menu
Cây dược liệu cây Lục lạc, Sục sạc, Muồng phân hay Muồng lá tròn - Crotalaria pallida Aiton (C. mucronata Desv; C. striata DC.)
Cây dược liệu cây Lục lạc, Sục sạc, Muồng phân hay Muồng lá tròn - Crotalaria pallida Aiton (C. mucronata Desv; C. striata DC.)
Dịch vụ tư vấn lập dự án như Dự án trồng dược liệu quý đến các nông nghiệp, xây dựng, du lịch... Với kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi đảm bảo lập ra các dự án hiệu quả, bền vững, hỗ trợ từ khâu nghiên cứu, phân tích đến thực thi. Liên hệ ngay để biến ý tưởng thành hiện thực!
Theo Đông Y Hạt Lục lạc có vị ngọt, hơi chát, tính mát; có tác dụng bổ can thận, sáng mắt, ích tinh. Thân và Lá lục lạc có vị đắng, tính bình; có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu. Rễ Lục lạc có vị hơi đắng, tính bình; có tác dụng tiêu viêm, giúp sự tiêu hoá.

1. Cây Lục lạc, Sục sạc, Muồng phân hay Muồng lá tròn - Crotalaria pallida Aiton (C. mucronata Desv; C. striata DC.), thuộc họ Đậu - Fabaceae.

Cây Lục lạc, Sục sạc, Muồng phân hay Muồng lá tròn - Crotalaria pallida Aiton (C. mucronata Desv; C. striata DC.), thuộc họ Đậu - Fabaceae.

Lục lạc có tên khoa học Crotalaria pallida là một loài thực vật có hoa trong họ Đậu. Loài này được Aiton miêu tả khoa học đầu tiên.

2. Thông tin mô tả chi tiết Dược Liệu Lục lạc

Mô tả: Cây bụi lâu năm cao khoảng 1m. Thân cành hơi có lông rạp xuống. Lá có ba lá chét; lá chét hình trái xoan ngược tròn hoặc gần tù ở gốc, tròn, tù hoặc có khía ở chóp; các lá chét bên nhỏ hơn, mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông ngắn. Hoa màu vàng xếp thành chùm gồm những vòng giả, có lông ngắn. Quả đậu hình dải, lúc non có lông, về sau nhẵn. Hạt nhiều, màu hạt dẻ nhạt hoặc vàng da cam, hình thận.

Ra hoa từ tháng 6 đến tháng 10.

Bộ phận dùng: Hạt và toàn cây - Semen et Herba Crotalariae Pallidae.

Nơi sống và thu hái: Loài cây liên nhiệt đới, mọc hoang ở nhiều nơi, trên đồi núi, quanh các khu dân cư, dọc đường đi. Thu hái quả vào mùa thu, phơi khô và nhặt hạt. Cây dùng tươi hay phơi khô.

Thành phần hoá học: Lá chứa một một alcaloid độc đối với dê; hạt cũng chứa alcaloid mucronalin độc nhưng nếu được ngâm và nấu chín thì hết độc.

Tính vị, tác dụng: Hạt Lục lạc có vị ngọt, hơi chát, tính mát; có tác dụng bổ can thận, sáng mắt, ích tinh. Thân và Lá lục lạc có vị đắng, tính bình; có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu. Rễ Lục lạc có vị hơi đắng, tính bình; có tác dụng tiêu viêm, giúp sự tiêu hoá.

Công dụng:

- Thường dùng hạt để trị: 

1. Chóng mặt do sốt, suy nhược thần kinh; 

2. Di tinh, xuất tinh sớm, bạch đới; 

3. Đái dầm, chứng đa niệu. Thân và lá dùng trị lỵ và đau bụng.

- Rễ dùng trị: 

1. Bệnh hạch bạch huyết, viêm vú; 

2. Lỵ; 

3. Trẻ em hấp thu kém và suy dinh dưỡng.

Dùng hạt 6-15g, thân 6-18g, rễ 15-30g, dạng thuốc sắc. Hạt có độc nên khi dùng phải cẩn thận. Phụ nữ có mang không nên dùng. Triệu chứng ngộ độc tương tự atropin.

Đơn thuốc: Chữa phụ nữ bạch đới, đái dắt, đái són: Dùng hạt Lục lạc, Rau dừa nước, mỗi vị 20g sắc uống. Ăn Ý dĩ sao tán bột 15-20g.

What's your reaction?

Facebook Conversations