views
1. Cây Mã đề Á, Xa tiền có tên khoa học: Plantago asiatica L, thuộc họ Mã đề - Plantaginaceae.
Mô tả: Cây thảo lâu năm cao 20-60cm có rễ to. Lá chụm ở mặt đất, phiến xoan dài 11-12cm, rộng 4-9cm, hai đầu tù, mép nguyên, nhăn, gân chính 5, mỏng không lông; cuống dẹp, dài đến bằng phiến. Bông đứng cao 20-45cm. Hoa nhỏ màu trắng không lông, lá dài bầu dục cao 1,8-2mm; tràng có ống mang 5 thuỳ xoan; nhị 4. Quả hộp xoan, cao to 3,5 x 2mm, hạt 4-6 to, dài đến 1,8mm, đen.
Hoa tháng 5-9, quả tháng 6-10.
Bộ phận dùng: Phần cây trên mặt đất - Herba Plantaginis, thường gọi là Xa tiền thảo. Hạt - Semen Plantaginis, thường gọi là Xa tiền tử.
Nơi sống và thu hái: Cây mọc ở trảng vùng núi cao ở Ðà Lạt, tỉnh Lâm Ðồng. Còn phân bố ở Trung Quốc.
Thu hái khi cây đã có quả chín, phơi khô và đập quả lấy hạt, rồi phơi khô tiếp để cất dành.
Thành phần hoá học: Trong quả, hạt có nhiều chất nhầy, glucosid aucubin, acid plantenolic, cholin, adenin và nhựa. Trong lá có chất nhầy chất đắng caroten, vitamin C, vitamin K và acid citric. Trong cây có glucosid aucubin.
Tính vị, tác dụng: Vị ngọt, tính hơi hàn; có tác dụng thanh nhiệt lợi niệu, thẩm thấp thông lâm, minh mục, khư đàm.
Công dụng: Thường dùng chữa: 1. Thuỷ thũng đầy trướng; 2. Ðái buốt; 3. Tả lỵ; 4. Mắt đỏ sưng đau; 5. Ho lâu ngày, viêm phế quản.
2. Cây Mã đề kim có tên khoa học: Dichondra repens Eorst, thuộc họ Khoai lang- Convolvulaceae.
Mô tả: Cây thảo nhỏ sống nhiều năm, bò ở đất có rễ bất định; thân mảnh có lông nằm. Lá có phiến hình thận tròn, dài 2-3cm, gân từ gốc 7, có lông thưa, cuống dài hơn phiến. Hoa ở nách lá; cuống ngắn hơn cuống lá; tràng hoa hình đĩa nhỏ, có lông; nhị 5, lá noãn 2, rời nhau, vòi nhuỵ 2. Quả bế 2, tròn, có lông. Hoa tháng 4-5.
Bộ phận dùng: Toàn cây - Herba Dichondrae, ở Trung Quốc gọi là Mã đề kim, cũng có tên là Kim tiền thảo.
Nơi sống và thu hái: Loài của Nam Trung Quốc mà theo một số tác giả có thể có ở Bắc Việt Nam. Cây mọc ở dọc đường đi, đất có cỏ và nơi đất ẩm. Thu hái toàn cây quanh năm, rửa sạch dùng tươi hay phơi khô.
Tính vị, tác dụng: Vị cay, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, giải độc, lợi tiểu.
Công dụng: ở Trung Quốc, người ta dùng chữa: 1. Viêm gan, viêm túi mật; 2. Viêm thận, phù thũng, bệnh đường tiết niệu, sỏi; 3. Lỵ. Liều dùng 15-30g, dạng thuốc sắc, thường phối hợp với các vị thuốc khác. Dùng ngoài trị tràng nhạc, cụm nhọt ở ngực, đinh nhọt, đòn ngã chấn thương. Dùng cây tươi giã đắp tại chỗ.
Ðơn thuốc:
1. Viêm gan cấp tính: Mã đề kim, Ban, mỗi vị 60g, giã nát chiết lấy dịch, thêm mật ong mà dùng.
2. Viêm thận, phù thũng: Mã đề kim, Mã đề, vỏ quả Bí đao cạo sạch lông, mỗi vị 15-30g sắc nước uống.
3. Cây Mã đề nước, Hẹ nước, Vợi có tên khoa học: Ottelia alismoides (L) Pers, thuộc họ Lá sắn - Hydrocharitaceae.
Mô tả: Thực vật thuỷ sinh, chìm. Thân ngắn mọc ngắn ở dưới nước. Lá 5-10, biến đổi rất lớn; phiến mỏng tròn, màu xanh dợt hay nâu nâu, nhẵn, đường kính 5-20cm, cuống lá dài hay ngắn là do độ sâu của nước quyết định. Hoa đơn độc mọc ở nách lá, màu trắng, ít khi hường, 6 nhị, 6 vòi nhuỵ. Bầu dưới, dài 2,5cm. Quả bế thuôn, ở mặt ngoài có 6 cánh dọc dạng làn sóng, chứa nhiều hạt.
Bộ phận dùng: Toàn cây - Herba Otteliae.
Nơi sống và thu hái: Cây của nhiều miền Malaixia, được truyền vào nước ta, mọc trong các ao hồ, ở chỗ có bùn, thông thường ở ruộng nước, suối. Phân nhiều ở vùng đồng bằng. Thu hái toàn cây quanh năm.
Thành phần hoá học: Trong cây có caroten 2,6mg, vitamin C 17mg.
Tính vị, tác dụng: Vị ngọt, nhạt; có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu, long đờm, giải nhiệt.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thân và lá rửa sạch, luộc qua rồi xào hoặc nấu canh ăn được.
Dân gian dùng Mã đề nước chữa phù thũng, hen suyễn, lao phổi.
⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! |
Facebook Conversations