menu
Minh chứng giá trị đích thực của y học cổ truyền trong chăm sóc sức khỏe nhân dân

⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! 
Một bất ngờ khác dành cho bạn! Nhấp https://temu.to/k/u1s17ibl63n hoặc Tìm kiếm int66445 để kiếm tiền cùng tôi!

Minh chứng giá trị đích thực của y học cổ truyền trong chăm sóc sức khỏe nhân dân

Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/u1s17ibl63n hoặc tìm kiếm int66445 để tham gia ⭐️Chương trình Tiếp thị liên kết Temu⭐️! Lên đến $ ₫2.500.000.000 mỗi tháng đang chờ bạn~!

“Ngoài việc kế thừa những bài thuốc y học cổ truyền từ xa xưa, ngành y học cổ truyền hiện nay cũng có nhiều nghiên cứu khoa học mới, chứng minh được giá trị đích thực của y học cổ truyền trong chăm sóc sức khỏe nhân dân”, PGS, TS Nguyễn Thế Thịnh, Cục trưởng Cục quản lý Y, Dược cổ truyền chia sẻ.

Nhiều nghiên cứu khoa học mới có tính thực tiễn

Nhằm thực hiện có hiệu quả về chủ trương, chính sách của Đảng và sự quan tâm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đối với phát triển y dược cổ truyền và phát huy được lợi thế của Y Dược cổ truyền Việt Nam, cuối tháng 10 vừa qua, lần đầu tiên, Bộ Y tế tổ chức cuộc Hội thảo Khoa học Y dược cổ truyền toàn quốc lần thứ Nhất. 

PGS, TS Nguyễn Thế Thịnh chia sẻ, hiện nay vấn đề y học cổ truyền trong thông tin đại chúng có nhiều thông tin không đúng sự thật, đôi khi còn có hại cho người bệnh. Trong khi đó, để phát triển y học cổ truyền, ngoài công tác kế thừa phải có những nghiên cứu khoa học để đánh giá, minh chứng khoa học đích thực, đem đến cho người dân sự tin cậy. 

Vì thế, hội thảo là cơ hội để các nhà khoa học, các nhà sản xuất lĩnh vực y dược cổ truyền chia sẻ về các nghiên cứu khoa học trên các sản phẩm được sản xuất từ dược liệu Việt Nam, phù hợp với cơ địa, bệnh lý của người Việt Nam. Nhiều sản phẩm đã có những kết quả hỗ trợ điều trị rất tốt với những bệnh lý mãn tính.

Nhiều nghiên cứu khoa học mới có tính thực tiễn đã mang đến cho các chuyên gia, các bác sĩ có cái nhìn mới về lĩnh vực y dược cổ truyền. Trong đó, có 26 báo cáo kết quả nghiên cứu về lâm sàng, 15 báo cáo kết quả trong nghiên cứu điều trị bằng phương pháp không dùng thuốc, 12 báo cáo kết quả trong nghiên cứu thực nghiệm, 10 báo cáo kết quả về nghiên cứu bào chế, nghiên cứu về dược liệu và 18 báo cáo về kết quả nghiên cứu về chính sách, khảo sát, nghiên cứu lý luận. 

Một số nghiên cứu bước đầu được chú ý như: nghiên cứu thuốc khớp NK điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp tiến triển; Đánh giá độc tính và tác dụng của viên nén an thần - TN trên động vật thực nghiệm...

Nhiều thông tin khoa học hữu ích gồm: Lựa chọn chất đối chiếu trong kiểm nghiệm chất lượng dược liệu Việt Nam - Một số đóng góp từ nghiên cứu khoa học; Vai trò của y học cổ truyền trong phòng chống lão hóa, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi...

Đẩy mạnh mô hình kết hợp ba nhà trong nghiên cứu phát triển sản phẩm bảo vệ sức khỏe

Thống kê của Cục Quản lý Y, dược cổ truyền, Bộ Y tế, tính đến năm 2017, cả nước có 63 bệnh viện y học cổ truyền, 92% các bệnh viện đa khoa có khoa y học cổ truyền, 85% trạm y tế tuyến xã có tổ chức khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền. Bên cạnh đó còn có hệ thống 18.900 phòng chẩn trị và trung tâm thừa kế đông y do tư nhân lập nên.

