menu
Cây dược liệu cây Dạ hoa, Lài tàu - Nyctanthes arbor-tristis L
Cây dược liệu cây Dạ hoa, Lài tàu - Nyctanthes arbor-tristis L
Dịch vụ tư vấn lập dự án như Dự án trồng dược liệu quý đến các nông nghiệp, xây dựng, du lịch... Với kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi đảm bảo lập ra các dự án hiệu quả, bền vững, hỗ trợ từ khâu nghiên cứu, phân tích đến thực thi. Liên hệ ngay để biến ý tưởng thành hiện thực!
Theo Đông Y, Dạ hoa Lá có vị đắng và se, khi nhai nước bọt có màu vàng; cánh hoa cũng có một chất màu vàng. Lá có tác dụng lợi mật, nhuận tràng, hơi bổ đắng. Hoa có tác dụng điều kinh, hạ sốt. Vỏ dùng làm se, rễ lợi tiêu hoá, bổ và nhuận tràng. Nước sắc lá hay hạt dùng đau dây thần kinh hông; dịch ép lá thêm ít đường để dùng làm thuốc trị giun đường ruột. Người ta còn dùng hạt nghiền thành bột làm thuốc trị nấm loang vòng ở da đầu. Hoa, vỏ cây cũng được sử dụng.

1. Cây Dạ hoa, Lài tàu - Nyctanthes arbor-tristis L., thuộc họ Cỏ roi ngựa - Verbenaceae.

Cây Dạ hoa, Lài tàu - Nyctanthes arbor-tristis L., thuộc họ Cỏ roi ngựa - Verbenaceae.

2. Thông tin mô tả chi tiết Dược liệu Dạ hoa

Mô tả: Cây gỗ cao 10m, nhánh có lông nằm, cứng. Lá mọc đối, xoan, nhọn, hầu như hình tim ở gốc, dài 6-8cm, rộng 3-5cm, nguyên hay hơi có răng cưa, có lông cứng ngăn ngắn trên cả hai mặt. Hoa trắng, có tâm vàng, thành chuỳ kép ở ngọn gồm nhiều tán nhỏ có 6 hoa, với bao nhỏ có 3 lá chét. Quả nang thuôn, có mũi nhọn, dài 2cm, có cánh ở mép, có gân lồi, chia thành 2 quả đại không mở. Mỗi ô của bầu chứa 1 hạt, hình thấu kính, dạng lá, màu nâu sáng, có vỏ mỏng.

Bộ phận dùng: Toàn cây - Herba Nyctanthis.

Nơi sống và thu hái: Cây nhập trồng làm cảnh ở Nam Việt Nam, Campuchia, Lào. Thu hái các bộ phận của cây quanh năm, thường dùng tươi.

Thành phần hoá học: Lá chứa 1% tinh dầu có mùi của Hồ tiêu; còn có mannitol, b-amyrin, b-sitosterol hentriacontane, acid benzoic; còn có glycosid, glucose và fructose tự do. Hoa chứa tinh dầu và chất màu nyctanthin kết tinh. Vỏ cây chứa tanin.

Tính vị, tác dụng: Lá có vị đắng và se, khi nhai nước bọt có màu vàng; cánh hoa cũng có một chất màu vàng. Lá có tác dụng lợi mật, nhuận tràng, hơi bổ đắng. Hoa có tác dụng điều kinh, hạ sốt. Vỏ dùng làm se, rễ lợi tiêu hoá, bổ và nhuận tràng.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Ở Ấn Độ, người ta dùng lá trị sốt rét và thấp khớp, dùng 6-7 lá giã với ít gừng và nước; hoặc dùng dịch lá cùng với mật ong trị sốt rét. Nước sắc lá hay hạt dùng đau dây thần kinh hông; dịch ép lá thêm ít đường để dùng làm thuốc trị giun đường ruột. Người ta còn dùng hạt nghiền thành bột làm thuốc trị nấm loang vòng ở da đầu. Hoa, vỏ cây cũng được sử dụng.

Ở Thái Lan, thân cây dùng làm thuốc trị đau đầu; hoa dùng trị choáng váng, rễ dùng làm thuốc bổ giúp tiêu hoá.

What's your reaction?

Facebook Conversations