menu
Cây dược liệu cây Mơ - Prunus armeniaca L. (Armeniaca vulgaris Lam.)
Cây dược liệu cây Mơ - Prunus armeniaca L. (Armeniaca vulgaris Lam.)
Dịch vụ tư vấn lập dự án như Dự án trồng dược liệu quý đến các nông nghiệp, xây dựng, du lịch... Với kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi đảm bảo lập ra các dự án hiệu quả, bền vững, hỗ trợ từ khâu nghiên cứu, phân tích đến thực thi. Liên hệ ngay để biến ý tưởng thành hiện thực!
Theo Đông Y Hạt có vị đắng, tính ôn, có ít độc; có tác dụng giáng khí, chỉ khái, bình suyễn, nhuận trường, thông tiện. Quả có tác dụng kháng khuẩn, nhuận phổi; Hạt dùng trị ho khó thở, tức ngực đờm nhiều, huyết hư, khô tân dịch, đại tiện khó do bị táo nhiều ngày. Quả Mơ muối dùng chữa ho khó thở, viêm họng, khản tiếng, lỵ, ỉa chảy kéo dài, giun đũa.

1. Cây Mơ - Prunus armeniaca L. (Armeniaca vulgaris Lam.), thuộc họ Hoa hồng - Rosaceae.

Cây Mơ - Prunus armeniaca L. (Armeniaca vulgaris Lam.), thuộc họ Hoa hồng - Rosaceae. Hình ảnh quả Mơ

2. Thông tin mô tả chi tiết Dược liệu Mơ

Mô tả: Cây nhỡ rụng lá cao 5-6m. Cành non màu nâu hồng; lá non thường cuộn lại. Lá hình trứng dài, đầu có mũi nhọn ngắn, gốc hình tim hay tròn, mép lá có răng cưa rất bé, mặt dưới lá nhẵn, có khi có lông ở nách gân. Hoa mọc đơn độc, có cuống ngắn, màu trắng; đài hình ống, 5 thùy; tràng 5, màu trắng. Nhị nhiều, xếp 2 vòng. Bầu tròn, 1 ô. Quả hạch hình cầu, phủ lông tơ, màu lục hoặc vàng, đỉnh quả có mũi nhọn, hạt nhẵn, hình thấu kính, màu nâu.

Hoa tháng 2-3, thường ra lá trước khi nở hoa, quả chín tháng 5-6. 

Bộ phận dùng: Hạt - Semen Pruni Armeniacae, thường gọi là Khổ hạnh nhân. Ta thường dùng cả quả.

Nơi sống và thu hái: Cây trồng để lấy quả làm Ô mai, chế rượu và gỗ dùng làm đồ mỹ nghệ. Thu hái quả vào mùa hạ, dùng tươi hay muối phơi khô làm thành Ô mai, Bạch mai.

Thành phần hóa học: Quả chứa các acid hữu cơ: citric tartric, carotenoid, lycopin, a-carotein, các flavonoid quercetin, isoquercetin, các vitamin A, B1, 5. Hạt chứa 35-40% dầu béo, dầu ethereal amygdalin, và các men emulsin, amygdalase, prunase.

Tính vị, tác dụng: Hạt có vị đắng, tính ôn, có ít độc; có tác dụng giáng khí, chỉ khái, bình suyễn, nhuận trường, thông tiện. Quả có tác dụng kháng khuẩn, nhuận phổi; ở Ấn Độ, được xem như nhuận tràng và hạ sốt. Ô mai (vị chua) và Bạch mai (vị chua, mặn) tính mát; có tác dụng chỉ khát, sinh tân dịch.

Công dụng: Hạt dùng trị ho khó thở, tức ngực đờm nhiều, huyết hư, khô tân dịch, đại tiện khó do bị táo nhiều ngày. Ngày dùng 4,5-9g, dạng thuốc sắc. 

Quả thường dùng làm thuốc thay vị Ô mai là quả của cây Mai - Prunus mume. 

Quả Mơ muối dùng chữa ho khó thở, viêm họng, khản tiếng, lỵ, ỉa chảy kéo dài, giun đũa. Ngày dùng 4-8g, ngậm hoặc sắc uống. 

Dầu hạt Mơ làm thuốc bổ, nhuận tràng. Dùng ngoài làm thuốc bôi tóc. Ngày dùng 5-15ml dạng thuốc sữa.

3. Tham khảo thêm thông tin nguồn gốc Mơ

Tham khảo thêm thông tin nguồn gốc Mơ

Mơ châu Âu, mơ tây, mơ hạnh hay hạnh (tên khoa học Prunus armeniaca L., do được trồng phổ biến ở Armenia cổ đại) là một loài thực vật thuộc chi Prunus. Tên gọi của loài thực vật này trong tiếng Anh là apricot, tiếng Pháp: abricotier, trong Hán văn là 杏 hoặc 杏子 (pinyin tiếng Trung: xìngzi, tiếng Nhật: アンズ anzu, Hán-Việt: hạnh tử). Từ apricot trong tiếng Anh và abricotier trong tiếng Pháp thường được dịch sang tiếng Việt là mơ. Tuy nhiên, mơ ở Việt Nam hay mơ ta là loài thực vật khác, có tên khoa học là Prunus mume Siebold & Zucc., tên thông dụng trong tiếng Anh là Japanese apricot, Chinese plum hoặc Ume. Hai loài P. mume (mơ ta) và P. armeniaca (mơ tây) có họ hàng gần với nhau, hình dáng quả và lá của chúng cũng rất giống nhau, tuy nhiên có thể phân biệt qua đặc điểm hoa, thành phần dinh dưỡng của quả, hạt, công dụng sử dụng trong ngành thực phẩm và y học và một số đặc điểm đặc trưng khác. Để tránh sự nhầm lẫn với mơ ta (Prunus mume) hoặc hạnh đào (Prunus dulcis), trong bài này sẽ sử dụng tên gọi " mơ châu Âu" làm tên gọi chính.

What's your reaction?

Facebook Conversations