menu
Cây dược liệu cây Thần xạ hương, Dây chanh rừng, Cam rừng - Luvunga scandens (Roxb.) Buch. - Ham
Cây dược liệu cây Thần xạ hương, Dây chanh rừng, Cam rừng - Luvunga scandens (Roxb.) Buch. - Ham
Dịch vụ tư vấn lập dự án như Dự án trồng dược liệu quý đến các nông nghiệp, xây dựng, du lịch... Với kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi đảm bảo lập ra các dự án hiệu quả, bền vững, hỗ trợ từ khâu nghiên cứu, phân tích đến thực thi. Liên hệ ngay để biến ý tưởng thành hiện thực!
Theo y học cổ truyền, dược liệu Thần xạ hương Ở Việt Nam, dân gian dùng nó làm thuốc chữa xơ gan, cổ trướng. ở Ấn Độ, quả được dùng chế một loại dầu thơm sử dụng trong y học, rễ và quả được dùng trị bò cạp đốt.

1. Hình ảnh lá, hoa cây Thần xạ hương

Hình ảnh lá, hoa cây Thần xạ hương

2. Thông tin mô tả chi tiết cây dược liệu Thần xạ hương

Thần xạ hương, Dây chanh rừng, Cam rừng - Luvunga scandens (Roxb.) Buch. - Ham., thuộc họ Cam - Rutaceae.

Mô tả: Cây leo to có gai cong ở gốc lá; vỏ màu vàng. Lá kép dài 13-21cm, mang 3 lá chét thòng xuống, hình trái xoan, dài 6-18cm, rộng 3-6cm, thon hẹp ở hai đầu, nhất là ở ngọn, gân không rõ rệt, cuống lá không có cánh, cuống lá chét 3mm. Hoa trắng, có mùi hoa cam rất mạnh. Lá đài 4, dính thành chén. Cánh hoa 4, dài gấp đôi lá đài. Nhị 8, chỉ nhị liền thành ống trắng tới gần 1/2. Bầu 2 ô, vòi phồng ở trên, đầu nhuỵ khía dọc. Quả hình cầu, đường kính 3cm, mang đài tồn tại, chứa 1-3 hạt.

Ra hoa tháng 3-4, kết quả tháng 10-12.  

Bộ phận dùng: Cành lá - Ramulus Luvungae Scandentis.

Nơi sống và thu hái: Cây của miền Ðông Dương và Ấn Độ, mọc hoang ở rừng các tỉnh phía Bắc, từ Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Thái, Hà Giang, Hoà Bình, Ninh Bình đến các tỉnh phía Nam như An Giang (núi Cấm), Kiên Giang (Hà Tiên).

Thành phần hóa học: Quả mọng chứa tinh dầu (2,5%) gồm có cineol 50%, cinnamyl - cinamic 30% và methyl cinnamate 9% cùng những chất khác, như từ quả chín đã chiết được 4 chất kết tinh trung tính. Hạt chứa 10% một chất dầu không khô.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: ở Ấn Độ, quả được dùng chế một loại dầu thơm sử dụng trong y học, rễ và quả được dùng trị bò cạp đốt.

Ở Việt Nam, dân gian dùng nó làm thuốc chữa xơ gan, cổ trướng.

Ở Vân Nam (Trung Quốc) cành lá được dùng trị phong thấp và đòn ngã.

What's your reaction?

Facebook Conversations