền đất sỏi cơm màu đỏ son được hình thành từ lớp phù sa cổ, pha chút đất sét, nên chè có hương vị ngọt sau khi uống và mùi thơm đượm. Độ pH dưới 7 của đất cũng làm chè ngon hơn.

Những lá chè được người dân hái từ sáng sớm, khi sương còn đọng trên lá. Có ba cách hái chè, tương ứng với ba cấp độ hảo hạng, ngon nhất là ngọn non - đinh đinh trà; búp chè - trà nõn; và cành chè non - trà móc câu. Sau thu hoạch, lá chè được đem đi sơ chế và chế biến, sao cho lá xoăn, khô đều và không bị vỡ.

Trà Tân Cương thơm ngon nhất khi được pha với nước sôi cùng một chiếc ấm đất nung. Trà khi uống có mùi thơm mạnh, vị chát đậm dịu, hậu ngọt, không xít hoặc đắng.

Năm 2017, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý "Tân Cương" cho sản phẩm chè nơi đây.

Theo vnexpress

What's your reaction?

Facebook Conversations