views
1. Triệu chứng của rối loạn tiền đình
Rối loạn tiền đình có các triệu chứng ban đầu khó nhận ra khiến người bệnh dễ chủ quan không quan tâm đến. Triệu chứng rõ rệt để nhận biết có thể tham khảo dưới đây:
- Chóng mặt, choáng váng: Đầu óc quay cuồng, choáng váng, hoa mắt, đầu cảm giác lâng lâng, cảm giác bị đè hoặc kéo về một hướng. Các triệu chứng này xảy ra bất cứ khi nào, ngồi yên, đứng hoặc đang di chuyển.
- Mất thăng bằng: Cơ thể mất thăng bằng, dễ bị vấp ngã, đi lại khó khăn. Đầu có thể nghiêng sang một bên và đi lại khó khăn trong bóng tối. Đau cơ và khớp (do khó giữ thăng bằng).
- Hoa mắt: Nhìn vật thể bị mờ, không rõ. Có thể xuất hiện các ảo ảnh, người nhân đôi hoặc nghiêng ngả, rung rung. Nhạy cảm với ánh sáng đặc biệt là ánh đèn huỳnh quang, đèn nhấp nháy.
- Thay đổi thính giác: Tai có cảm giác ù ù nghe không rõ, cảm giác tai rất ồn khó nghe chính xác được các âm thanh như tiếng nói, còi xe,... Âm thanh lớn đột ngột có thể làm chóng mặt, mất cân bằng.
- Nhận thức: Khó tập trung vào công việc, học tập, dễ bị phân tâm. Trí nhớ lúc nhớ lúc quên. Nhầm lẫn, mất phương hướng và khó hiểu các chỉ dẫn hoặc nghe giải thích. Hay có cảm giác lo lắng, phiền muộn, tự ti.
2. Chẩn đoán rối loạn tiền đình
Để chuẩn đoán được bệnh rối loạn tiền đình thì cần có các xét nghiệm chuyên sâu về các cơ quan tiền đình như tai trong và các dây thần kinh liên kết các trung tâm não. Qua đó đưa ra các liệu pháp điều trị thích hợp.
3. Nguyên nhân gây rối loạn tiền đình
Rối loạn tiền đình thường do các nguyên nhân chính gây nên như: Viêm tai giữa, virus gây viêm dây thần kinh số 8, nghẽn tắc động mạnh tiền đình, co thắt động mạch cột sống, chấn thương mê lộ.
Ngoài ra các yếu tố như thường xuyên căng thẳng, lo âu, mất ngủ kéo dài. Thói quen sinh hoạt thiếu khoa học, thay đổi thời tiết cũng gây nên rối loạn tiền đình.
4. Các loại rối loạn tiền đình
- Rối loạn tiền đình cấp tính: Rối loạn cấp tính thường xảy ra đột ngột, chóng mặt, xây xẩm mặt mày, buồn nôn và mất phương hướng, và thường là do tổn thương vĩnh viễn trong hệ thống tiền đình ngoại biên hoặc trung ương
- Rối loạn mãn tính: Là sự tiến triển tiếp theo của giai đoạn cấp tính. Các rối loạn ngoại biên mãn tính ảnh hưởng đến một tai hoặc dây thần kinh hướng tâm.
5. Điều trị rối loạn tiền đình thế nào?
Dựa vào triệu chứng và phương pháp chẩn đoán, tiền sử bệnh và tình trạng sức khỏe để đưa ra liệu trình điều trị chính xác. Ở mức độ nhẹ có thể sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Mức độ nặng có thể sẽ cần phẫu thuật hoặc điều trị nội khoa. Bên cạnh đó cần kết hợp với chế độ ăn uống, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Tăng cường vận động thể dục thể thao nâng cao sức khỏe. Ngoài ra, phương pháp điều trị có thể theo 2 chiều hướng dưới đây.
- Phương pháp Tây Y: Sử dụng các biện pháp điều trị khoa học căn cứ vào tình trạng bệnh.
- Phương pháp Đông y: Điều trị theo phương pháp đông y, dễ dàng thực hiện ngay tại nhà nhưng thời gian điều trị lâu dài.
⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! |
Facebook Conversations