menu
Cây Trúc đào thơm, Bông trúc đào - Nerium indicum Mill. (N. odoum Soland.)
Cây Trúc đào thơm, Bông trúc đào - Nerium indicum Mill. (N. odoum Soland.)
Dịch vụ tư vấn lập dự án như Dự án trồng dược liệu quý đến các nông nghiệp, xây dựng, du lịch... Với kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi đảm bảo lập ra các dự án hiệu quả, bền vững, hỗ trợ từ khâu nghiên cứu, phân tích đến thực thi. Liên hệ ngay để biến ý tưởng thành hiện thực!
Dược liệu Trúc đào thơm Lá vỏ thân có vị đắng, chát, tính bình, có độc mạnh. có tác dụng cường tâm (trợ tim). Toàn cây và nhựa cây lợi niệu, phát hãn, khư đàm, tán ứ chỉ thống, giải độc thấu chẩn. Lá vỏ thân dùng làm thuốc chữa suy tim. Nhựa cây dùng trị suyễn khan (háo suyễn) động kinh, đòn ngã, tâm lực suy kiệt.
Hình ảnh cây Trúc đào thơm, Bông trúc đào, có tên khoa học: Nerium indicum

Tên khác:  Giáp trúc đào, Đào lê, Trước đào.

Tên khoa học:  Nerium oleander L.

Tên đồng nghĩa: Nerium odorum Soland., Nerium indicum Mill.

Trúc đào thơm, Bông trúc đào - Nerium indicum Mill. (N. odoum Soland.), thuộc họ Trúc đào - Apocynaceae.

Mô tả: Cây nhỡ cao 5-6m. Nhánh tròn hay có cạnh, màu xám tro. Lá mọc vòng 3 cái một hình mác hẹp, mép uốn xuống. Hoa mọc thành xim ở ngọn, dày hoa, hoa thay đổi từ màu đỏ thắm đến màu trắng, có khi ống tràng vàng và thuỳ hồng. Quả gồm hai quả đại mọc đứng, mỗi quả dài trung bình 10cm, rộng 1,5cm. 

Bộ phận dùng: Toàn cây, lá, vỏ - Herba, Folium et Cortex Nerii Indici.

Nơi sống và thu hái: Cây mọc ở những núi thấp của lục địa Nam á châu được trồng ở các nước châu á làm cây cảnh vì hoa đẹp và có mùi thơm dịu. Thường cũng được trồng cùng Giáp trúc đào trong các công viên. Lá có thể thu hái quanh năm, thường dùng tươi hoặc phơi khô hay tán bột.

Thành phần hoá học: Trong cây có 2 glucosid đắng là neriodoroside (nerioderine) và neriodoreside (neriodorein).

Tính vị, tác dụng: Lá vỏ thân có vị đắng, chát, tính bình, có độc mạnh. có tác dụng cường tâm (trợ tim). Toàn cây và nhựa cây lợi niệu, phát hãn, khư đàm, tán ứ chỉ thống, giải độc thấu chẩn.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Lá vỏ thân dùng làm thuốc chữa suy tim. Nhựa cây dùng trị suyễn khan (háo suyễn) động kinh, đòn ngã, tâm lực suy kiệt. Có thể dùng các bộ phận khác nhau của cây để sát trùng và diệt bọ gậy. Dùng ngoài có thể trị viêm kẽ mô quanh móng tay và rụng tóc từng phần.

Cách dùng: Mỗi lần dùng 30-50mg bột lá khô, 2-3 lần trong ngày. Dùng ngoài giã lá tươi đắp. Chú ý là cây rất độc, dùng theo sự chỉ dẫn của thầy thuốc và phải cẩn thận. Phụ nữ có thai không được dùng.

- Suy tim, động kinh: Lá trúc đào khô và nghiền thành bột luyện viên 50mg, dùng 2-3 lần trong ngày, rồi dùng mỗi ngày một viên để duy trì. Hoặc dùng lá chiết xuất neriolin pha rượu uống từng giọt.

Dùng ngoài, có thể chữa ghẻ lở, lấy lá tươi nấu nước đặc rửa, ngày 1 lần.

Rễ Trúc đào thơm, ở Ấn Độ được xem là có hoạt tính cao, nhưng người ta cũng dùng vỏ thân và lá để đắp ngoài trị bệnh phong cùi và các bệnh ngoài da khác. Hạt cũng gây kích thích, rất độc đối với người và động vật.

What's your reaction?

Facebook Conversations