Mỗi năm nước ta tiêu thụ khoảng 60.000 – 70.000 tấn dược liệu. Tuy nhiên, hơn 90% dược liệu, nguyên liệu chúng ta phải nhập khẩu với giá đắt đỏ, lẫn tạp chất, hàm lượng hoạt chất thấp, thậm chí còn bị trộn hóa chất, nhuộm phẩm màu… gây nguy hại cho người sử dụng.

Một vấn đề khiến nhiều chuyên gia trong lĩnh vực y dược cổ truyền đau đầu là việc sản xuất dược liệu trong nước chỉ mới đáp ứng chưa đến 10% trong khi chúng ta có nguồn dược liệu vô cùng phong phú. 

Hiện nay, một doanh nghiệp đã đầu tư xây dựng những khu trồng nguyên liệu sạch theo tiêu chuẩn WHO-GACP, xây dựng các nhà máy đạt tiêu chuẩn thế giới trong sản xuất các sản phẩm dược liệu. Nhiều bệnh lý mãn tính như viêm xoang, xương khớp, suy nhược, thần kinh tọa… đã có thêm những sản phẩm hỗ trợ điều trị sạch, bảo đảm an toàn trong sử dụng. 

Tuy nhiên, chúng ta vẫn chưa tận dụng được hết nguồn dược liệu đa dạng, phong phú; các bác sĩ trong lĩnh vực y dược cổ truyền còn mỏng

PGS, TS Nguyễn Thế Thịnh cho rằng, để phát triển ngành y dược cổ truyền lâu đời tại Việt Nam, chúng ta phải đẩy mạnh nghiên cứu hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật làm công cụ đo lường. 

Đặc biệt, trong lĩnh vực dược liệu, phải chuẩn hóa thuật ngữ của y học cổ truyền làm cơ sở đánh giá khi triển khai nghiên cứu ứng dụng trên lâm sàng, giữ được tính đặc thù trong y học cổ truyền, đáp ứng với hội nhập quốc tế.

Bên cạnh đó, chú trọng nghiên cứu ứng dụng phát triển chuỗi sản phẩm chất lượng cao từ dược liệu và bài thuốc phục vụ điều trị, chăm sóc sức khỏe con người đáp ứng nhu cầu trong nước và tiến tới xuất khẩu. 

“Chúng ta cần đẩy mạnh thiết lập mô hình kết hợp ba nhà: nhà khoa học, nhà nước, nhà doanh nghiệp trong nghiên cứu phát triển sản phẩm bảo vệ sức khỏe”, ông Thịnh nói. 

Với các nghiên cứu khoa học, cần phải chú trọng tất cả các khâu từ chứng minh tác dụng trên thực nghiệm, trên lâm sàng đến đánh giá an toàn, hiệu quả của sản phẩm nghiên cứu để ứng dụng thực tiễn trên lâm sàng.

Tăng cường tính chủ động của các đơn vị trong hệ thống y dược cổ truyền trong hoạt động nghiên cứu khoa học, củng cố nâng cao trình độ và năng lực nghiên cứu của các nhà khoa học để chuyên môn hóa trong hoạt động nghiên cứu khoa học lĩnh vực y dược cổ truyền.

Sau cuộc hội thảo vừa qua, Cục quản lý Y, Dược cổ truyền đang tiến hành tổng kết và đánh giá đề tài, nghiên cứu khoa học có giá trị đích thực để phổ biến cho cộng đồng, cho các bệnh viện. Từ đó, chúng ta sẽ tận dụng các kết quả nghiên cứu này vào cuộc sống, làm tốt công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân. 

Theo Báo Nhân dân Điện tử

⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! 
Một bất ngờ khác dành cho bạn! Nhấp https://temu.to/k/u1s17ibl63n hoặc Tìm kiếm int66445 để kiếm tiền cùng tôi!

What's your reaction?

Facebook Conversations